ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ THUẾ TNCN ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI TỎNG CỤC THUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 85 - 90)

Trong giai đoạn 2018-2020, thành tựu lớn trong cải cách quản lý thuế là việc triển khai thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ, triển khai thành công Nghị quyết này đã góp phần sửa đổi và đơn giản hóa một số thủ tục hành chính trong quản lý thuế, góp phần giảm đáng kể thời gian thực hiện thủ tục thuế.

Một số mục tiêu cải cách trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thuế điện tử (kê thuế, nộp thuế điện tử...) đều đã hoàn thành vuợt mức kế hoạch đề ra trong từng năm,

từng giai đoạn, đây là tiền đề quan trọng để ngành thuế tiếp tục xây dựng phát triển thành một nền hành chính hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho nguời nộp thuế.

Việc nâng cấp hoàn thiện hệ thống quản lý thuế tập trung (Tax Management System - TMS), đồng thời xây dựng và triển khai các ứng dụng hỗ trợ hiệu quả NNT trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế, đã tạo thuận lợi cho cơ quan thuế hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế, cung cấp các dịch vụ thuế điện tử cho NNT.

Trong giai đoạn tới, Ngành Thuế sẽ tiếp tục nghiên cứu và áp dụng hệ thống đánh giá hoạt động quản lý thuế phù hợp với thông lệ quốc tế, kịp thời theo dõi, giám

sát sự tiến bộ trong việc thực hiện các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của cơ

quan thuế; phát hiện những tồn tại hạn chế trong thực tiễn quản lý thuế, từ đó đề ra những giải pháp khắc phục, tiến tới xây dựng một nền quản lý thuế tiên tiến, hiện đại.

Giai đoạn từ 2018- 2020, Tổng cục thuế đua ra công tác quản lý thuế TNCN nhu sau:

- Chỉ đạo toàn ngành hoàn thành nhiệm vụ thu Ngân sách đối với thuế TNCN và thuế đối với hộ kinh doanh theo dự toán thu đã đuợc duyệt từng năm; Chỉ đạo toàn ngành triển khai đề án chống thất thu thuế đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, ăn uống, nhà hàng.

- Nghiên cứu sửa đổi,bổ sung về nội dung Thông tu số 92/2015/TT-BTC đối với chính sách thuế đối với cá nhân kinh doanh và Quyết định về sửa đổi bổ sung

Quy chế công khai thông tin hộ khoán theo hướng: Hộ kinh doanh có quy mô lớn sử dụng hóa đơn thường xuyên phải thực hiện chế độ kế toán đơn giản, thực hiện hóa đơn điện tử và kết nối thông tin với cơ quan thuế để quản lý theo doanh thu thực tế, không áp dụng thuế khoán.

- Tiếp tục phối hợp dự thảo các nội dung quy định về hóa đơn điện tử đối với Hộ kinh doanh tại dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ; nghiên cứu, đề xuất phương án để triển khai từ 2018.

- Triển khai mở rộng khai thuế và nộp thuế điện tử đối với một số hoạt động thuế TNCN từ giao dịch chuyển nhượng bất động sản. Dự kiến sẽ thực hiện kết quả báo cáo triển khai thí điểm tại Hà Nội và Hồ Chí Minh trong Quý IV/2017, đồng thời trình Bộ Tài chính ban hành Quyết định về việc mở rộng triển khai trên một số địa bàn khác.

- Dự trên kết quả thí điểm triển khai nộp thuế điện tử đối với cá nhân kinh doanh thông qua tổ chức nhận uỷ nhiệm thu thuế để tiếp tục mở rộng địa bàn thí điểm. Trình Bộ Tài chính để quyết định triểu khai thí điểm trong năm 2017 đối với toàn bộ các Chi cục thuế còn lại của 14 tỉnh đang triển khai thí điểm, và mục tiêu đề xuất triển khai áp dụng toàn quốc năm 2018.

- Có công tác phối hợp với Tổng cục Thống kê để cập nhật kết quả điều tra năm 2017 về cơ sở kinh doanh cá thể, qua đó thực hiện chỉ đạo của Cục Thuế địa phương hợp tác với cơ quan thống kê cùng cấp trong công tác điều tra về hộ kinh doanh, đảm bảo xác định rõ các tiêu chí phân loại cơ sở kinh doanh cá thể để xác định chênh lệch giữa số điều tra thống kê và thực tế quản lý của cơ quan thuế, nằm nâng cao công tác quản lý, đồng thời tránh thất thu NSNN.

- Nghiên cứu giải pháp để phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nghiên cứu, triển khai thí điểm mô hình hoá đơn điện tử, hoá đơn có mã của cơ quan thuế, kết nối thông tin để quản lý doanh thu bán lẻ của hộ kinh doanh, trình phương án báo cáo Bộ Tài chính để được phê duyệt. Đồng thời đưa vào thí điểm thực hiện tại Hà Nội và Hồ Chí Minh trong năm 2018, áp dụng toàn quốc năm 2020.

+ Đẩy mạnh việc triển khai nộp thuế điện tử đảm bảo thực chất (bao gồm nộp qua Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế và qua các kênh điện tử do các ngân hàng thương mại cung cấp), phấn đấu tiến tới đạt ít nhất 90% về cả 03 chỉ tiêu (số doanh nghiệp đang quản lý thuế trên địa bàn; số chứng từ nộp thuế; số tiền thuế thu được trên địa bàn quản lý),

+ Kết thúc giai đoạn thí điểm và triển khai trên diện rộng việc hoàn thuế điện tử (xây dựng hạ tầng, quy trình nghiệp vụ liên quan).

+ Đảm bảo ít nhất 90% hồ sơ hoàn thuế được giải quyết đúng thời hạn quy định. Tỷ lệ hồ sơ hoàn thuế trước kiểm tra sau đạt ít nhất 80%. Tỷ lệ thanh tra, kiểm tra đối với các hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đạt ít nhất 20%.

- Tranh thủ sự chỉ đạo của Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và của Tổng cục thuế trong việc triển khai thực hiện chính sách thuế và quản lý thuế và chỉ đạo điều hành quản lý thu ngân sách nhà nước đối với các đối tượng thuộc diện quản lý thuế của Vụ quản lý thuế TNCN là: thuế thu nhập cá nhân, HKD và doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ.

- Tập trung vào xây dựng quy trình quản lý thu, đi kèm với các ứng dụng công nghệ thông tin để hiện đại hóa công tác quản lý thuế.

- Áp dụng tối đa, hiệu quả các ứng dụng công nghệ thông tin vào Ngành thuế để phục vụ công tác quản lý, đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế đối với nhóm người nộp thuế có trình độ hiểu biết pháp luật nói chung và pháp luật về thuế còn hạn chế.

- Nâng cao vai trò hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Vụ quản lý thuế TNCN đối với cơ quan thuế địa phương trong việc triển khai thực hiện; tăng cường đi công tác địa phương.

- Tăng cường, nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế địa phương trong việc tuyên truyền hỗ trợ, tổ chức, triển khai thực hiện.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc; Chú trọng công tác đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ trẻ: tăng cường cử cán bộ của Vụ TNCN tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ,

ngoại ngữ ở trong nước và nước ngoài; Tăng cường bổ sung và điều chuyển cán bộ có trình độ chuyên môn, có kỹ năng tốt về chuyên môn, tin học, ngoại ngữ để bổ sung nguồn cho công tác quản lý thuế TNCN ở cấp trung ương và địa phương.

- Có phương án triệt để trong quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế:

+ Đối với người nộp thuế nợ thuế bị cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng, tăng cường cải cách thủ tục hành chính, điện tử hóa tất cả các khâu của quy trình nghiệp vụ quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế, tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế từ đó giảm nợ đọng thuế.

+ Thực hiện phân công, giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm đôn đốc, cưỡng chế để thu hồi nợ đọng thuế cụ thể tới đồng chí lãnh đạo Tổng cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế, lãnh đạo Cục Thuế, Trưởng phòng, Chi cục trưởng, Đội trưởng, từng cán bộ đối với từng doanh nghiệp theo đúng quy định của Luật quản lý thuế.

+ Ban hành thông báo tiền thuế nợ và phạt chậm nộp (Thông báo 07/QLN) để

đôn đốc thu tiền thuế nợ; Đối với khoản nợ trên 90 ngày, khoản nợ đã hết thời gian gia

hạn nộp thuế, người nộp thuế có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản, cơ quan thuế thực hiện

cưỡng chế nợ thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số

điều của Luật Quản lý thuế để đảm bảo thu hồi nợ thuế kịp thời cho NSNN.

+ Xây dựng và báo cáo cấp có thẩm quyền cơ chế xử lý các khoản nợ thuế không có khả năng thu hồi (vừa qua thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 35/NQ-CP năm 2016 của Chính phủ, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ để trình Quốc hội ban hành một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, trong đó có giải pháp xử lý nợ thuế).

+ Rà soát để sửa đổi bổ sung quy trình Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, ứng

dụng công nghệ thông tin trong tất cả các khâu của công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ

thuế, điện tử hoá hệ thống quy trình nghiệp vụ quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ từ khâu

ban hành thông báo nợ và quyết định cưỡng chế nợ, phân công, phân loại nợ.

về công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế: Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế ở tất cả các khâu, các bộ phận, các lĩnh vực thông qua việc

đổi mới phương thức, phát triển đa dạng, phong phú các hình thức tuyên truyền; Tổ chức

đối thoại thường xuyên với người nộp thuế theo quy chế đã ban hành; Tuyên dương kịp

thời thành tích của các tổ chức, cá nhân có ý thức chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế, đóng

góp số thu lớn cho NSNN; Triển khai xây dựng ứng dụng CNTT để từng bước hỗ trợ thuế, cung cấp dịch vụ thuế điện tử cho NNT; Đẩy mạnh công tác xã hội hoá hoạt động

hỗ trợ người nộp thuế thuế, đẩy mạnh việc phát triển hệ thống đại lý thuế.

- Triển khai thực hiện các đề án thuộc Chiến lược phát triển ngành Thuế giai đoạn 2011-2020, kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2016-2020 đảm bảo lộ trình và yêu cầu đã đề ra. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến rộng rãi (trong và ngoài ngành) về mục tiêu, lộ trình của Chiến lược.

- Kết hợp chặt chẽ và đồng bộ trong việc quản lý tài chính, quản lý cán bộ và nâng cao trình độ cán bộ, đặc biệt là nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Đồng thời cần tăng tính minh bạch, trách nhiệm trong hoạt động công vụ, phân định rõ ràng chức năng nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cấp cơ quan thuế, mỗi cá nhân trong xử lý công việc, tạo nề nếp về sự kỷ luật,kỷ cương của Ngành thuế.

- Bên cạnh đó là việc tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan thuế các

cấp trong việc chỉ đạo, điều hành, thực hiện nhiệm vụ, quản lý cán bộ, công chức của đơn vị. Mặt khác, hoàn thiện các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc của các đơn vị, cá nhân; Xây dựng cơ chế giám sát hoạt động của đoàn thanh tra, kiểm tra

thuế, kiểm tra nội bộ.

- Quán triệt chủ trương, nhắc nhở công chức chấp hành nghiêm chỉnh kỷ cương, kỷ luật trong thực thi công vụ, việc trả lời vướng mắc về thủ tục, chính sách thuế của cơ quan thuế và người dân phải đảm bảo kịp thời, đúng hạn.

- Thực hiện đầy đủ quy chế làm việc của ngành, chấn chỉnh và xử lý nghiêm minh các hành vi sai phạm. Xây dựng môi trường, phong cách làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, hiện đại và hiệu quả.

- Cùng với đó là đẩy nhanh các thủ tục đầu tư xây dựng, nâng cấp và xây mới các công trình trụ sở làm việc của các cơ quan thuế, mua sắm tài sản, trang bị kịp thời phương tiện làm việc đảm bảo yêu cầu của công tác quản lý thuế.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI TỎNG CỤC THUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w