Bối cảnh quốc tế và trong nước

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI THEO HƯỚNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ (Trang 94 - 98)

Xu thế phát triển chung của thế giới đặt ra yêu cầu cầp thiết phải đổi mới cho giáo dục Việt Nam.Với sự phát triển nhảy vọt của khoa học và công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông, nhân loại đang bước đầu quá độ sang nền kinh tế tri thức. Thực tế đó đòi hỏi nguồn nhân lực phải có trình độ tương xứng để tiếp thu và phát triển được các tiến bộ khoa học kĩ thuật. Bên cạnh đó, xu thế toàn cầu hoá đã thúc đẩy GD phát triển theo định hướng hội nhập và cạnh tranh. Quá trình hội nhập và cạnh tranh trong GD đã bắt đầu xuất hiện với những công ty GD hoạt động thúc đẩy quá trình du học, liên kết đào tạo... Những yếu tố này đã thúc đẩy đời sống GD theo định hướng kinh doanh. Các trường ĐH đào tạo nguồn nhân lực đang dần chuyển theo mô hình các công ty, các tập đoàn kinh tế và công nghệ kết hợp ĐT - NCKH

- sản xuất kinh doanh. Đây là một quy luật tất yếu, quốc gia nào sớm nhận thức

được thì sẽ thành công trong quá trình hội nhập và ngược lại. Việc chuyển đổi chậm chạp của thể chế GD ở bậc đại học sẽ gây ra tình trạng lãng phí và chảy máu tài lực, nhân lực sang các nước có nền GD mang tính doanh nghiệp.

Xu thế đổi mới GD ĐH đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Tại Mỹ, gần như tất cả các cơ sở GD ĐH được chính quyền bang hoặc tỉnh cấp phép hoạt động với sở hữu hoặc của Chính phủ hoặc một tập đoàn tư nhân và có thể là đơn vị sự nghiệp vì lợi nhuận hoặc không vì lợi nhuận. Việc bảo đảm chất lượng đạt đựoc là do yêu cầu của Chính phủ, việc kiểm nhận chất lượng

87

là tự nguyện và do danh tiếng của cơ sở GD trong cộng đồng GD và trong những người tuyển dụng. Xu hướng đổi mới của các nước hiện nay là đại chúng hóa; đa dạng hóa; tư nhân hóa; bảo đảm chất lượng; phát triển mạng lưới các đại học nghiên cứu trở thành các trung tâm sản xuất thử,sử dụng, phân phối, xuất khẩu tri thức và chuyển giao công nghệ mới...; đẩy mạnh các loại hình dịch vụ đào tạo nhân lực quốc tế và khu vực.

Giáo dục đại học ở Việt Nam đã có đổi mới và đạt được một số kết quả nhưng nhìn chung, sự chuyển biến của GD ĐH nước ta còn chậm và vẫn đang ở trong tình trạng yếu kém, bất cập, biểu hiện cụ thể như: chất lượng đào tạo thấp, hiệu quả không cao, nhân lực được đào tạo còn yếu về năng lực và phẩm chất; quy mô đào tạo nhỏ, mất cân đối cung - cầu. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo còn cứng nhắc, cơ cấu ngành nghề đơn điệu, phương pháp dạy và học rất lạc hậu, quy trình đào tạo thiếu mềm dẻo, đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý thiếu cả về số lượng và trình độ; cơ cấu hệ thống chưa hợp lý, mạng lưới trường ĐH và viện nghiên cứu bị tách biệt. Thực trạng hệ thống GD trên khiến yêu cầu phải đổi mới toàn diện và có hiệu quả trở nên hết sức cần thiết và cấp bách. Cụ thể như sau:

Một là, hoàn chỉnh mạng lưới các cơ sở GD ĐH trên phạm vi toàn quốc, có sự phân tầng rõ rệt, cơ cấu trình độ hợp lí, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

Hai là, hoàn thiện việc phân chia các chương trình đào tạo theo hai hướng: nghề nghiệp - ứng dụng và nghiên cứu - phát triển; áp dụng mô hình đào tạo mềm dẻo kết hợp mô hình truyền thống (4:2:3năm) vơí mô hình đa

88

rộng quy mô, đạt tỷ lệ 200 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2010, trong đó, 80% tổng số sinh viên theo học các chương trình nghề nghiệp - ứng dụng, 40% tổng số sinh viên thuộc các trường ngoài công lập.

Bốn là, xây dựng đội ngũ giảng viên có bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy tiên tiến và hiện đại; trong đó 40% có trình độ thạc sỹ và 25% có trình độ tiến sỹ. Tỷ lệ sinh viên/giảng viên của cả hệ thống GD ĐH không quá 20, các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ không quá 15, các ngành kinh tế, khoa học xã hội và nhân văn không quá 25.

Năm là, hoàn thành chuyển đổi tổ chức và quản lý các cơ sở GD ĐH theo hướng hiện đại. Hình thành các khu ĐH ở các tỉnh/thành phố; việc áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại trở thành phổ biến trong tất cả các trường ĐH, cao đẳng; hình thành một trung tâm dữ liệu quốc gia về đào tạo và NCKH và hệ thống thư viện điện tử được kết nối trong các trường ĐH, cao đẳng.

Sáu là, các trường ĐH lớn đều có viện nghiên cứu hoặc doanh nghiệp khoa học - công nghệ, nguồn thu từ NCKH, chuyển giao công nghệ, sản xuất và dịch vụ của các trường đạt tỉ lệ trên 15% tổng thu.

Bảy là, đạt được thoả thuận về công nhận bằng cấp với các nước trong khu vực và sau đó với các nước phát triển. Các trường ĐH lớn của Việt Nam có quan hệ hợp tác thường xuyên với các trường ĐH có uy tín trên thế giới. Công nhận tương đương chương trình đào tạo voái các trường ĐH tiên tiến của các nước để đào tạo cơ sở cho việc tham gia hệ thống chuyển đổi tín chỉ ASEAN và quốc tế. Tăng số lượng sinh viên nước ngoài đến học tập, nghiên cứu tại các trường ĐH ở Việt Nam.

Tám là, hệ thống kiểm định được hoàn thiện và hoạt động thường xuyên; tất cả các trường ĐH, cao đẳng đều có cơ chế bảo đảm chất lượng và tiến hành kiểm định (về nhà trường và chương trình).

89

Chín là, cơ chế chính sách phát triển GD ĐH được hoàn thiện, một mặt, đảm bảo quyền tự chủ và chịu trách nhiệm trước xã hội của từng trường khi quyết định các vấn đề về đào tạo, về nghiên cứu và phục vụ xã hội, về tổ chức và nhân sự, tự chủ về hạch toán thu - chi theo nguyên tắc tính đúng và bù đắp đủ chi phí đào tạo, huy động được nguồn đầu tư phát triển GD ĐH và đảm bảo được vai trò giám sát và đánh giá của xã hội đối với các hoạt động của nhà trường.

Với xu thế toàn cầu hóa giáo dục hiện nay, việc đổi mới cơ chế quản lý tài chính cũng là một nhiệm vụ cấp thiết, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, giảm sự phụ thuộc vào ngân sách; tăng quy mô và chất lượng giáo dục; đầu tư một số trường đạt mức chất lượng khu vực; đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Công cuộc đổi mới này dựa trên một số nguyên tắc sau:

■ Đưa mạnh hơn nữa cơ chế thị trường vào hoạt động của các cơ sở

này nhằm phân bổ hợp lý hơn và góp phần tăng năng suất lao động và hiệu quả hoạt động.

■ Đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ sở đại học công lập

phải đi đôi với quá trình xã hội hoá giáo dục đại học, huy động mọi nguồn lực ngoài nhà nước vào đầu tư và tham gia cung ích dịch vụ này, tạo môi trường cạnh

tranh giữa các cơ sở đại học công lập với các cơ sở đại học ngoài công lập.

■ Tạo quyền tự chủ hoạt động thực sự cho các cơ sở đại học công lập,

đi đôi với tăng tính trách nhiệm xã hội cho mỗi trường.

■ Xác định rõ chức năng của Nhà nước trong giáo dục, Nhà nước

đóng vai trò điều tiết hoạt động của ngành, giám sát về chuyên môn, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, tập trung vào đầu tư một số lĩnh vực như đào tạo cơ bản mà tư nhân không muốn tham gia nhung có lợi ích lớn cho xã hội.

90

Đổi mới phương thức phân bổ ngân sách: Nhà nước giao nhiệm vụ đi đôi với giao nguồn lực và quản lý đầu ra (số lượng, chất lượng).

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI THEO HƯỚNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w