Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 97 - 99)

Hiện nay, các nước OECD và một số thị trường mới nổi đều áp dụng Hiệp ước Basel II nhằm mục tiêu đảm bảo cho sự an toàn và hiệu quả của hệ thống tài chính. Chính vì vậy NHNN cần nhanh chóng áp dụng mô hình Basel II và nếu như áp dụng theo Basel II, NHNN chỉ cần yêu cầu các Ngân hàng phân loại, định mức tín nhiệm và rủi ro của tài sản Ngân hàng (bao gồm các khoản vay), cho phép các Ngân hàng chọn lựa phương thức đánh giá rủi ro và quản trị rủi ro phù hợp (trong

số nhiều phương pháp do Basel II đề xuất), với điều kiện phải báo cáo cách đánh giá, phương thức quản trị phù hợp để NHNN thông qua và giám sát. Bên cạnh đó, theo tinh thần Basel II, cần yêu cầu các Ngân hàng phải minh bạch, công khai các thông tin về các rủi ro mình đang gặp phải, cấu trúc vốn của Ngân hàng và mức độ dự phòng, cũng như khả năng đầy đủ vốn (capital adequacy) để đáp ứng trong trường hợp có rủi ro. Neu làm như vậy chính là ta đang hướng đến mục tiêu đảm bảo tính “an toàn” mà “vẫn hiệu quả” của hệ thống tài chính, thay vì an toàn nhưng thiếu sức cạnh tranh.

Đối với CIC nên xây dựng hệ thống hỗ trợ các Ngân hàng trong việc xếp hạng tín nhiệm tín dụng. Tăng cường mối liên kết với các ngành nghề để có thể thu thập thêm nhiều thông tin về các nhóm hàng chủ yếu trong nền kinh tế, giúp cho Ngân hàng có nhiều thông số để có thể đánh giá các dự án chính xác hơn, giảm thiểu rủi ro đối với ngành Ngân hàng nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.

NHNN tạo điều kiện thuận lợi để sớm có thể xây dựng hệ thống cảnh báo sớm giúp cho các NHTM có đủ cơ sở dữ liệu, thông tin để có thể đánh giá một cách chính xác về việc xếp hạng tín dụng đối với các khoản vay.

Cải cách hệ thống văn bản pháp luật trong hoạt động tín dụng: để tránh chồng chéo và tạo thuận lợi cho các cán bộ Ngân hàng khi xem xét các khoản tín dụng, NHNN cần sớm có văn bản pháp quy mới cho hoạt động tín dụng trên cơ sở tổng hợp các văn bản hiện hành, và bổ sung các văn bản mới phù hợp với tình hình phát triển hiện nay.

Tăng cường công tác kiểm tra giám sát các Ngân hàng thương mại: Ngân hàng nhà nước với chức năng là ổn định giá trị đồng tiền, góp phần đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng. Do đó NHNN có nhiệm vụ phải kiểm tra, thanh tra hoạt động của các Ngân hàng thương mại nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro tín dụng.

Xây dựng hành lang pháp lý cụ thể về bảo mật và cung cấp, khai thác, xử lý thông tin. Tiến hành thành lập hội đồng kiểm duyệt, kiểm tra, đánh giá, xác nhận thông tin đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý, xác thực của thông tin. Nới lỏng nguồn cung

Giao quyền tự chủ cho NHTM trong việc xây dựng quy định biện pháp bảo đảm an toàn trong cho vay. Nguyên tắc cao nhất để NHTM quyết định cho vay là dựa trên năng lực tài chính, uy tín khách hàng, thông tin về khách hàng.

Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Thông tư 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013 đã là một sự thay đổi lớn so với trước đây, tiến gần hơn đến chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, các tiêu chí này vẫn chưa phản ánh được chính xác chất lượng của hoạt động tín dụng. Các tiêu chí mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá khoản vay mà chưa đánh giá khách hàng vay. Hơn nữa, việc áp dụng tỷ lệ lập dự phòng rủi ro cố định cho từng nhóm nợ có thể không phản ánh chính xác tình hình thu hồi nợ vay của khách hàng. Chính vì vậy, NHNN cần tiến hành nghiên cứu, xem xét việc phân loại nợ trên cơ sở tổng hợp các chỉ tiêu về khách hàng, tỷ lệ trích lập có thể linh hoạt hơn.

Với môi trường ngày càng cạnh tranh gay gắt thì nguy cơ dẫn đến rủi ro càng lớn, chỉ một Ngân hàng thì không thể khắc phục được. Vì vậy, cần phải có hình thức trao đổi kinh nghiệm hợp tác giữa các Ngân hàng trong công tác quản lý rủi ro tín dụng. Để làm được điều này cần có công tác chỉ đạo trực tiếp của NHNN tới toàn hệ thống Ngân hàng dưới hình thức tổ chức các buổi hội thảo và các khóa đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w