2.3.2.1 Quy trình lập kế hoạch dự toán NSNN
Hàng năm, ĐHQGHN hướng dẫn các đơn vị trực thuộc lập kế hoạch ngân sách của năm sau vào khoảng tháng 6 của năm tài chính hiện tại, việc lập kế
hoạch ngân sách của các đơn vị trực thuộc phải căn cứ vào các chỉ tiêu sau: - Nhiệm vụ do ĐHQGHN giao và nhiệm vụ của đơn vị do cơ quan có thẩm quyền thông báo đối với đơn vị.
- Các luật NSNN, KH-CN; chế độ, chính sách hiện hành; một số định mức chi thủ trưởng đơn vị được quyết định theo ủy quyền của Giám đốc ĐHQGHN.
- Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải triệt để thực hành tiết kiệm, và dự toán ngân sách năm sau.
- Văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, của ĐHQGHN.
- Đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu chi của các năm trước trên các mặt chủ yếu sau:
+ Chi thường xuyên: đánh giá khả năng NSNN đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của đơn vị đối với từng bậc đào tạo đại học, cao đẳng, sau đại học, lớp chuyên và phân tích rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến tình hình thực hiện dự toán ngân sách hiệu quả hay không hiệu quả để rút kinh nghiệm cho lập kế hoạch ngân sách.
+ Chương trình tăng cường cơ sở vật chất cho GD-ĐT: đánh giá triển khai thực hiện cụ thể của đơn vị về xác định danh mục, thực hiện các thủ tục, khối lượng công việc đã hoàn thành và dự kiến tiến độ sẽ hoàn thành từ đó đánh giá hiệu quả việc thực hiện kinh phí.
+ Các nguồn kinh phí thu hợp pháp ngoài NSNN cấp (học phí, lệ phí tuyển sinh, hỗ trợ từ sản xuất thử nghiệm...) để lại chi tiêu nhằm giảm bớt gánh nặng NSNN; phải ghi rõ tên nguồn thu, số thu, việc thực hiện chi tiêu, hạch toán và quản lý tài chính đối với nguồn thu này.
- Mức chi NSNN tính trên đầu chỉ tiêu số sinh viên .
- Khả năng thu từ học phí, lệ phí và các hoạt động dịch vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học.
- Các nguồn viện trợ, tài trợ.
- Các nhiệm vụ cụ thể của từng trường. - Chỉ tiêu nhân lực.
Như vậy, nguồn NSNN được lập dựa trên cơ sở các định mức chi của Nhà nước và một số nhiệm vụ chi cụ thể trong năm.
Các đơn vị trực thuộc ĐHQGHN căn cứ vào hướng dẫn của ĐHQGHN xây dựng kế hoạch ngân sách của đơn vị mình và gửi ĐHQGHN để tổng hợp làm cơ sở xây dựng kế hoạch ngân sách chung của ĐHQGHN và bảo vệ kế hoạch trước Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
Từ đó, Bộ Tài chính tổng hợp trình Chính phủ và Quốc hội để thông qua. Sau khi Quốc hội thông qua tổng chi sự nghiệp giáo dục đào tạo, Chính phủ sẽ giao số chi sự nghiệp GD- ĐT cho ĐHQGHN. Bộ tài chính quyết định giao dự toán thu chi sự nghiệp GD-ĐT cho Đại ĐHQGHNi.
Sau khi nhận được dự toán thu chi NSNN do Chính phủ, Bộ Tài chính giao, ĐHQGHN tiến hành phân bổ cho các trường trực thuộc theo các nội dung đã được thể hiện trong qúa trình làm việc trực tiếp với đơn vị. Các trường sử dụng Ngân sách căn cứ vào tổng mức được giao để lập dự toán chi
tiết theo mục lục NSNN hiện hành và gửi về ĐHQGHN và Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị giao dịch để xem xét làm căn cứ cấp phát và kiểm soát chi.
Theo qui định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn về lập dự toán chi tiết. Việc cấp phát ở nguồn chi thường xuyên cụ thể gồm các nguồn sau:
Nguồn 490-502 chi đào tạo đại học Nguồn 490-503 chi đào tạo sau đại học
Nguồn chi không thường xuyên; kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học các cấp (nguồn 370-371), chương trình mục tiêu quốc gia, kinh phí đối ứng các dự án nước ngoài.
2.3.2.2 Cơ chế quản lý thu
Đại học Quốc gia Hà Nội là một cơ sở đào tạo đại học, được hưởng nguồn tài chính từ khoản đầu tư của Chính phủ cho GDĐH. Nguồn tài chính đầu tư cho ĐHQGHN được hiểu với nghĩa hẹp hơn, đó là tất cả các nguồn kinh phí mà ĐHQGHN được sử dụng phục vụ cho các hoạt động của mình.
Theo quy chế về Tổ chức và hoạt động của ĐHQGHN được ban hành theo Quyết định số 161/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì nguồn tài chính gồm:
- Ngân sách Nhà nước (bao gồm cả viện trợ và vốn vay nước ngoài). - Học phí của người học được thu theo quy định của Chính phủ.
- Nguồn thu từ các hoạt động NCKH, chuyển giao công nghệ, sản xuất thử và dịch vụ.
- Đóng góp của các tổ chức và cá nhân.
. ∖ Năm Bơn Vị______ 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng chi HB TX Thu SN Tỷ lệ % Tổng chi HB TX Thu SN Tỷ lệ % Tổng chi HB TX Thu SN Tỷ lệ % Tổng chi HB TX Thu SN Tỷ lệ % Tổng chi HB TX Thu SN Tỷ lệ % Trường BHKHXH&NV 49.449 24.369 49,3 54.047 27.898 51.6 52.381 26.683 50.9 65.932 32.738 49.7 65.270 26.719 41 Trường BHKH TN 69.575 12.829 18.4 77.228 13.598 17.6 87.570 21.871 25 110.530 22.992 20.8 94.536 24.921 26.4 Trường BHNN 53.706 26.281 48.9 63.204 27.069 42.8 72.304 31.479 43.5 84.798 37.925 44.7 98.931 48.238 48.8
Như vậy, nguồn tài chính đầu tư cho ĐHQGHN được hình thành: Một phần từ kinh phí NSNN cấp và một phần từ thu sự nghiệp do các hoạt động cung ứng (dịch vụ công) cho xã hội và thu khác.
Qua một thời gian thực hiện cơ chế tự chủ tài chính các trường trực thuộc đều là những đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên. Ta có thể thấy tỷ lệ nguồn thu bổ sung so với tổng chi phí hoạt động thường xuyên của một số trường qua bảng số liệu 2.1:
Dựa trên công thức: Mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị sự nghiệp = Tổng số nguồn thu sự nghiệp / Tổng số chi hoạt động thường xuyên x 100%
46
46
Bảng 2.1:Tỷ lệ nguồn thu sự nghiệp so với tổng số chi hoạt động thường xuyên của các trường giai đoạn 2005-2009
47
Biểu đồ 2.1:Tỷ lệ nguồn thu sự nghiệp so với tổng số chi hoạt động thường xuyên của các trường giai đoạn 2005-2009 □ Tỷ lệ Thu SN/Tổng chi HĐTX (2005) □ Tỷ lệ Thu SN/Tổng chi HĐTX (2006) □ Tỷ lệ Thu SN/Tổng chi HĐTX (2007) □ Tỷ lệ Thu 47
48
Thông qua các số liệu trên, chúng ta thấy các trường thuộc ĐHQGHN đều có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên nhỏ hơn 100%, nên các trường thuộc loại hình đơn vị sự nghiệp có thu công lập tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên. Các khoản thu này dùng để bù đắp thêm chi phí giảng dạy cho giáo viên, hỗ trợ công tác đào tạo và trang bị thêm cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập.
Hàng năm các Trường trong ĐHQGHN thực hiện lập dự toán thu dựa trên chỉ tiêu các loại hình đào tạo được giao, quy định pháp lý về mức thu đối với từng loại hình đào tạo, đồng thời dựa trên kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán năm trước, mục tiêu chiến lược nhiệm vụ của đơn vị ngoài nhiệm vụ được giao. ĐHQGHN cấp kinh phí chi thường xuyên dựa vào quy mô đào tạo và kinh phí thực hiện nhiệm vụ cụ thể được giao cho các trường đồng thời giao quyền tự chủ tài chính cho từng đơn vị. Từ đó không những khắc phục được tình trạng không tương ứng giữa nhiệm vụ và kinh phí được cấp của đơn vị mà còn tạo động lực để các đơn vị tăng cường mở rộng hoạt động, tăng nguồn thu cho đơn vị mình một cách có hiệu quả .
Cơ chế tự chủ tài chính đã dẫn đến thay đổi trong cách phân bổ ngân sách của Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là kinh phí chi thường xuyên. ĐHQGHN thực hiện việc phân bổ ngân sách chi thường xuyên cho các đơn vị dựa trên kết quả phân loại đơn vị sự nghiệp có thu:
- Đối với các đơn vị tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên ĐHQGHN không cấp kinh phí chi thường xuyên, chỉ cấp kinh phí thực hiện nhiệm vụ cụ thể được giao theo dự án được phê duyệt.
- Đối với các đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí thường xuyên, ĐHQGHN cấp kinh phí chi thường xuyên và kinh phí thực hiện nhiệm vụ cụ thể được giao theo dự án được phê duyệt.
x∖ Năm Đơn Vị______ Xx 2005 2006 2007 2008 2009 NSNN Thu SN Cộng NSNN Thu SN Cộng NSNN Thu SN Cộng NSNN Thu SN Cộng NSN N Thu SN Cộng Trường ĐHKHXH&NV 31.231 24.369 55.600 31.642 27.898 59.540 37.542 26.683 64.225 44.237 32.73 8 76.975 48.69 3 26.719 75.412 Trường ĐHKHTN 57.230 12.829 70.059 65.814 13.598 79.412 71.546 21.871 93.417 87.822 22.99 2 110.814 399.58 24.921 124.504 Trường ĐHNN 36.446 26.281 62.727 40.637 27.069 67.706 45.601 31.479 77.080 48.951 537.92 86.876 752.07 48.238 100.315 49
Nói chung, nguồn thu từ NSNN vẫn là là nguồn tài chính chủ yếu để phát triển giáo dục đặc biệt là giáo dục đại học ở nước ta. Chi NSNN cho đào tạo đại học là quá trình phân phối sử dụng phần vốn tiền tệ từ quỹ NSNN để duy trì phát triển đào tạo đại học theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp. Đây là nguồn tài chính cơ bản trong tổng nguồn thu của các trường, và các Trường trong ĐHQGHN cũng thực hiện, cụ thể trong bảng số liệu 2.2:
49
50
Bảng 2.2: Nguồn thu các trường giai đoạn 2005 - 2009
51
Biểu đồ 2.2: Nguồn thu các trường giai đoạn 2005 - 2009
Đơn vị: Triệu đồng □ Tổng thu 2005 □ Tổng thu 2006 □ Tổng thu 2007 □ Tổng thu 2008 □ Tổng thu 2009 51
52
Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn NSNN cấp cho các trường để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo là khá lớn và ngày càng tăng lên qua các năm. Tính từ năm 2005 đến năm 2009: Trường Đại học KHXH & Nhân văn: nguồn NSNN cấp tăng lên 1.56 lần ( từ 31.231 tỷ lên 48.693tỷ); Trường Đại học Khoa học Tự nhiên: nguồn NSNN cấp tăng lên 1.74 lần ( từ 57.230 tỷ lên 99.583 tỷ); Trường Đại học Ngoại ngữ tăng lên 1.43 lần ( từ 36.446 tỷ lên 52.077 tỷ). Đây là nguồn tài chính cơ bản cho đầu tư chiều sâu, đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao ( đặc biệt đàu tư cho các dự án đào tạo cử nhân tài năng, chất lượng cao, chương trình đào tạo tiên tiến) đã từng bước cải thiện sơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, phòng học chuẩn, chất lượng cao tạo điều kiện phục vụ tốt nhất cho việc đào tạo nguồn nhân tài cho đất nước; nó có vai trò giúp Nhà nước điều phối cơ cấu giữa các ngành học, các vùng miền, đồng thời hướng dẫn để huy động các nguồn khác đầu tư phát triển giáo dục. Nguồn NSNN cấp gồm các nguồn sau:
- Nguồn kinh phí chi đào tạo đại học, ĐHQGHN phân bổ kinh phí bình quân tính trên đầu sinh viên, học viên hệ chính quy.
- Nguồn kinh phí chi đào tạo sau đại học, ĐHQGHN phân bổ kinh phí bình quân tính trên đầu số học viên thuộc diện ngân sách cấp.
- Nguồn kinh phí thực hiện đề tài nghiên cức khoa học các cấp. Nguồn kinh phí này thường không bị khống chế mà tuỳ theo năng lực, nhu cầu đăng ký nghiên cứu của mỗi trường trên cơ sở xét duyệt của hội đồng khoa học các cấp, ban kế hoạch tài chính tiến hành cấp.
- Nguồn kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu - Nguồn kinh phí thực hiện dự án điều tra cơ bản - Nguồn kinh phí đào tạo lại cán bộ
Cùng với việc tăng NSNN cho giáo dục hàng năm, ĐHQGHN cũng ủng hộ các trường tiếp tục huy động cao hơn nữa các nguồn tài chính ngoài
53
NSNN đầu tư cho GDĐH .Vì thực tế đã chứng minh được rằng nguồn tài chính ngoài NSNN thể hiện vai trò quan trọng không kém trong giáo dục đại học ở nước ta.
Tự chủ tài chính tạo động lực cho các Trường Đại học tăng cường huy động các nguồn thu sự nghiệp từ việc cung ứng dịch vụ công cho xã hội. Nguồn tài chính tăng đảm bảo cho các trường đại học thực hiện hiệu quả quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, đảm bảo cho trường đại học đứng vững trước thay đổi của môi trường bên ngoài và bên trong trường đại học. Cùng với sự ưu tiên đầu tư của Nhà nước, ĐHQGHN cũng khuyến khích các trường đại học tăng cường thu hút các nguồn tài chính từ hoạt động giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, dịch vụ, hợp tác quốc tế...nhằm tăng nguồn đầu tư, cải thiện đời sống cán bộ, thực hiện xã hội hoá trong đào tạo, nâng cáo trách nhiệm của cơ sở đào tạo và của chính người học.
Là đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, học phí các hệ ( chính quy, tại chức, từ xa,..) vẫn là nguồn thu quan trọng nhất của các trường thuộc ĐHQGHN. Trong vài năm qua, nó có vai trò rất lớn trong việc cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư chiều sâu, trang thiết bị cho điều kiện giảng dạy, học tập cũng như nâng cao thu nhập cho cán bộ, công chức ở các đơn vị thuộc ĐHQGHN. Nguồn thu bổ sung như học phí hệ chính quy, sau đại học các đơn vị thực hiện đúng theo hướng dẫn của ĐHQGHN và theo khung quy định của Nhà nước; học phí hệ không chính quy các trường dựa vào nhu cầu thực tế, chi phí tại mỗi địa phương mà có quy định thu khác nhau nhưng chúng cũng đều không vượt quá khung cho phép của Nhà nước.
Từ năm học 2009 - 2010 mức thu học phí các hệ được thu kịch trần theo quyết định số 1310/QĐ-TTg là 240.000đ/sinh viên /tháng ( 64.000đ/tín chỉ).[2] Còn mức học phí hệ tại chức, không chính quy thì ở mỗi trường trong ĐHQGHN lại quy định một mức khác nhau như:
54
Trường Đại học KHXH & Nhân văn quy định : lớp được mở tại trường thì mức thu 300.000đ/tháng, lớp mở ở các tỉnh, thành phía Bắc thu 350.000đ/tháng, lớp mở ở khu vực miền Trung, miền Nam thì thu 380.000đ/tháng.
Trường Đại học KH Tự nhiên quy định 350.000đ/tháng .
Trường Đại học Ngoại ngữ quy định : lớp được mở tại trường thì mức thu từ 300.000đ - 350.000đ/tháng.
Hệ đào tạo sau đại học, tất cả các trường trong ĐHQGHN đều thu loại hình cao học theo thông tư liên tịch số 54/TTLT BTC-BGD&ĐT và văn bản 713/KHTC ĐHQGHN là 270.000đ/tháng, loại hình nghiên cứu sinh là 330.000đ/tháng.
Các Trường đều thực hiện thu lệ phí tuyển sinh các loại hình đào tạo đều được thực hiện theo quy định của Bộ GD- ĐT và ĐHQGHN.
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay, việc tổ chức hợp tác quốc tế, liên doanh liên kết với nước ngoài như một chiến lược trong tiến trình cải cách. Các trường đã thực hiện tổ chức các lớp liên kết ngắn hạn, các lớp ký kết hiệp định với nước ngoài, các chương trình đào tạo liên kết quốc tế ( đào tạo chính quy 2+2, 1+3, du học tại chỗ....), các chương trình chuyển giao công nghệ và khai thác toàn diện sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế từng bước thu được kết quả to lớn. Các hợp đồng liên doanh liên kết, chuyển giao công nghệ với nước ngoài đều được các đơn vị thực hiện ký kết các hiệp định thoả thuận giữa hai bên trên cơ sở nhà nước cho phép và có báo cáo đầy đủ
55
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn coi hợp tác quốc tế là một trong những công tác hết sức quan trọng để góp phần nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ và sinh viên, cải thiện từng bước cơ sở vật chất, tăng các nguồn thu phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học của Nhà trường, tăng