HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM
Khung pháp lý về cải cách quản lý tài chính đối với các trường đại học ngày càng hoàn thiện trong tiến trình phát triển của nền giáo dục. Điều đó được thể hiện trong hệ thống văn bản pháp quy về cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đại học nói chung và các trường đại học công lập nói riêng:
> Thông tư liên tịch Bộ Giáo dục & Đào tạo - Tài chính số 54/1998/TTLT-BGD&TC ngày 31/8/1998 hướng dẫn thực hiện thu, chi và quản lý học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
> Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Thủ tướng Chính phủ
về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu.
> Thông tư 25/2002/TT - BTC ngày 31/23/2002 của Bộ tài chính hướng
dẫn thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ-CP về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu.
> Chỉ thị số 18/2003/CT-TTg ngày 01/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ
về việc đẩy mạnh công tác thực hiện quyền tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp.
> Quyết định số 192/2004/NĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế công khai tài chính đối với cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn NSNN, các doanh nghiệp nhà
> Thông tư 10/2005/TT- BTC ngày 02/2/2005 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với việc phân bổ, quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.
> Thông tư 19/2005/TT-BTC ngày 11/3/2005 của Bộ tài chính hướng dẫn
thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân.
> Nghị quyết số 05/2005/NĐ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy
mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao.
> Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài Chính hướng
dẫn
thực hiện nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính Phủ.
> Thông tư số 113/2007/TT-BTC ngày 24/9/2007 sửa đổi bổ sung thông
tư71/2006/TT-BTC ngày 25/4/2006 của Chính phủ.
> Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 của Bộ Tài chính quy
định chế độ công tác phí, chi hội nghị đối với các đơn vị hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trong cả nước.
> Nghị định số 43/2006/NĐ- CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định
về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Thực hiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đại học của Việt Nam chủ yếu theo nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 với nội dung cơ bản như sau:
- Các đơn vị được chủ động bố trí kinh phí để thực hiện nhiệm vụ, được
ổn định kinh phí hoạt động thường xuyên trong vòng 3 năm và hàng năm tăng thêm theo tỷ lệ.
- Các đơn vị được vay tín dụng để mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt
động sự nghiệp và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo qui định của pháp luật.
- Các đơn vị được gữi lại khấu hao TSCĐ và tiền thanh lý TSCĐ để tăng cường cơ sở vật chất cho đơn vị.
- Các đơn vị được chủ động sử dụng số biên chế được cấp có thẩm quyền
giao và được thực hiện chế độ hợp đồng lao động theo qui định của Bộ luật lao động phù hợp với khối lượng công việc và nguồn tài chính của đơn vị.
- Các trường tổ chức hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ có thu phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN và được miễn giảm thuế theo qui định của pháp luật.
- Các trường được mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng hoặc tại kho bạc nhà nước để phản ảnh các khoản thu, chi của hoạt động sản xuất, dịch vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và mở tài khoản kho bạc nhà nước để phản ánh các khoản kinh phí thuộc NSNN. Các trường không được chuyển các khoản tiền thuộc NSNN vào tài khoản tiền gửi tại ngân hàng.
- Hiệu trưởng các trường được quyết định mức chi quản lý, nghiệp vụ cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do Nhà nước qui định, được thể hiện trong qui chế chi tiêu nội bộ. Đây là căn cứ pháp lý của đơn vị để điều hành, quyết toán kinh phí và kiểm soát chi của Kho bạc nhà nước. Thực hiện kiểm soát đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị theo kết quả đầu ra.
- Hàng năm, các trường phải xác định quỹ tiền lương, tiên công là thu nhập nhập tăng thêm trên cơ sở nguồn thu của đơn vị, trong đó quỹ thu nhập tăng thêm không quá 2 lần quỹ lương theo ngạch bậc, chức vụ do nhà nước qui định. Sau khi thống nhất với tổ chức công đoàn và được công khai trong toàn trường, hiệu trưởng các trường quyết định việc chi trả hệ số thu nhập tăng thêm cho cán bộ theo chất lượng và hiệu quả thực hiện công việc theo nguyên tắc: người nào có thành tích, đóng góp làm tăng thu, tiết kiệm chi, có hiệu suất làm việc cao thì được hệ số thu nhập cao hơn.
- Kinh phí ngân sách nhà nước cấp bảo đảm hoạt động thường xuyên và
các khoản thu sự nghiệp, cuối năm chưa chi hết đơn vị được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi.
- Kinh phí NSNN cấp chi hoạt động thường xuyên được cấp vào 1 mục nhất định (mục 134), việc cấp này tạo điều kiện cho các đơn vị được điều chỉnh giữa các mục chi để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Hàng năm, sau khi đã trang trải toàn bộ chi phí hoạt động, hoàn thành nghĩa vụ với NSNN dựa trên số chênh lệch giữa thu và chi tương ứng:
Chênh lệch thu chi = Thu sự nghiệp và NSNN cấp chi thường xuyên - chi hoạt động thường xuyên
Các trường được trích 4 quỹ
+ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp khoảng 25%: để đầu tư, phát triển, nâng cao hoạt động sự nghiệp, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, nâng cao tay nghề, chuyên môn cho cán bộ, viên chức.
+ Quỹ dự phòng ổn định thu nhập 40%: nhằm đảm bảo ổn định thu nhập cho cán bộ đặc biệt là khi nguồn thu bị giảm.
+ Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, hai quỹ khen thưởng và phúc lợi trích tối đa không quá 3 tháng lương của đơn vị.
- Khi nhà nước điều chỉnh mức lương tối thiểu hoặc thay đổi định mức chi,
chế độ tiêu chuẩn chi ngân sách nhà nước, các trường tự bảo đảm trang trải các
khoản chi tăng thêm từ các nguồn: thu sự nghiệp, các khoản tiết kiệm chi, các quỹ của đơn vị và kinh phí ngân sách nhà nước cấp tăng thêm hàng năm.
Cơ chế quản lý tài chính mới này nhằm mục đích:
+ Tạo quyền tự chủ tài chính cho các trường, khuyến khích các trường đa dạng các loại hình đào tạo, tăng thu, sử dụng kinh phí tiết kiệm có hiệu quả và nâng cao chất lượng đào tạo, NCKH.
+ Tăng thu nhập cho cán bộ, giảng viên. [10]