Quản lý thuế thông qua việc khấu trừ tại nguồn của Trung Quốc, Indonesia,

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI TỎNG CỤC THUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 40)

Indonesia, Malaysia

Luật Thuế TNCN của các nuớc đều quy định khấu trừ tại nguồn đối với các loại thu nhập nhu tiền luơng, tiền thù lao, trả lăi tiền cho vay. Theo đó, các đơn vị và cá nhân chi trả số thu nhập chịu thuế cho các cá nhân có nghĩa vụ khấu trừ, nộp thay thuế thu nhập cá nhân, đồng thời gửi tới cơ quan thuế bản kê khai nộp thay thuế TNCN.

Việc kê khai nộp thuế ở Trung Quốc cũng quy định việc khấu trừ tại nguồn, theo đó, nguời chi trả tiền cho đối tuợng nộp thuế sẽ khấu trừ, sau đó sẽ nộp cho cơ quan thuế. Nếu đối tuợng nộp thuế có thu nhập tiền công, tiền luơng ở hai nơi nhung không có nguời có nghĩa vụ nộp thay, đối tuợng nộp thuế có nghĩa vụ tự khai báo nộp thuế.

Luật thuế thu nhập của Indonesia quy định: thu nhập đuợc nguời chi trả thu nhập khấu trừ từ tiền luơng, tiền công, tiền thù lao và các khoản khác của cá nhân phải đuợc kê khai hàng tháng vào ngày mồng 10. Vào cuối năm duơng lịch, nguời chi trả thu nhập phải quyết toán số thuế TNCN của từng cá nhân và nộp số thuế cá nhân phải nộp chậm nhất là ngày 25 tháng 3 năm kế tiếp. Việc kê khai tờ khai thuế

thuế thu nhập cá nhân năm đuợc uu tiên hơn, chậm nhất là 31 tháng 3 năm kế tiếp. Thuế khấu trừ đuợc quy định ở Malaysia nhu sau: Trong truờng hợp đối với nguời lao động, chủ lao động phải khấu trừ thuế từ tiền thù lao của nguời lao động căn cứ theo bảng khấu trừ thuế đã quy định cho năm tính thuế đó và chuyển trực tiếp số thuế này cho Cục thu. Bất kỳ khoản chênh lệch thuế nào đều phải trả cho tới ngày 30 tháng 4 năm tiếp theo, việc nộp chậm tờ khai, không nộp sẽ chịu khoản phạt tối đa

là 15.5%. Luật thuế Malaysia quy định lăi tiền vay, tiền bản quyền và tiền trả cho các

dịch vụ cung cấp theo hợp đồng và những loại thu nhập nhất định khác sẽ chịu thuế khấu trừ tại nguồn khi trả cho đối tuợng không cu trú. Truờng hợp đối tuợng không khấu trừ thuế khấu trừ tại nguồn, Cục thu có thể truy thu số thuế đó nhu là khoản nợ phải nộp của nguời chi trả. Việc không khấu trừ và nộp số thuế nhu trên cho Cục thuế

trong vòng 1 tháng kể từ khi trả hoặc ghi bên có cho đối tuợng không cu trú sẽ phải nộp phạt 10% tổng số tiền chịu thuế khấu trừ tại nguồn. Hiện tại, tiền bản quyền và lăi tiền vay trả cho hoặc ghi bên có cho đối tuợng không cu trú chịu thuế khấu trừ tại nguồn với thuế suất tuơng ứng là 10% và 15%. Thuế suất có thể giảm trong truờng hợp có những quy định cụ thể tại Hiệp định thuế.

1.3.2. Quản lý thuế theo phương thức tự khai, tự nộp thuế của Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan

Theo luật thuế thu nhập cá nhân của Singapore: thì cá nhân có trách nhiệm kê khai các thông tin về cá nhân, thu nhập chịu thuế, các khoản đuợc trừ theo các mẫu tờ khai của cơ quan thuế. Đối tuợng nộp thuế tại (i) Cơ quan thuế (duới hình thức tiền mặt, séc, mạng luới và Chuơng trình Giro - phuơng pháp kê khai nộp thuế trả dần không mất lăi); (ii) buu điện (duới hình thức tiền mặt, séc và mạng luới); (iii) Ngân hàng (chuyển quỹ...); (iv) máy tự phục vụ (Trạm AXS, Sam); (v) Ngân hàng qua mạng (qua website của các ngân hàng, website của cơ quan thuế.). Chuơng trình đảm bảo tích hợp các cơ sở dữ liệu của nguời nộp thuế từ các khoản tiền công, tiền luơng và các nguồn chi trả; từ đó có điều kiện quản lý đầy đủ và đúng với số thu nhập phải tính thuế.

Thu Nội địa Singapore về việc kê khai, có thể thấy, cơ quan thuế của Singapore áp dụng 3 phuơng thức kê khai các tờ khai thuế là kê khai trên giấy, kê khai thuế điện tử qua điện thoại, kê khai thuế điện tử qua Internet. Hệ thống kê khai thuế điện tử này có sẵn 24 giờ/ngày và dễ dàng sử dụng do đuợc thiết kế tuơng tự với mẫu trên giấy, quy trình kê khai đơn giản. Kê khai thuế qua hệ thống kê khai thuế điện tử là phuơng pháp đáp ứng đuợc các yêu cầu nhu: Sử dụng công nghệ thích hợp để đơn giản hóa việc kê khai và thanh toán cho nguời nộp thuế; giúp nguời nộp thuế thích nghi thông qua quảng bá, tiếp thị, cải tiến hệ thống.

Ở Indonesia, cá nhân phải có nghĩa vụ khấu trừ, kê khai, nộp đối với các loại thu nhập có tính chất không phải tiền luơng, tiền công (ví dụ nhu lãi tiền vay, lãi cổ phần, thu nhập cho thuê, lăi từ tài sản...). Việc nộp thuế phải đuợc thực hiện chậm nhất là ngày mồng 10 tháng kế tiếp và tờ khai khấu trừ chậm nhất là ngày 20. Số thuế còn phải nộp phải thực hiện nộp nốt chậm nhất là ngày 25 tháng 3 năm kế tiếp, tờ khai thuế năm đuợc thực hiện chậm nhất là ngày 31 tháng 3.

Ở Malaysia quy định về vấn đề này cụ thể: Hệ thống tự khai tự nộp thuế của cá

nhân đã đuợc triển khai từ năm tính thuế 2004. Căn cứ theo hệ thống tự khai, tự nộp thuế này, tờ khai thuế phải đuợc nộp cho tới ngày 30 tháng 4 của năm tiếp theo. Tuy nhiên, đối với các cá nhân phát sinh thu nhập từ hoạt động kinh doanh, hạn kê khai đuợc gia hạn tới 30 tháng 6 của năm tiếp theo. Cục thu có thẩm quyền ngăn chặn việc

cá nhân rời khỏi Malaysia cho tới khi số thuế còn thiếu đuợc trả hoặc đã có thoả thuận

phù hợp về việc nộp thuế.

Theo quy định của Luật Thuế TNCN ở Thái Lan, nguời nộp thuế là đối tuợng cu trú tại Thái Lan đuợc cấp mã số thuế và phải ghi trên tất cả các bảng kê khai thuế thu nhập. Những công dân có số chứng minh nhân dân sẽ dùng số chứng minh đó để ghi lên các bảng kê khai thuế thu nhập.

1.3.3. Bài học cho quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam

Qua tham khảo kinh nghiệm của các nuớc về thuế thu nhập cá nhân cho thấy thuế thu nhập cá nhân, mặc dù là một nguồn thu quan trọng của ngân sách của quốc gia nhung là một sắc thuế rất phức tạp, có thể gây ra nhiều tác động khác nhau đến

đời sống kinh tế, xã hội của mỗi nước. Trong việc xây dựng chính sách thuế thu nhập

cá nhân ở mỗi nước, những người hoạch định chính sách phải cân nhắc một số vấn đề lớn liên quan đến luật thuế này như:

Thứ nhất, xây dựng các chính sách thuế trên cơ sở nghiên cứu kĩ mục tiêu của Nhà nước với thực tế mức sống của đa số NNT. Từ đó, quy định hợp lý các vấn đề như: đối tượng tính thuế, nguồn thu chịu thuế, mức chiết trừ gia cảnh, biểu thuế.. .Điều này sẽ đem lại việc ổn định chính sách Thuế, cũng như người dân làm quen dần với một Luật Thuế mới có ảnh hưởng trực tiếp với thu nhập của chính mình, đồng thời sẽ dần tạo thói quen tự giác trong nộp thuế TNCN. Bên cạnh đó, phải có những điều chỉnh sửa đổi bổ sung kịp thời các chính sách khi điều kiện kinh tế xã hội thay đổi.

Thứ hai, tăng cường sử dụng phương pháp khấu trừ tại nguồn đối với thuế thu nhập. Đồng thời, sử dụng các dịch vụ điện tử hiện đại, bao gồm: điền hồ sơ điện tử, thanh toán nợ thuế điện tử, tiếp cận tài khoản của người nộp thuế qua mạng. Những lợi ích chủ yếu của việc tăng cường sử dụng dịch vụ điện tử hiện đại là thu thuế nhanh hơn, tính chính xác của dữ liệu, loại bỏ những công việc chồng chéo, giảm thủ tục giấy tờ cho NNT. Khi cung cấp dịch vụ cho NNT cần xây dựng tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ và thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện với mức chuẩn xây dựng.

Thứ ba, tăng cường phối hợp hoạt động giữa cơ quan thuế với cơ quan BHXH, cơ quan hải quan, các tổ chức tín dụng. Các cơ quan này có thể hỗ trợ nhau trên lĩnh vực cung cấp thông tin và dữ liệu hoặc các hoạt động khác như hoạt động thu thuế, thu BHXH, cưỡng chế thu nợ thuế.

Thứ tư, ở những quốc gia đang phát triển, mặc dù nguồn thu ngân sách quốc gia là một ưu tiên nhưng việc xây dựng luật thuế thu nhập cá nhân cần phải tính đến những quy định đơn giản, minh bạch dễ áp dụng vì trình độ dân trí và năng lực của các cơ quan quản lý thuế ở những quốc gia này còn có nhiều hạn chế. Điều này sẽ hạn chế được những chi phí đi kèm trong việc thu thuế thu nhập cá nhân như chi phí tuân thủ và chi phí hành chính.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI TỔNG CỤC THUẾ

2.1. KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ TNCN HIỆN HÀNH Ở VIỆT NAM

2.1.1. Mục tiêu của quản lý thuế TNCN ở Việt Nam

Sự chủ động tác động của các cơ quan chức năng trong bộ máy Nhà nước (cụ thể là cơ quan Thuế) đối với quá trình tính và thu thuế TNCN để được các mục tiêu nhà nước đặt ra thể hiện cho sự quản lý thuế của cơ quan nhà nước đối với thuế thu nhập cá nhân. Sự tác động này được biểu hiện bằng các chính sách thuế thu nhập cá nhân, các hỗ trợ về thuế thu nhập cá nhân, các quy trình thực hiện trong việc tính thuế, thu thuế, hoàn thuế TNCN do Nhà nước ban hành hệ thống quy định của các Luật, nghị định, thông tư.

Mục tiêu của quản lý thuế TNCN bao gồm:

- Thuế thu nhập chiếm tỉ trọng chủ yếu trong số thu NSNN, vì vậy, làm tốt công tác quản lý thuế thu nhập , đặc biệt là thuế TNCN sẽ có tác dụng lớn trong việc tập trung số thu cho NSNN.

- Tăng cường ý thức chấp hành pháp luật cho các cá nhân và tổ chức

Song song với việc ban hành các công cụ quản lý thuế, Nhà nước còn đồng thời thực hiện các biện pháp tuyên truyền chính sách thuế, thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các quy định về thuế nói chung và thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng, do đó, ý thức chấp hành chính thuế nhờ đó mà được nâng cao, tạo cho công dân có ý thức hơn trong việc “chấp hành pháp luật.”

- Phát huy tốt nhất vai trò của thuế thu nhập cá nhân trong nền kinh tế. Vai trò của thuế TNCN là không thể phủ nhận, nhưng làm thế nào để thuế thu nhập cá nhân phát huy được tối đa vai trò của mình thì phải nhờ vào kết quả thực hiện thông qua quá trình quản lý thuế TNCN, do đó, công tác quản lý thuế TNCN là vô cùng cần thiết.

2.1.2. Nội dung công tác quản lý thuế TNCN

Nội dung của công tác quản lý thuế TNCN bao gồm :

- Ban hành chính sách thuế thu nhập cá nhân: Việc ban hành các chính sách về thuế TNCN tạo ra những quy định pháp luật làm cơ sở để tính và thu thuế TNCN. Đồng thời, là căn cứ để kiểm tra, thanh tra, và áp dụng các chế tài đối với quá trình tính và thu thuế TNCN.

- Nâng cao nhận thức người dân về nghĩa vụ nộp thuế TNCN: Các chính sách thuế thu nhập cá nhân phải được xây dựng trên cơ sở pháp luật chung về thuế, đồng thời đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng và chặt chẽ, để người dân có thể dễ dàng tiếp cận, nghiên cứu, nâng cao nhận thức về nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân, bên cạnh đó, cũng hạn chế hành vi trốn thuế của các đối tượng nộp thuế.

- Tăng cường công tác tuyên truyền về chính sách thuế TNCN.

- Kiểm soát quá trình tính thuế và thu thuế TNCN một cách chặt chẽ, đúng quy định pháp luật.

- Thanh tra, kiểm tra các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế TNCN để có

các chế tài phù hợp.

2.1.3. Nội dung cơ bản về thuế TNCN theo pháp luật hiện hành

2.1.3.1. Đối tượng nộp thuế

Theo quy định tại Điều 2- Luật Thuế TNCN thì Đối tượng nộp thuế là:

iiDoi tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế TNCNphát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định của Luật thuế TNCN phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.”

Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau:

Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.

Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.

2.1.3.2. Thu nhập chịu thuế

Theo quy định tại Điều 3 - Luật Thuế TNCN thì thu nhập chịu thuế của cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây:

+ Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh

+ Thu nhập từ tiền luơng, tiền công mà nguời lao động nhận đuợc từ nguời sử dụng lao động.

+ Thu nhập từ đầu tu vốn

+ Thu nhập từ chuyển nhuợng vốn

+ Thu nhập từ chuyển nhuợng bất động sản

+ Thu nhập từ trúng thuởng bằng tiền hoặc hiện vật + Thu nhập từ bản quyền

+ Thu nhập từ nhuợng quyền thuơng mại theo quy định của Luật thuơng mại. + Thu nhập từ thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.

+ Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.

2.1.3.3. Thu nhập miễn thuế

Bên cạnh các khoản thu nhập tính thuế, thì Luật Thuế TNCN và các văn bản huớng dẫn thi hành cũng quy định chi tiết về các thu nhập đuợc miễn thuế tại Điều 4- nhu sau:

+ Thu nhập từ chuyển nhuợng bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tuơng lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa nhân thân với nhau.

+ Thu nhập từ chuyển nhuợng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong truờng hợp nguời chuyển nhuợng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

+ Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân đuợc Nhà nuớc giao đất không phải trả tiền hoặc đuợc giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

+ Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tuơng lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa nhân thân với nhau.

+ Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chua qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thuờng.

+ Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đuợc Nhà nuớc giao để sản xuất.

+ Thu nhập từ lãi tiền gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, thu nhập từ lãi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

+ Thu nhập từ kiều hối.

+ Phần tiền luơng, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ đuợc trả cao hơn so với tiền luơng, tiền công làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của

pháp luật.

+ Tiền luơng huu do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả theo quy định của Luật bảo

hiểm xã hội, tiền luơng huu nhận đuợc hàng tháng từ Quỹ huu trí tự nguyện. Cá nhân sinh sống, làm việc tại Việt Nam đuợc miễn thuế đối với tiền luơng huu do nuớc ngoài trả.

+ Thu nhập từ học bổng

+ Tiền bồi thuờng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, tiền bồi thuờng tai nạn lao động, các khoản bồi thuờng nhà nuớc và các khoản bồi thuờng khác theo quy định của pháp luật.

+ Thu nhập nhận đuợc từ các quỹ từ thiện đuợc cơ quan nhà nuớc có thẩm

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI TỎNG CỤC THUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w