Hoàn thiện khung pháp lý

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI TỎNG CỤC THUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 99 - 102)

3.2.2.1. Giảm bậc thuế suất thuế TNCN

Bài học rút ra từ các kinh nghiệm quản lý thuế thu nhập cá nhân của một số quốc gia trên thế giới là làm sao đơn giản hoá biểu thuế. Điều này sẽ giúp dễ triển khai, áp dụng, tính thuế, ngừa khả năng lợi dụng để tránh thuế và trốn thuế đối với thu nhập cá nhân đuợc huởng. Bên cạnh đó, đơn giản hoá biểu thuế thu nhập cá nhân vẫn đảm bảo đuợc sự điều tiết đối với thu nhập, vẫn đóng vai trò tái phân phối thu nhập nhằm đảm bảo công bằng xã hội nhu tiêu chí của Luật thuế TNCN và mục tiêu thu thuế TNCN của Nhà nuớc.

Không nằm ngoài huớng đi đó, Chính phủ nuớc ta đã thể hiện nhiều nỗ lực vào cải cách và hiện đại hoá nhằm hoàn thiện hệ thống thuế trong quá trình hội nhập quốc tế. Song song với việc sửa đổi, bổ sung Luật quản lý thuế, Luật Thuế TNCN, thì lộ trình cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 của nuớc ta phải huớng đến tinh giản biểu thuế, đi đến mức điều chỉnh thuế suất hợp lý.

Theo quy định hiện hành thì đối với thuế thu nhập cá nhân, nuớc ra đang áp dụng biểu thuế luỹ tiến từng phần đối với thu nhập tính thuế từ tiền luơng, tiền công là 7 bậc, mức thuế suất thấp nhất là 5%, cao nhất là 35%, khoản thu nhập chịu thuế là thu nhập sau khi đã trừ các khoản giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và các khoản từ thiện, nhân đạo khác.

5 Trên 32 đến 52 25 ĩ,63

6 Trên 52 đến 80 30 ĩ,54

7 Trên 80 35 -

Bậc thuế Thu nhập tínhthuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất (%) ĩ Đến ĩ0 5 2 Trên ĩ0 đến 30 ĩ0 3 Trên 30 đến 50 20 4 Trên 50 đến 80 28 5 Trên 80 triệu 35 Nguồn: Tổng cục Thuế

Như vậy, vướng mắc pháp lý gặp phải là chúng ta đang có một biểu thuế quá nhiều số lượng thuế suất, dẫn đến khoảng cách các bậc thu nhập mỗi mức thuế suất quá nhỏ, đặc biệt ở bậc thuế bậc 1 và bậc 2. Từ đó, gây khó khăn trong việc tính thuế, đồng thời gia tăng các hành vi chuyển dịch thu nhập để tránh thuế, trốn thuế. Bởi đặc biệt từ mức thuế bậc 1 và bậc 2, việc làm này là không hề khó khăn.

Bên cạnh đó, khoảng cách giữa các bậc thuế quá hẹp dẫn đến thu nhập của người dân vừa tăng một chút đã phải chịu bậc thuế cao hơn, tăng số thuế phải nộp, như vậy không khuyến khích người dân tăng được thu nhập vì tâm lý e ngại, tăng thu nhập sẽ phải chịu thuế nhiều hơn. Trong khi đó, đa phần thu thuế từ nguồn thu nhập là tiền lương, tiền công của người dân đều ở thuế bậc 1 và bậc 2 - tức là người có thu nhập mức trung bình, tận thu của những đối tượng này, không nhằm đảm bảo mức công bằng xã hội như tiêu chí của thu NSNN mà Chính phủ đề ra.

Đã phân tích ở Chương 1 của Luận văn này, khi so sánh với Luật thuế TNCN ở

một số nước trên thế giới và một số quốc gia lân cận, có nền kinh tế - xã hội tương tự

Việt Nam, số lượng thuế suất trong biểu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công

của nước ta là nhiều nhất. Đại đa số các nước chỉ để từ 3-5 bậc thuế.

Do đó, theo kinh nghiệm từ các nước khác trong quản lý thuế thu nhập cá nhân, nước ta cũng nên giảm bậc thuế, chỉ sử dụng 5 bậc thuế để tính thuế TNCN từ khoản tiền lương, tiền công.

3.2.2.2. Thay đổi mức thuế suất thuế TNCN

Mặt khác, ngoài việc giảm bậc thuế, cũng cần nghiên cứu để giảm mức thuế suất cao nhất (35%) trong biểu thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công. Bởi lẽ, việc sửa biểu thuế và thuế suất như vậy thì các cá nhân có thu nhập tính thuế ở bậc cao (trên 80 triệu đồng/tháng) sẽ được giảm mức điều tiết so với hiện hành. Xu hướng chung của các nước là để mức thuế suất cao nhất trong biểu thuế TNCN gần sát với mức thuế TNDN phổ thông (Từ ngày 01/01/2016, thuế suất thuế TNDN phổ thông ở Việt Nam là 20%).

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI TỎNG CỤC THUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w