Để có thể kê khai và nộp thuế TNCN thì cá nhân phải có mã số thuế TNCN, có rất nhiều cách để cá nhân có thể đăng ký mã số thuế cá nhân của mình. Để xác định đối tượng nộp thuế, người phụ thuộc ngay từ cuối năm 2008 đã tổ chức triển khai việc đăng ký thuế, cấp mã số thuế, kê khai người phụ thuộc. Kết quả là đến hết năm 2017 ngành Thuế ước tính đã cấp mã số thuế cho 20.353 nghìn cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và 5.166.029 mã số thuế hộ gia đình, cá nhân kinh doanh. Cụ thể:
nhập
- Số hộ gia đình, cá nhân kinh doanh có thu nhập
chưa phải nộp thuế
hộ 2.941.524 3.382.321 3.577.546 4.585.809 - Số hộ gia đình, cá nhân
kinh doanh có thu nhập phải nộp thuế
Từ bảng trên có thể thấy số người có thu nhập từ tiền lương, tiền công nộp thuế ở bậc 1 chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số người phải nộp thuế nhưng số thuế nộp không lớn so với tổng số thuế thu từ tiền lương, tiền công. Số người nộp thuế từ bậc 2 trở lên không lớn nhưng số thuế nộp chiếm tỷ trọng lớn, qua việc điều tiết thuế TNCN như nêu trên đã góp phần làm giảm hợp lý khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp dân cư.
Đối với thuế TNCN, theo quy định của pháp luật, về nguyên tắc phải khai thuế và tính số tiền thuế thu nhập cá nhân phải nộp Ngân sách Nhà nước (trừ trường hợp cơ quan thuế ấn định thuế). Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế với cơ quan thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế (trừ trường hợp đã chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế). Việc kê khai và tính thuế thu nhập cá nhân được thực hiện theo tháng hoặc theo quý.
2.2.5. Công tác lập dự toán, thực hiện và quyết toán thuế thu nhập cá nhân
2.2.5.1. Lập dự toán thu thuế thu nhập cá nhân
Ở nước ta, lập dự toán thuế được thực hiện kết hợp cả 2 phương pháp là phân bổ từ trên xuống và tổng hợp từ dưới lên, theo trình tự sau:
Bước 1: Xác lập số kiểm tra và giao số kiểm tra thuế
Căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN, Tổng cục Thuế dưới sự chỉ đạo của Bộ Tài chính xây dựng số kiểm tra về dự toán thuế năm kế hoạch.
Bước 2: Lập và tổng hợp dự toán thuế
Các doanh nghiệp căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị, các chính sách chế độ về thuế và thu ngân sách; dự kiến số thuế và các khoản phải nộp ngân sách, số thuế TNCN được hoàn theo chế độ; gửi cơ quan thuế.
Cơ quan thuế ở địa phương lập dự toán thu thuế và các khoản thu khác của thu NSNN (thu nội địa) trên địa bàn, cơ sở tính toán từng nguồn thu, dự kiến số thuế TNCN phải hoàn theo chế độ cho các doanh nghiệp trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan thuế cấp trên, UBND, cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và
đầu tư cùng cấp.
Tổng cục Thuế xem xét dự toán thu, dự kiến số thuế TNCN phải hoàn theo chế
độ do các Cục thuế lập, tổng hợp dự toán thu NSNN và cơ sở tính toán từng nguồn thu,
tổng hợp dự kiến số thuế TNCN phải hoàn cho các doanh nhiệp trong cả nước báo cáo
Bộ Tài chính trước ngày 20 tháng 7 năm trước.
Trong quá trình lập dự toán; cơ quan thuế cấp trên phải tổ chức làm việc để thảo luận về dự toán với cơ quan thuế cấp dưới trực thuộc. UBND các cấp phối hợp và chỉ đạo cơ quan thuế ở địa phương lập dự toán thu NSNN, sự kiến số phải hoàn thuế TNCN theo chế độ cho các doanh nghiệp trên địa bàn.
Bước 3: Quyết định và giao dự toán chính thức
Dự toán thuế được tổng hợp vào dự toán NSNN trình Chính phủ để trình Quốc
hội thảo luận và phê chuẩn. Căn cứ vào chỉ tiêu giao dự toán thuế được giao; Tổng cục
Thuế thực hiện phân bổ vào giao dự toán thu thuế chính thức cho các Cục Thuế. Các chỉ tiêu của dự toán thuế năm kế hoạch đã được Quốc hội hoặc HĐND quyết định là chỉ tiêu có tính pháp lệnh. Cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm xây dưng các biện pháp để tổ chức thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu trong dự toán thuế được giao.
2.2.5.2. Thực hiện kế hoạch thu thuế thu nhập cá nhân
> Lập kế hoạch thu thuế quý
Căn cứ dự toán thu cả năm được giao, số đăng ký thuế và dự kiến các khoản thu NSNN phát sinh trong quý; cơ quan thuế lập dự toán thu NSNN quý thuộc phạm vi quản lý, chi tiết theo từng nội dung thu, từng sắc thuế, khu vực kinh tế, địa bàn và đối tượng thu chủ yếu gửi cho cơ quan tài chính và KBNN đồng cấp để làm căn cứ điều hành và tổ chức công tác thu Ngân sách nhà nước trước ngày 20 của tháng cuối quý trước.
Vào ngày 20 hàng tháng, cơ quan thuế lập kế hoạch thu NSNN tháng sau, chi tiết theo địa bàn, đối tượng (thu trực tiếp qua KBNN hoặc thu qua cơ quan thu), thời hạn nộp gửi KBNN để phối hợp tổ chức thu ngân sách.
Các đối tượng nộp thuế theo quy định của pháp luật phải thực hiện đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế theo mẫu hướng dẫn đăng ký nộp thuế của cơ quan thuế. Cơ quan thuế có trách nhiệm cấp mã số thuế và giấy chứng nhận đăng ký thuế cho các cơ sở kinh doanh đã thực hiện đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế.
Trường hợp đối tượng nộp thuế chưa áp dụng chế độ tự kê khai và tự nộp thuế
thì đối tượng nộp thuế thực hiện kê khai thuế và nộp tờ khai cho cơ quan thuế theo mẫu của cơ quan thuế. Cơ quan thuế kiểm tra tờ khai, tính toán số thuế phải nộp của từng đối tượng và ra thông báo thuế cho từng đối tượng nộp thuế. Căn cứ vào thông báo thuế của cơ quan thuế, đối tuợng nộp thuế thực hiện nộp đầy đủ và kịp thời số thuế phải nộp trực tiếp vào KBNN hoặc nộp cho cơ quan thuế trong trường hợp theo quy định cơ quan thuế được trực tiếp thu. Trường hợp cơ quan thuế thu trực tiếp thì định kỳ cơ quan thuế phải lập bảng kê và nộp toàn bộ số tiền thuế trực tiếp thu vào KBNN theo đúng quy định.
- Đối tượng nộp thuế thực hiện nộp thuế trực tiếp vào KBNN
3
1. Đối tượng nộp thuế nộp tờ khai cho cơ quan thuế
2. Cơ quan thuế xác định số thuế phải nộp, ra thông báo thuế gửi đối tượng nộp.
3. Đối tượng nộp thuế thực hiện nộp trực tiếp vào KBNN
4. KBNN thông báo số thuế đã nộp của từng đối tượng cho cơ quan thuế. - Đối tượng nộp thuế thực hiện nộp thuế trực tiếp cho cơ quan thuế:
Năm Số thu thực tế Số dự toán Tỷ lệ đạt được
2014 47.879 47.384 101%
2015 56.729 51.266 111%
2016 65.236 63.594 103%
2017 80.289 80.977 99,2%
1. Đối tượng nộp thuế nộp tờ khai khai thuế cho cơ quan thuế.
2. Cơ quan thuế xác định số thuế phải nộp, ra thông báo thuế gửi đối tượng nộp
3. Đối tượng nộp thuế nộp trực tiếp cho cơ quan thuế
4. Cơ quan thuế lập bảng kê, nộp số thuế trực tiếp thu vào KBNN
Trường hợp đối tượng nộp thuế đã được áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp thuế thì đối tượng nộp thuế kê khai, tự tính toán và nộp số thuế phải nộp vào KBNN, đồng thời gửi tờ khai thuế cho cơ quan thuế. Cơ quan thuế có trách nhiệm thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và tự kê khai và nộp thuế của các đối tượng nộp thuế thuộc phạm vi quản lý. Đối tượng nộp thuế chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của việc kê khai thuế. Trường hợp cơ quan thuế kiểm tra, thanh tra phát hiện các số liệu trên tờ khai là không trung thực, không chính xác, thì đối tượng nộp thuế sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Đối tượng nộp thuế tự kê khai, tự tính toán số thuế phải nộp, tự nộp thuế vào KBNN và gửi tờ khai cho cơ quan thuế.
2. KBNN thông báo số thuế đã nộp của từng đối tượng cho cơ quan thuế. 3. Cơ quan thuế kiểm tra và thông báo cho đối tượng nộp thuế trong các trường hợp kê khai, tính toán không chính xác hoặc không thực hiện đầy đủ, kịp thời nghãi vụ nộp thuế theo quy định.
Các tổ chức cá nhân có nghĩa vụ nộp dầy đủ, đúng hạn vào NSNN theo đúng quy
định của pháp luật. Trường hợp chậm nộp mà không được phép sẽ bị cưỡng chế nộp và
xử lý theo quy định của pháp luật, pháp lệnh thuế và các văn bản pháp luật khác của Nhà
nước. Cơ quan thuế Nhà nước, cơ quan hải quan, cơ quan tài chính phối hợp với KBNN
tổ chức quản lý, tập trung đầy đủ và kịp thời các khoản thuế vào NSNN.
2.2.5.3. Quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Kế toán thuế là việc ghi chép phản ánh số thuế phải thu, số thuế đã thu, số thuế hoàn trả, số thuế còn phải thu, số thuế truy thu, hàng hóa tạm giữ và tịch thu, tình hình quản lý cấp phát và sử dụng ấn chỉ trong quá trình tổ chức thu thuế. Cuối năm ngân sách, cơ quan thu và KBNN phải phối hợp đối chiếu số liệu thu thuế và giải quyết những tổn tại trong công tác tổ chức thu thuế như hoàn trả các khoản thuế, truy thu các khoản thuế mà các đối tượng chưa thực hiện theo đúng luật định, xử lý các khoản tạm thu và tạm giữ. Đồng thời cơ quan thu phải lập báo cáo quyết toán thu NSNN gửi cơ quan thu cấp trên và cơ quan tài chính đồng cấp để tổng hợp vào báo cáo quyết toán ngân sách. Quyết toán thuế được thực hiện cùng với quyết toán NSNN.
Theo số liệu quyết toán thu thuế thu nhập cá nhân thì số thu cho NSNN so với số dự toán thu được thể hiện như sau:
Loại thuế TNCN 2014 2015 2016 2017 So thực thu Tỷ trọng So thực thu Tỷ trọng So thực thu Tỷ trọng Số thực thu Tỷ trọng
Thuế thu nhập từ tiền lương, tiền
công 35.894 75% 40.140 71% 45.779 70% 56.209 70%
Thuế thu nhập từ hoạt động sản
xuất, kinh doanh của cá nhân 2.256 5% 4.203 7% 4.725 7% 5.621 7%
Thuế thu nhập từ đầu tư vốn của cá
nhân 2.269 5% 2.158 4% 2.520 4% 3.212 4%
Thuế thu nhập từ chuyển nhượng
vốn 622 1% 770 1% 937 1% 803 1%
Qua số liệu trên ta thấy, giai đoạn 2014-2017 đều chứng kiến công tác thu thuế TNCN đều hầu hết đảm bảo số dự toán đề ra, đặc biệt năm 2015 số thu thuế TNCN vuợt dự toán 11%. Để đạt đuợc kết quả nhu vậy là do sau chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cá nhân cụ thể ở Nghị quyết số 08/2011/QH 13 và Nghị quyết số 29/2012/QH13 vào năm 2013, theo đó cá nhân có thu nhập chịu thuế ở bậc 1 đuợc miễn thuế thu nhập cá nhân và các cá nhân có thu nhập từ chuyển nhuợng vốn, đầu tu vốn, đầu tu chứng khoán đuợc miễn thuế thu nhập cá nhân, năm 2013 thì Luật sửa đổi bổ sung luật thuế thu nhập cá nhân có sự thay đổi ở mức giảm trừ gia cảnh từ 4 triệu/tháng thành 9 triệu/tháng đối với bản thân và 1,6 triệu đồng/tháng lên 3,6 triệu đồng/tháng đối với nguời phụ thuộc, do vậy số cá nhân thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân giảm xuống, đồng thời số thu giảm theo. Buớc sang giai đoạn tiếp theo kể từ năm 2014, về chính sách thuế TNCN và chính sách thuế đối với hộ kinh doanh, cơ bản tuơng đối ổn định, không có nhiều biến động làm ảnh huởng đến số thu thuế TNCN. Giai đoạn này còn chứng kiến tình hình kinh tế - xã hội có nhiều khởi sắc với sự tăng truởng của ngành sản xuất công nghiệp, với số luợng doanh nghiệp và dòng vốn đầu tu trực tiếp nuớc ngoài vào sản xuất tăng truởng khá, thị truờng bất động sản cũng ấm dần với nhiều tín hiệu tích cực.
Hiện nay, công tác dự toán thu thuế TNCN đuợc thực hiện hàng năm và đuợc lên chiến luợc, kế hoạch, dự báo dự toán dài hạn, trung hạn đối với từng khoản thu theo thu nhập chịu thuế, cụ thể:
Bảng 2.5: Tổng hợp chi tiết kết quả thu thuế TNCN
theo nguồn thu nhập
Thuế thu nhập từ trúng thưởng 1.654 3% 1.843 3% 1.861 3% 2.409 3%
Thuế thu nhập từ bản quyền,
nhượng quyền thương mại 12 0% 14 0% 13 0% 15 0%
Thuế thu nhập từ thừa kế, quà biếu,
quà tặng khác trừ bất động sản 16 0% 14 0% 23 0% 25 0%
Thuế thu nhập từ dịch vụ cho thuê
nhà, cho thuê mặt bằng 294 1% 728 1% 882 1% 803 1%
Thuế thu nhập khác 27 0% 20 0% 25 0% 30 0%
từ
cá nhân kinh doanh không nhiều, tuy nhiên số lượng cá nhân kinh doanh cũng rất lớn,
việc quản lý các cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh đòi hỏi lượng cán bộ lớn cũng như khả năng quản lý thật tốt và chế độ chính sách thật chặt chẽ, rất công phu. Tổng cục Thuế cũng đã ban hành quy trình Quản lý thuế đối với hộ kinh doanh ban hành
1. TP. Hà Nội 10.62 9 12.62 3 14.42 3 18.30 8 2. TP. Hồ Chí Minh 17.91 7 7 20.63 4 23.70 2 30.19
kèm theo Quyết định số 2248/QĐ-TCT ngày 28/12/2012 giành riêng các cá nhân, nhóm cá nhân (hộ kinh doanh) thực hiện kinh doanh bao gồm: Quản lý danh bạ (danh sách) hộ kinh doanh; Quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; Xét miễn, giảm thuế đối với hộ kinh doanh mà gần như chưa đề cập đến công tác kiểm tra đối với cá nhân kinh doanh nhất là cá nhân cư trú có thu nhập từ sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
Theo thống kê chi tiết từng nguồn thu nhập ta nhận thấy số thu từ tiền lương tiền công là lớn nhất và ổn định nhất, tuy nhiên, số lượng người nộp thuế khá lớn và đồ sộ, do vậy đòi hỏi chi phí quản lý, số lượng người quản lý cũng việc quản lý cao hơn. So với số thu từ chuyển nhượng, thừa kế bất động sản chiếm số thu khá lớn so với tổng số thu thuế TNCN mà số lượng người nộp thuế không nhiều cũng như chi phí, số lượng người quản lý cũng không nhiều so với quản lý thuế TNCN từ tiền lương tiền công.
Dự toán thu thuế pháp lệnh hàng năm giao cho các Cục thuế ở tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương. Giao nhiệm vụ thu thuế phấn đấu hàng năm cho các Cục
thuế ở
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các biện pháp chỉ đạo, đôn đốc thực hiện dự toán thu hàng năm được giao. Phòng dự toán cấp cục hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra
Chi cục Thuế thực hiện phân tích, đánh giá, triển khai thực hiện dự toán thu thuế, tổng
hợp xây dựng dự toán thu thuế trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Xây dựng dự toán
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tham mưu cho lãnh đạo Cục Thuế phân bổ dự toán thu Ngân sách Nhà nước đã phê duyệt cho các đơn vị; Phòng dự toán cấp Cục thuế Đề xuất các giải pháp và tổ chức chỉ đạo thực hiện các giải pháp đảm bảo hoàn thành vượt mức dự toán thu thuế trên địa bàn; theo dõi, tổng hợp, phân tích, đánh giá tiến độ thực hiện dự toán thu thuế; phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan triển
khai các biện pháp quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh, thành phố; Cụ thể hoá các giải pháp, biện pháp quản lý thuế, phí, lệ phí... phù hợp với từng địa bàn và ngành nghề