- Đối với Bộ Giáo dục và đào tạo:
+ Cần có phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan để có văn bản pháp quy, môi trường pháp lý, chế độ, định mức hợp lý phục vụ cho hoạt động đào tạo và NCKH ở các đơn vị được thuận tiện, hợp lý hơn nhằm thúc đẩy hoạt động GD-ĐT nước ta trong quá trình hội nhập và phát triển.
110
+ Tăng cường kiểm tra giám sát, xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng GD ĐH .
+ Với các đơn vị đào tạo có uy tín và chất lượng cũng như đảm bảo về cơ sở vật chất như ĐHQGHN, Bộ cần cho phép được tuyển sinh theo khả năng của đơn vị .
+ Bộ cần cho các đơn vị tự xây dựng khung chương trình ngoài phần cơ bản chung. Bởi lẽ, có như vậy các đơn vị đào tạo mới tạo cho mình thương hiệu riêng phù hợp với điều kiện thực tế cũng như nhu cầu thị trường. Từ đó tăng khả năng cạnh tranh của mình, thu hút được học viên, tăng nguồn thu cho đơn vị.
- Đối với Bộ Tài chính :
+ Cần tạo môi trường, hành lang pháp lý rõ ràng: các văn bản, quy định pháp luật cần ban hành và làm rõ trách nhiệm các cấp lãnh đạo và nhà trường; vai trò của các tổ chức, cá nhân trong vấn đề quản lý tài chính; các văn bản làm
cơ sở chỉ dẫn, chi tiêu, quyết toán tài chính; các chế định, chế tài về tài chính. + Xây dựng chế độ kiểm toán hiệu quả, hệ thống thanh tra hiệu lực . + Bộ cần có chính sách giải quyết bất cập về cơ chế cấp kinh phí thường xuyên cho đào tạo sau đại học. Do chưa hoàn chỉnh việc tính và giao nhân lực theo các nhiệm vụ ( đào tạo sau đại học và NCKH) nên ĐHQGHN xây dựng và thực hiện phương án tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính trên cơ sở ổn định kinh phí chi thường xuyên tương ứng số biên chế để đảm nhận nhiệm vụ đào tạo đại học chính quy mà chưa tính đến số biên chế đảm nhiệm đào tạo sau đại học. Do đó, kinh phí đào tạo sau đại học chỉ chiếm 10% trong kinh phí chi đào tạo thường xuyên được giao tự chủ tài chính của các đơn vị, nó chưa tương xứng với quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ đào tạo đại học và sau đại học của đơn vị. Trong tương lai, quy mô đào tạo
111
sau đại học sẽ được tăng lên, chiếm khoảng 30% quy mô đào tạo chính quy, số biên chế thực hiện đào tạo sau đại học sẽ phải tăng tương ứng; kinh phí chi đào tạo sau đại học sẽ chiếm khoảng 35% tổng kinh phí chi đào tạo đại học và hàng năm tỷ lệ tăng nhanh hơn do ưu tiên phát triển quy mô đào tạo sau đại học. Do vậy, việc điều chỉnh kinh phí giao hàng năm cho các đơn vị thực hiện nhiệm vụ đào tạo sau đại học cho các đơn vị trong ĐHQGHN cho phù hợp nhu cầu và tính hình tế để ĐHQGHN có thể phát triển hoàn thiện hơn.
+ Xem xét cấp bù số học phí được miễn giảm hàng năm để các đơn vị có thể đảm bảo chất lượng đào tạo một cách tốt nhất. Vì ĐHQGHN có số lượng sinh viên được miễn giảm tương đối lớn, chiếm khoảng 20% tổng số sinh viên, tương ứng kinh phí khoảng 6,8 tỷ đồng. Đây là khó khăn đối với ĐHQGHN cũng như các đơn vị đào tạo khác. Nó ảnh hưởng đến việc đầu tư, cải thiện cơ sở vật chất ...
+ Cần có chính sách cải cách chế độ học phí cho GD ĐH phù hợp với yêu cầu phát triển của đơn vị trong điều kiện hội nhập hiện nay.
+ Hàng năm, các đơn vị trong ĐHQGHN có được nhận các khoản tài trợ viện trợ từ các tổ chức quốc tế để thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển trong hoạt động đào tạo và NCKH. Tuy nhiên việc thực hiện ghi thu ghi chi theo quy định còn chưa nhanh chóng và thuận tiện. Bộ còn yêu cầu các đơn vị phải thực hiện duyệt quyết toán các khoản chi này qua Kho bạc Nhà nước, trong khi các khoản tiền này lại về qua Ngân hàng và có dự toán chi kèm theo của nhà tài trợ và sau khi thực hiện các đơn vị đã được nhà tài trợ duyệt quyết toán các khoản chi này. Do vậy, đề nghị Bộ Tài chính xem xét, phê duyệt nhanh chóng hơn các khoản ghi thu ghi chi để các đơn vị có thể tiếp nhận nguồn thu này một cách nhanh nhất, triển khai công việc sớm nhất và có hiệu quả. Đồng thời Bộ cần xem xét lại quy định phải duyệt quyết toán này qua Kho bạc Nhà nước thì mất nhiều thời gian không thật cần thiết.
112
+ Bộ cần có chính sách ưu đãi thuế đối với hoạt động mới của các đơn vị sự nghiệp trong ĐHQGHN như: biến đổi khí hậu,cộng nghệ vật liệu mới (Nano, sinh học), công nghệ hạt nhân, y, dược, khoa học sự sống, đô thị học.. .thời gian miễn giảm có thể 5 năm từ 2010-2015. Phần thuế được ưu đãi sẽ sử dụng tăng cường cơ sở vật chất, phát triển các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, NCKH và các hoạt động nghiên cứu mới.
Trên cơ sở lý luận, thực tiễn và định hướng phát triển của ĐHQGHN, chương 3 luận văn đã đề xuất hệ thống các giải pháp hoàn thiện đồng bộ nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của ĐHQGHN, phù hợp với xu hướng phát triển của hệ thống GD ĐH của Việt Nam trong quá trình hội nhập.
113
KẾT LUẬN
Trước xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, đòi hỏi chúng ta cần đổi mới quản
lý GDĐH nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục toàn cầu và khu vực.
Một trong những chương trình đổi mới cần quan tâm là đổi mới cơ chế quản lý tài chính giáo dục . Đây là nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục đào tạo, tăng quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm ở các đơn vị, làm
cho hoạt động đào tạo có hiệu quả cao hơn.
ĐHQGHN là một trong những trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ đa nghành đa lĩnh vực, chất lượng
cao. Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo hướng tự chủ tài chính của Đại học Quốc gia Hà Nội trong điều kiện hội nhập quốc tế không chỉ đáp ứng nhu cầu
bức thiết từ thực tế mà nó còn phù hợp với tiến trình phát triển giáo dục hiện nay.
Toàn bộ những vấn đề trên được thể hiện trong luận văn. Điều đó thể hiện luận văn đã hoàn thành được các mục tiêu đã đặt ra:
Thứ nhất, luận văn đã phân tích, luận giải, làm rõ hơn những vấn đề cơ bản
114
Thứ tư, trên cơ sở lý luận và những yêu cầu thực tiễn, luận văn đề xuất một
số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo hướng tự chủ tài chính ở các trường đại học công lập nói chung và các đơn vị thuộc Đại học Quốc
gia Hà Nội nói riêng, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý tài chính, từng bước tiến tới tự chủ tài chính thực sự của các đơn vị này trong điều kiện phát triển và hội nhập quốc tế hiện nay. Để có thể thực hiện được các giải pháp này không chỉ dựa vào nỗ lực của ĐHQGHN mà còn phụ thuộc vào các chính sách chế độ của Nhà nước, tạo nên hành lang pháp lý thông thoáng để ĐHQGHN có quyền tự chủ hơn trong hoạt động của mình.
Mặc dù bản thân em đã hết sức cố gắng nhưng do hiểu biết lý luận và thực
tiễn còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Vì vậy em mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô, bạn bè để đề tài
ngày càng hoàn thiện hơn, đồng thời góp phần hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính ở các trường đại học công lập nói chung, các
đơn vị thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng trong thời gian tới, góp phần thực
hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới kinh tế xã hội của đất nước, nâng cao vị thế trên
trường quốc tế.
Để có thể hoàn thành luận văn này, em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo,
TS Kiều Hữu Thiện và các Thầy, Cô giáo Học Viện Ngân hàng đã tận tình hướng
dẫn em trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn.
115
DANH MỤC TÀI LIỆU LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ(1993), Nghị định 97/CP của Chính phủ về việc thành
lập Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
2. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định 1310/2009/QĐ-TTg
ngày 21/8/09 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh khung học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập thuộc hệ thông giáo dục quốc dân năm học 2009 - 2010.
3. Chính phủ (2001): Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, Hà
Nội.
4. Chính phủ (2001): QĐịnh số 126/2001/QĐ-TTg ngày 12/2 của
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của ĐHQGHN, Hà Nội.
5. Chính phủ (2002): Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 01
năm 2002 về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, Hà Nội.
6. Chính phủ (2003): Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003
của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dân thi hành luật ngân sách nhà nước, Hà Nội.
7. Thủ tướng Chính phủ (2004): Chương trình đổi mới cơ chế quản
lý tài chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công giai đoạn 2001-2010, Hà Nội.
8. Chính phủ (2005): Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP của Chính phủ
về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020, Hà Nội.
116
9. Chính phủ (2005): Nghị quyết số 05/2005/NQ-Cp ngày 18/4 vể
đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao, Hà Nội.
10. Chính phủ (2006): Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 04
năm 2006 qui định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
11. Luật ngân sách nhà nước 2005.
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), đề án: Đổi mới giáo dục đại học
Việt Nam giai đoạn 2006-2010, Hà Nội.
13. Bộ Tài chính- Bộ GDDT (1998): Thông tư 54/1998/TTLT.Bộ GD&ĐT-BTC ngày 31/08/1998 hướng dân thực hiện thu, chi và quản lý học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, Hà Nội.
14. Bộ Tài chính- Bộ GDDT (2001): Thông tư 46/2001/TTLT/BTC-
Bộ GD&ĐT ngày 20/06/2001 hướng dân quản lý thu, chi học phí đối với hoạt động đào tạo theo phương thức không chính qui trong các trường và cơ sở đào tạo công lập, Hà Nội.
15. Bộ Tài chính (2002): Thông tư 25/2002/TT-BTC ngày
21/3,Hướng dân thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, Hà Nội.
16. Bộ Tài chính (2003): Thông tư liên tịch số 21/2003/TTLT/BTC-
BGD &ĐT-BNV của liên Bộ tài chính - Bộ giáo dục và đào tạo- Bộ Nội vụ hướng dân chế độ quản lý tài chính đối với các cơ sở Giáo dục và đào tạo công lập có thu.
117
17. Bộ Tài chính (2003): Thông tư số 50/2003/TT-BTC ngày
23/5,Hướng
dân các đơn vị xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, Hà Nội.
18. Bộ Tài chính (2004): Thông tư số 111/2004/TT-BTC ngày 19/11,Hướng dân một số điểm về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2005, Hà Nội.
19. Bộ Tài chính (2004): Thông tư số 113/2004/TT-BTC ngày 25/11,Hướng dân công tác khóa sổ kế toán cuối năm và lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2004, Hà Nội.
20. Bộ Tài chính - Bộ GD&ĐT (2004): Thông tư liên tịch số 71/2004/TTLT-BTC-BGD&ĐT ngày 14/7 của liên Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và đào tạo về việc sửa đổi TTLT số 28/2003 ngày 4/4/2003 quy định chế độ thu phí dự thi, dự tuyển vào các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, Hà Nội.
21. Đại học Quốc gia Hà Nội (2005): Chiến lước phát triển Đại học
Quốc gia Hà Nội đến 2010, tầm nhìn năm 2020, Hà Nội.
22. Phạm Văn Ngọc (2007): Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của
ĐHQGHN trong tiến trình đổi mới quản lý tài chính công ở nước ta hiện nay.
23. Nguyễn Quang Huỳnh (2003): Cơ sở kinh tế - xã hội và một số
vấn đề giáo dục đại học và chuyên nghiệp của VN đầu thế kỷ
XXI, Nxb ĐHQGHN.
24. Lê Thị Quyên (2007): Hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở
các trường trực thuộc ĐHQGHN trong giai đoạn hiện nay.
25. Trịnh Quang Anh (2006): Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính
của Nhà nước đối với giáo dục đại học công lập ở VN trong thời gian tới.
118
26. PGS.TS Dương Đăng Chinh TS Phạm Văn Khoan (2005) Giáo
trình: Quản lý tài chính công, Nxb tài chính, Hà Nội.
27. Trần Đình Ty (2003): Quản lý tài chính công, NXb Lao động,
Hà Nội.
28. Trường Đại học Tự nhiên: Báo cáo quyết toán tài chính từ năm
2005 đến năm 2009.
29. Trường Đại học Tự nhiên: Quy chế chi tiêu nội bộ.
30. Trường Đại học KHXH và Nhân văn: Báo cáo quyết toán tài
chính từ 2005-2009.
31. Trường Đại học KHXH& Nhân văn: Quy chế chi tiêu nội bộ.
32. Trường Đại học Ngoại ngữ: Báo cáo quyết toán tài chính từ
2005-2009.
33. Trường Đại học Ngoại ngữ: Quy chế chi tiêu nội bộ.
34. Mạng giáo dục,(2005) Bàn về xã hội hóa giáo dục, Hà nội
35. Quản lý Nhà nước về giáo dục - Lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia, 2005.
36. Khánh Linh, Vietnamnet, 23/12/05, “Muốn Đại học chất lượng
cao phải có cơ chế độc lập ”.
37. Hồ Thu, Tiền phong, 20/09/05, “Đổi mới Đại học, các trường
được tự chủ toàn diện ”
38. Tạp chí Khoa học và giáo dục, số 3, tháng 12 năm 2005 (trangl),
“Tầm nhìn giáo dục Việt Nam tiến tới nền kinh tế tri thức’”, TSKH. Phạm Đỗ Nhật Tiến.
39. Tạp chí Khoa học và giáo dục, số 4, tháng 1/2006 (trang 27), “
Chính sách học phí giáo dục đại học ở nước ta: Quá trình, điểm mạnh, điểm yếu””, TS. Phạm Quang Sáng.
118 119
40. Tài chính công ( sách tham khảo) (2003), Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
41. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2001), Giáo trình quản lý Nhà
nước về kinh tế, Nxb Lao động, Hà Nội.
42. Trần Đình Ty (Chủ biên) (2002), Quản lý Nhà nước về tài chính
tiền tệ, Nxb Lao động, Hà Nội.