thực hiện nhiệm vụ và tổ chức bộ máy, biên chế
* Tăng cường quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ.
- Các trường tự xây dựng kế hoạch chiến lược, phát triển dài hạn về mặt hoạt động của nhà trường.
- Sử dụng hiệu quả và đúng quy định của Nhà nước, ĐHQGHN các nguồn lực tài chính thực hiện nhiệm vụ đào tạo, NCKH, bồi dưỡng phát triển đội ngũ cán bộ, hiện đại hóa cơ sở vật chất...
- Với một số hoạt động khác, đơn vị được quyền tổ chức thực hiện theo khả năng của đơn vị, nhu cầu của xã hội và quy định của Nhà nước.
* Tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế.
- Các trường được quyền thành lập các khoa, bộ môn, các phòng ban phù hợp với khả năng và nhu cầu đào tạo, giải thể hoặc sát nhập các đơn vị trong trường nếu xét thấy không hiệu quả.
- Các trường được quyền phong học hàm giáo sư, phó giáo sư của trường cho các giáo viên trong và ngoài trường theo hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo.
- Các trường được cử cán bộ cấp phó đơn vị trở xuống, cán bộ, viên chức đơn vị đi công tác, học tập, nghiên cứu, khảo sát hoặc giảng dạy trong và ngoài nước.
- Căn cứ vào khối lượng, định mức biên chế và khả năng tài chính của đơn vị, thủ trưởng đơn vị xác định số lượng biên chế của đơn vị và gửi kế hoạch biên chế về ĐHQGHN xem xét, quyết định.
- Hiệu trưởng các trường quyết định việc thuê lao động để làm những công việc không cần bố trí biên chế thường xuyên theo qui định của Pháp luật về lao động, ký hợp đồng lao động, ký hợp đồng cộng tác viên, thuê hoặc mời chuyên gia hỗ trợ cho công việc chuyên môn của đơn vị.
105
- Hiệu trưởng trường đại học quyết định việc trả lương cho giảng viên, căn cứ trên cơ sở đánh giá hiệu quả làm việc của giảng viên, việc này tránh
được hiện tượng chủ nghĩa bình quân trong khi đánh giá giảng viên - một
nguyên nhân làm giảm sự sáng tạo trong lao động trí tuệ của giảng viên. Nếu
giải pháp này được thực hiện thì tránh được hiện tượng chảy máu chất xám
như hiện nay.