Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 80 - 82)

Thứ nhất, môi trường kinh tế - xã hội - chính trị:

Trong những năm gần đây, nền kinh tế phải gánh chịu hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát và giá cả tăng khiến chi phí đầu vào của các doanh nghiệp tăng trong khi giá bán không thể tăng tương ứng, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, giảm khả năng trả nợ Ngân hàng.

Bên cạnh đó, việc mở cửa hội nhập quốc tế một mặt tạo điều kiện cho Ngân hàng và các doanh nghiệp có cơ hội phát triển, mặt khác cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng và khách hàng. Đối với Ngân hàng, việc mở cửa và hội nhập tất yếu dẫn tới việc ra đời và phát triển của các loại hình Ngân hàng khác, sự cạnh tranh giành thị phần ngày càng khốc liệt hơn. Do đó,

để hoàn thành các mục tiêu của mình, Ngân hàng có thể mở rộng cho vay đối với cả các dự án mang nhiều rủi ro, vì vậy cũng làm tăng thêm rủi ro cho Ngân hàng. Đối với các doanh nghiệp, cơ chế cạnh tranh khốc liệt sẽ đẩy một số doanh nghiệp tới tình trạng thua lỗ, phá sản do không cạnh tranh được với hàng ngoại nhập, giá rẻ. Sự giảm sút hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như sự gia tăng các doanh nghiệp phá sản là điều không thể tránh khỏi và đó là những nguyên nhân dẫn tới gia tăng rủi ro tín dụng Ngân hàng.

Thứ hai, môi trường pháp lý:

Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyền đổi mạnh mẽ, Pháp luật của Nhà nước ban hành đang trong quá trình hoàn thiện và tiến gần đến các thông lệ quốc tế. Vì vậy, hiện nay luật tổ chức tín dụng, các quy định về tài sản đảm bảo, bảo hiểm tiền gửi,... vẫn còn nhiều bất cập và chồng chéo.

Hệ thống chuẩn mực kế toán do Bộ Tài Chính ban hành được Hiệp hội kế toán và kiểm toán Việt Nam đánh giá là đã tuân thủ khoảng 95% chuẩn mực kế toán quốc tế. Tuy nhiên, hệ thống kế toán áp dụng đối với các tổ chức tín dụng Việt Nam mới chỉ tuân thủ khoảng 50% chuẩn mực kế toán quốc tế do Bộ Tài Chính vẫn chưa ban hành các chuẩn mực kế toán về trình bày, ghi nhận và đo lường công cụ tài chính. Vì vậy, kết quả kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VAS) và chuẩn mực kiểm toán quốc tế (IAS) có sự khác biệt về một số chỉ tiêu như số liệu dự phòng rủi ro tín dụng, nguồn vốn chủ sở hữu.

TỔNG KẾT CHƯƠNG II

Hoạt động tín dụng của VCB trong những năm qua đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, đó là dư nợ tín dụng liên tục tăng trưởng, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu liên tục giảm và duy trì ở mức thấp. Vấn đề này đã tác động tích cực đến họat động kinh doanh của VCB, nâng cao vị thế và uy tín và sức cạnh tranh của VCB trong hệ thống các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những thực trạng bất cập cần có những biện pháp để hạn chế những rủi ro tín dụng tại VCB nhằm giảm tỷ lệ nợ quá hạn để nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng, cũng như giảm thời gian phê duyệt tín dụng để hỗ trợ công tác bán hàng.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w