các nguồn thu
Để tăng nguồn lực tài chính cho giáo dục, Nhà nước coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, ưu tiên đầu tư cho GD ĐH trong mối tương quan với các ngành khác. Trong hệ thống GD ĐH, các trường đại học công lập vẫn giữ vai trò chủ đạo, do vậy trong tương lai, Nhà nước vẫn cần cung cấp thêm kinh phí cho các trường đại học này. Tuy nhiên, với nguồn NSNN hạn chế và xu hướng tăng dần tỷ trọng đầu tư cho giáo dục phổ thông - giảm dần tỷ trọng đầu tư cho giáo dục đại học. Do đó cần phải có cơ chế, chính sách đa dạng hoá nguồn tài chính một cách có hiệu quả, làm cho tài chính trở thành một công cụ đắc lực để phát triển và đảm bảo chất lượng GD ĐH và giúp các trường đứng vững trước những thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài.Cụ thể:
- Các trường được quyền quyết định chỉ tiêu, nhiệm vụ đào tạo, hợp tác quốc tế....với các hoạt động đào tạo không chính quy sẽ phù hợp với điều kiện về đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất, của đơn vị. Các trường cũng lựa chọn khả năng và nhu cầu xã hội để quyết định hình thức đào tạo dài hạn, ngắn hạn....Từ đó nâng cao hiệu quả trong khai thác nguồn thu cho đơn vị. Cũng
cần nhắc thêm rằng, thuật ngữ đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội vừa nêu
được coi là nhu cầu trước mắt và cả nhu cầu lâu dài, nếu không thì sẽ rơi vào
hiện tượng chạy theo nhu cầu hot trước mắt (như đào tạo cử nhân luật trước
đây) mà bỏ qua yêu cầu về đào tạo các ngành khoa học cơ bản.
- Thu học phí là khoản tiền bù đắp thiếu hụt mà NSNN không trang trải đủ cho nhà trường, mặt khác thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân, xã hội và gia đình cùng chăm lo phát triển đào tạo. Khung thu học phí phải phù hợp yêu cầu phát triển của giáo dục, có thể được xây dựng theo từng chương trình,đối tượng đào tạo ( chất lượng cao, tài năng, trình độ quốc tế.).
98
- Hiện nay các trường đang thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho
con em thương bệnh binh, vùng sâu vùng xa, gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Với số lượng miễn giảm hàng năm tương đối lớn do vậy nguồn thu của các trường bị giảm đi đáng kể. Vì vậy, Nhà nước nên có chính sách cấp bù số kinh phí này để các trường có thể chủ động hơn trong các hoạt động của mình.
- Một biện pháp quan trọng nữa là nên tìm thêm nguồn thu khác cho các trường. Đó là thực hiện chế độ trả chi phí cho đào tạo đối với các tổ chức, doanh nghiệp tuyển dụng nguồn nhân lực. Điều này cũng hợp với cơ chế thị trường, đỡ gánh nặng cho NSNN và không phải tăng học phí của người học. Nếu như các tổ chức, cá nhân tuyển dụng lao động đã qua đào tạo không tham gia một phần chi phí cho đào tạo thì về mặt kinh tế, họ cũng ít quan tâm đến việc sử dụng hợp lý lao động đã được đào tạo. Điều đó, tất yếu sẽ dẫn đến ý muốn có được một số lao động đã qua đào tạo vượt quá nhu cầu thực tế. Còn nếu lao động đựơc đào tạo trong điều kiện được sử dụng một phần kinh phí của các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động vừa có ý nghĩa hỗ trợ kinh phí cho NSNN vừa gắn với yêu cầu sử dụng lao động đã được đào tạo một cách hợp lý và có hiệu quả.
- Để đa dạng hoá nguồn tài chính huy động cho giáo dục, Nhà nước cần phải có chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này; bảo đảm quyền sở hữu theo pháp luật và các quyền lợi về vật chất, tinh thần của nhà đầu tư.
- Cùng với việc mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế.... tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp học bổng cho sinh viên, gửi sinh viên và giáo viên đi học nước ngoài nhằm học tập được công nghệ và kỹ thuật cũng như kinh nghiệm của các nước tiên tiến phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
- Huy động các nguồn vốn nước ngoài dưới dạng viện trợ, hợp tác quốc tế trong đào tạo và NCKH thông qua các dự án, tranh thủ sự giúp đỡ, viện trợ của các trường, các tổ chức quốc tế, Việt kiều ở nước ngoài. Mặt khác, ngành
99
giáo dục đào tạo phải chủ động vay vốn của các tổ chức quốc tế và các nước để góp phần đáp ứng yêu cầu về tài chính cho việc phát triển đào tạo đại học.
Hiện nay, ĐHQGHN có đội ngũ cán bộ làm công tác NCKH đầu đa ngành đa lĩnh vực. Tuy vậy, chúng ta chưa tận dụng được giá trị nghiên cứu ấy vào thực tế, tạo ra sản phẩm phục vụ đời sống xã hội, tăng nguồn thu cho đơn vị và ứng dụng các công trình nghiên cứu. Muốn vậy trước hết cần phải thay đổi trong nhận thức: không kinh doanh trong hoạt động đào tạo mà nên điều chỉnh, giải thích theo hướng cho phép các trường tổ chức hoạt động kinh doanh. Để có thể làm được việc đó ĐHQGHN cần thực hiện:
+ Tạo môi trường thuận lợi, chính sách ưu đãi thu hút các nhà khoa học tâm huyết, phát huy khả năng, có điều kiện tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm các đề tài, các công trình khoa học.
+ Tạo mối liên hệ giữa các doanh nghiệp sản xuất và quá trình đào tạo, NCKH của nhà trường .
+ Có chính sách, chế độ đãi ngộ cũng như phân chia lợi nhuận về chuyển giao công nghệ giữa nhà trường - nhà khoa học và nhà sản xuất.
+ Có chính sách thu hút đầu tư để khai thác tối đa nguồn vốn vào hoạt
động nghiên cứu, sản xuất thử và đưa vào kinh doanh.
- Trong các giải pháp về hội nhập quốc tế để tăng nguồn thu cần lưu ý đến việc triển khai dạy và học bằng tiếng nước ngoài, tiếp thu có chọn lọc các chương trình đào tạo tiên tiến quốc tế, đạt được thoả thuận về tương đương văn bằng, chương trình đào tạo với các cơ sở đào tạo trên thế giới, khuyến khích các hình thức liên kết đào tạo chất lượng cao, trao đổi giáo viên, chuyên gia với nước ngoài, khuyến khích giáo viên là người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giảng dạy ở Việt Nam, khuyến khích du học tại chỗ. Bên cạnh đó, cần thiết tạo một cơ chế và điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư các cơ sở
100
đào tạo có uy tín trên thế giới mở cơ sở đào tạo quốc tế tại Việt Nam hoặc liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo Việt Nam.
- Việc mở rộng tài trợ của các tổ chức kinh tế - xã hội trong nước cũng là một nguồn thu đáng kể cho đào tạo. Trong những năm vừa qua đã có nhiều tổ chức kinh tế - xã hội trong nước thành lập các quỹ hỗ trợ tài năng nhằm cấp học bổng cho sinh viên các trường như: Quỹ hỗ trợ tài năng trẻ; Quỹ Giải thưởng nữ sinh Việt Nam do công ty Diana tài trợ; Quỹ thắp sáng tài năng trẻ; Quỹ học bổng Nguyễn Thái Bình, học bổng Vượt sóng... nhằm mục đích khuyến khích sinh viên học tốt, NCKH, khuyến khích sinh viên nghèo vượt khó... Đồng thời các tổ chức kinh tế-xã hội trong nước tài trợ cho đào tạo thông qua các dự án đầu tư cho các trường nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập.