Đại học Quốc gia Hà Nội (tên giao dịch bằng tiếng anh: Vietnam National University, Hanoi; viết tắt quốc tế là VNU) được thành lập theo Nghị định số 97/CP ngày 10 tháng 12 năm 1993 của Chính phủ. Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) chính thức bước vào hoạt động theo quy chế do Thủ tướng ban hành ngày 5 tháng 9 năm 1994. [1]
Truyền thống của ĐHQGHN gắn với lịch sử hình thành và phát triển của những trường đại học tiêu biểu ở Việt Nam trong suốt bề dày của thế kỷ XX, bắt đầu từ Trường Đại học Đông Dương (1904), với cơ sở tại 19 Lê Tháng Tông, Hà Nội. Đây là Trường đại học kiểu hiện đại đầu tiên ở Việt Nam (thời kỳ Pháp thuộc) được tổ chức theo mô hình trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực.
ĐHQGHN ngày nay là sự nối tiếp truyền thống và uy tín của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ trước đây.
Sau một thời gian xây dựng và phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội đó được khẳng định là một mô hình đại học đa ngành, đa lĩnh vực có quy mô lớn, có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài khoa học, công nghệ cho đất nước. Ngày 1/2/2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 07/2001/NĐ-CP về Đại học Quốc gia. Đây là mốc lịch sử đánh dấu giai đoạn
phát triển mới của Đại học Quốc gia Hà Nội - trở thành một "trung tâm đào
tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao".
Ngày 12/2/2001, Thủ tướng Chính phủ cũng đó ký Quyết định số 16/2001/QĐ- TTg ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Đại học
Quốc gia, khẳng định và tăng cường hơn nữa quyền tự chủ của các Đại học Quốc gia trong nhiều lĩnh vực hoạt động đặc biệt là đào tạo, nghiên cứu khoa học - công nghệ, tổ chức cán bộ, kế hoạch tài chính và hợp tác quốc tế.
* Chức năng, nhiệm vụ:
ĐHQGHN là trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao.ĐHQGHN có quyền chủ động cao trong các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học - công nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế và tổ chức bộ máy.
Các trường thành viên thuộc ĐHQGHN là các cơ sở đào tạo đại học và sau đại học có chức năng đào tạo và nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ về một hoặc nhiều ngành khoa học và công nghệ có liên quan. Cụ thể:
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở các bậc: Tiến sỹ, Thạc sỹ, cử nhân khoa học. Căn cứ vào nhu cầu và nhiệm vụ phục vụ hoạt động nghiên cứu và thực nghiệm sư phạm, bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu và tạo nguồn đào tạo chất lượng cao cho Đại học Quốc gia, các trường đại học mở các trường phổ thông thực hành, các trường chuyên theo Quy chế của bộ Giáo dục và đào tạo.
Thực hiện các hoạt động NCKH cơ bản và nghiên cứu triển khai thuộc các ngành khoa học tự nhiên, xã hội nhân văn, ngôn ngữ, sư phạm.. .Tiến hành nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, dịch vụ khoa học và công nghệ theo qui định của Luật khoa học và công nghệ và Luật giáo dục, tham gia nghiên cứu để giải quyết các vấn đề do yêu cầu kinh tế- xã hội đặt ra, tham gia tư vấn chính sách và các giải pháp thực hiện chính sách cho các cấp quản lý Nhà nước Trung ương và địa phương. Được quyền hợp tác nghiên cứu khoa học với các viện, trường đại học trong và ngoài nước với các tổ chức quốc tế.
* Mục tiêu đào tạo
- Đào tạo theo danh mục các ngành đào tạo của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và thí điểm đào tạo các ngành mới ở trình độ cao đẳng, đại học nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
- NCKH nhằm phát triển KH-CN và giải quyết các vấn đề thực tiễn do kinh tế - xã hội nước ta đặt ra, tham gia tư vấn các vấn đề chiến lược, chính sách
và các giải pháp phát triển KH-CN, GD-ĐT, kinh tế - xã hội cho các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở Trung ương và địa phương, kết hợp chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, dịch vụ KH-CN.
- Phấn đấu chất lượng đào tạo của ĐHQGHN đạt chuẩn khu vực (ở vị trí thứ 39) trong bảng xếp hạng các trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực tốt nhất của các nước châu Á. Các lĩnh vực Công nghệ thông tin, Ngoại ngữ, một số ngành mũi nhọn trong Toán học, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Khoa học trái đất, một số chuyên ngành trong Văn học, Ngôn ngữ, Lịch sử, Triết học ... đạt chuẩn quốc tế vào năm 2012.
* Quy mô đào tạo:
Năm học 2009-2010 ĐHQGHN có qui mô đào tạo khoảng 20.241 sinh viên hệ chính qui thuộc 65 mã ngành đào tạo cử nhân. Bên cạnh đó ĐHQGHN còn có các hệ đào tạo không chính quy ( bao gồm: hệ tại chức, từ xa, liên thông,liên kết... ) khoảng 22.855 sinh viên; hệ cao học: 2.683 học viên; hệ nghiên cứu sinh: 188 học viên ; ngoài ra còn đào tạo hàng trăm sinh viên, cán bộ khoa học cho các nước Lào, Campuchia, Đông Âu.
Hiện nay, trong cơ cấu giảng viên của ĐHQGHN có: 30GS, 207 PGS, 15 TSKH, 522 TS, 725 Th.s (tỷ lệ giảng viên đạt trình độ thạc sĩ và tiến sĩ là 95.78% (1.499/ 1.565)) song vẫn còn nguy cơ hẫng hụt trong những năm tới do tỷ lệ cán bộ giảng dạy có trình độ cao, đầu ngành trên 50 tuổi còn nhiều.
Với tổng số sinh viên hệ đại học hiện nay là: 20.241 sinh viên, đội ngũ cán bộ giảng dạy là 1.565 người, mức bình quân là 13 sinh viên/ 1cán bộ giảng dạy. Tuy nhiên, trước tình hình thực tế đang diễn ra tại các trường đại học trong toàn quốc về việc đa dạng hóa các loại hình đào tạo nên tỷ lệ thực tế được qui đổi (4 sinh viên tại chức tương đương 1 sinh viên chính qui) thì tỷ lệ ở ĐHQGHN hiện nay là 16 sinh viên/ 1 cán bộ giảng dạy.
Về cơ sở vật chất hiện có gồm lớp học: 53.587 m2, phòng thí nghiệm,
thực hành, thực tập: 2.461m2, thư viện: 4.707 m2, ký túc xá :15.155 m2 ,hội trường: 3.793 m2 , nhà ăn & khu dịch vụ: 7.387 m2, nếu chia cho số sinh viên hệ đào tạo chính qui tập trung hiện nay là 20.241 sinh viên, bình quân diện
tích của một sinh viên của ĐHQGHN đang ở mức 4.3 m2/1 sinh viên.