ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI TỎNG CỤC THUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 74)

Luật thuế TNCN có phạm vi điều chỉnh rộng: gồm 10 khoản thu nhập của các cá nhân, mỗi khoản thu nhập có căn cứ tính thuế khác nhau, số luợng đối tuợng nộp thuế và giảm trừ gia cảnh cho nguời phụ thuộc lớn, liên quan đến nhiều chính sách xã hội nên quá trình triển khai cũng gặp không ít khó khăn.

2.3.1. Ket quả đạt được

Thời gian qua, Luật thuế TNCN và các văn bản huớng dẫn nguyên tắc công bằng và khả năng nộp thuế của nguời có thu nhập đuợc thể hiện khá rõ:

Thứ nhất, xây dựng chính sách thuế ngày càng hoàn thiện. Hoàn thành việc xây dựng và cải cách một cách căn bản về chính sách thuế (TT số 92/2015/TT- BTC) và quản lý thuế (quy trình QLT đối với HKD và quy trình QLT đối với HKD cho thuê tài sản) đối với HKD đảm bảo mục tiêu CCTTHC, tạo điều kiện thuận lợi cho NNT - các văn bản này có phạm vi điều chỉnh rộng, ảnh huởng sâu rộng đến đời sống xã hội, đuợc đông đảo nguời dân quan tâm.

Các đề án cải cách thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 19/2015/NQ-CP, Nghị quyết số 36a/NQ-CP để thực hiện thí điểm khai, nộp thuế điện tử đối với cá nhân đã hoàn thành một cách cơ bản theo yêu cầu của Bộ, cụ thể: xây dựng cơ cở

pháp lý cho việc khai nộp thuế điện tử đối với cá nhân, phối hợp với các cơ quan liên quan là Bộ Công An, Bộ GTVT để nghiên cứu, xây dựng phuơng án trình Thủ tuớng Chính phủ đối với lệ phí truớc bạ đối với ô tô, xe máy, phối hợp với các Ngân hàng thuơng mại để sửa đổi ứng dụng CNTT đáp ứng việc nộp điện từ của cá nhân; đề án cơ quan thuế thu BHXH bắt buộc của doanh nghiệp đang lấy ý kiến lần cuối truớc khi trình Thủ tuớng Chính phủ; Đề án ủy nhiệm cho tổ chức thu thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế khoán.

Thứ hai, đã bao quát và mở rộng được đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế. Theo đó số nguời nộp thuế đã tăng lên qua các năm, các loại thu nhập mới phát sinh trong nền kinh tế đã dần bao quát đuợc.

Thứ ba, đảm bảo động viên hợp lý thu nhập của dân cư, góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Thống nhất các quy định về thuế áp dụng đối với cá nhân có thu nhập, không phân biệt cá nhân nguời nuớc ngoài với nguời Việt Nam.

Thứ tư, góp phần đảm bảo nguồn thu NSNN. Giai đoạn 2014-2017 đều chứng kiến việc hầu hết hoàn thành vuợt chỉ tiêu dự toán thu NSNN.

Thứ năm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tuyên truyền pháp luật về thuế TNCN và thuế đối với hộ kinh doanh

Công tác chỉ đạo địa phuơng đuợc cải cách và đạt đuợc kết quả rõ nét khi quyết toán thuế TNCN năm 2014 (Cục thuế TP HCM truy thu 22,45 tỷ đồng của 91 cá nhân có nhiều nguồn thu nhập, trong đó có 26 nguời thuộc lĩnh vực văn nghệ sỹ) và vào thời gian thực hiện việc lập Sổ bộ thuế đối với HKD nộp thuế theo phuơng pháp khoán năm 2015 và 2016.

Thứ sáu, áp dụng thành công Công nghệ thông tin trong lĩnh vực thuế TNCN

Thí điểm triển khai nộp thuế điện tử ở cấp độ 4 đối với cá nhân: (khai thuế

điện tử

đối với hộ cho thuê nhà; thí điểm khai, nộp lệ phí truớc bạ đối với ô tô, xe máy; mở rộng

diện thí điểm khai thuê, nộp thuế điện tử đối với hộ kinh doanh thông qua các tổ

chức ủy

nhiệm thu) với kết quả đạt đuợc rất khả quan (hơn 12.000 luợt cá nhân khai thuế, nộp

thuế từ thuê nhà qua mạng; số địa bàn đuợc thí điểm cá nhân kinh doanh nộp thuế điện

về khai thuế điện tử: Sau gần một năm triển khai đã có khoảng 29.661 tài khoản cá nhân đăng ký giao dịch điện tử với khoảng 41.849 tờ khai điện tử đã đuợc thực hiện, trong đó: TPHCM là 20.059 tài khoản và 26.779 tờ khai, Hà Nội là 9.552 tài khoản và 14.690 tờ khai. Theo phản ánh, việc thực hiện khai thuế GTGT, thuế TNCN điện tử đối với hoạt động cho thuê nhà rất thuận lợi.

về triển khai nộp thuế điện tử: do cá nhân không có chữ ký điện tử và hồ sơ khai thuế của cá nhân khác so với doanh nghiệp nên thời gian vừa qua Cơ quan thuế và 6 Ngân hàng Agribank, Vietcombank, Viettinbank, BIDV, VP Bank và Napas Bank đã phối hợp để tiến hành nâng cấp ứng dụng công nghệ thông tin và kết nối để triển khai nộp thuế điện tử đối với cá nhân. Đến nay, hệ thống của Agribank, Vietcombank, Viettinbank đã đảm bảo đuợc việc nộp thuế điện tử của cá nhân.

Tiếp tục triển khai thí điềm, dần dần mở rộng thực hiện nộp thuế điện tử đối với cá nhân kinh doanh thông qua tổ chức nhận ủy nhiệm thu thuế, cụ thể: ngày 05/10/2017 Tổng cục Thuế ban hành 13 Quyết định mở rộng thí điểm UNTT đối với 99 Chi cục Thuế tại 13 Cục thuế các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Đà Nằng, Lào Cai, Bắc Ninh, Hải Duơng, Đồng Nai, Tây Ninh, Đăk Lăk, Bình Thuận, Bình Định, Nghệ An, Bạc Liêu, Thừa Thiên Huế.

Hiện tại, đã có 147 Chi cục Thuế thuộc 14 Cục Thuế các tỉnh, thành phố: Hà Nội; Hồ Chí Minh; Đà Nằng; Lào Cai; Bắc Ninh; Hải Duơng; Đồng Nai; Tây Ninh; Đắk Lắk; Bình Thuận; Bình Định; Nghệ An; Bạc Liêu; Thừa Thiên Huế tham gia thí điểm UNTT đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán. Kết quả thu ngân sách Nhà nuớc Đối với 48/147 Chi cục Thuế thuộc 14 Cục Thuế tỉnh, thành phố thí điểm thực hiện UNTT (bắt đầu từ quý I/2016) nhu sau: Kết quả thu Ngân sách Nhà nuớc năm 2016, 9 tháng đầu năm 2017 đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán tại 48/147 Chi cục Thuế thuộc 14 Cục Thuế tỉnh, thành phố thí điểm thực hiện UNTT đạt 1.965.595 triệu đồng/1.950.407 triệu đồng, tuơng đuơng với 101% so với số thuế giao UNTT (không bao gồm nợ truớc thời điểm UNTT). Đối với Cục Thuế các TP: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nằng: Kết quả thu Ngân sách Nhà nuớc năm 2016, 9 tháng đầu năm 2017 đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán tại 16 Chi cục

Thuế thí điểm thực hiện UNTT đạt 702.099 triệu đồng/641.960 triệu đồng, tuơng đuơng với 102% so với số thuế giao UNTT (không bao gồm nợ truớc thời điểm UNTT). về cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho nguời nộp thuế đã đạt đuợc mục tiêu yêu cầu đặt ra, cụ thể:(i) Đối với nguời nộp thuế: Gia tăng tiện ích cho NNT thông qua việc đa dạng hóa các hình thức nộp thuế nhu nộp thông qua các phuơng thức điện tử (POS), tin nhắn điện thoại, nộp thuế tại địa chỉ đăng ký, thanh toán tại quầy giao dịch của đơn vị nhận UNTT, thanh toán tại các điểm thu di động..; tiết kiệm thời gian, công sức của NNT; thực hiện nộp thuế nhanh chóng, dễ dàng; (ii) Đối với cơ quan thuế: tiết kiệm chi phí, thời gian và nhân lực cho ngành thuế; giảm thiểu sự tiếp xúc trực tiếp giữa cán bộ thuế và NNT; tránh các rủi ro, tiêu cực tiềm ẩn; (iii) Đối với xã hội: Phù hợp với chủ truơng chung của Chính phủ là xã hội hóa các dịch vụ công, tiết kiệm chi phí cho xã hội và ngành thuế thông qua việc tận dụng hệ thống CNTT, hệ thống cơ sở hạ tầng, kinh nghiệm trong công tác quản lý, nguồn nhân lực sẵn có của đơn vị nhận UNTT trong công tác thu thuế.

Tiếp tục triển khai Quy chế phối hợp trao đổi thông tin giữa BHXH VN và Tổng cục thuế (ký ngày 31/12/2014): phối với với Cục CNTT đã xây dựng xong ứng dụng để trao đổi và đã sẵn sàng đáp ứng về mặt kỹ thuật cho việc trao đổi và kết nối giữa 2 cơ quan bằng phuơng thức điện tử, thay cho phuơng thức thủ công nhu hiện nay, vấn đề này BHXH Việt Nam có công văn số 547/CNTT-QLDL ngày 11/9/2017 về việc kết nối trao đổi thông tin với Tổng cục Thuế; chỉ đạo các Cục thuế và Chi cục

Thuế chậm nhất là ngày 15 hàng tháng cung cấp kết quả thanh tra, kiểm tra việc trích

nộp BHXH của tháng truớc cho cơ quan BHXH ngang cấp, đua việc kiểm tra trích, nộp BHXH là tiêu chí kiểm tra, thanh tra thuế và chỉ tiêu trong quản lý rủi ro thuế nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác thanh tra, kiểm tra theo Chỉ thị số 02/CT-TCT ngày 09/12/2016 của Tổng cục truởng Tổng cục Thuế về việc tăng cuờng thực hiện quy chế phối hợp công tác giữa BHXH Việt Nam và Tổng cục Thuế. Vấn đề này Tổng cục Thuế có các công văn số 5637/TCT-TNCN ngày 8/12/2017 gửi BHXH Việt Nam, công văn số 5634/TCT-TNCN ngày 8/12/2017 gửi Cục thuế các tỉnh Tp, trực thuộc TW.

Qua đó góp phần tăng cường hiệu quả công tác quản lý thuế, giảm bớt yêu cầu

nhân lực về cán bộ thuế, giảm đáng kể thủ tục hành chính đối với cá nhân, hộ gia đình

khi khai thuế, nộp thuế và chí phí của xã hội góp phần hiện đại hóa công tác quản lý thuế, thu thuế kịp thời vào ngân sách nhà nước và là hướng đi phù hợp với xu thế phát

triển, hiện đại hóa công tác quản lý thuế của các nước trong khu vực.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

2.3.2.1. Những hạn chế trong quản lý thuế thu nhập cá nhân

Mặc dù đạt được những kết quả nhất định, công tác quản lý thuế TNCN vẫn không tránh khỏi một số hạn chế trong quá trình thực hiện, cụ thể như sau:

Thứ nhất, về cơ chế quản lý thuế

Việc triển khai xây dựng Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán thuế nội địa gắn với việc triển khai Dự án nâng cấp hệ thống ứng dụng quản lý thuế hiện hành theo mô hình tập trung (TMS). Tuy nhiên, đến tháng 11/2017 hệ thống TMS mới được triển khai đợt cuối tại 19 tỉnh miền Nam. Vì vậy, cần có thời gian đánh giá tính khả thi của các cấu phần trong Chế độ kế toán thuế nội địa, đặc biệt phần xử lý tờ khai, chứng từ, hạch toán kế toán và tổng hợp lên báo cáo kế toán thuế, thông qua đánh giá vướng mắc thực tế sẽ tiếp thu hoàn thiện Thông tư trước khi ban hành.

Chính sách liên quan đến công tác quản lý nợ giai đoạn 2014-2017 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung, song vẫn chưa giải quyết hết những vướng mắc còn tồn tại liên quan đến các khoản tiền thuế nợ không thể thu được hoặc vướng mắc trong việc thực hiện quy định để NNT được nộp dần tiền thuế nợ,.v.v.

Chưa có quy trình quản lý thuế TNCN, vì quy trình quản lý thuế TNCN cũng như sổ tay nghiệp vụ quản lý thuế TNCN nhằm giúp cán bộ thuế cũng như người nộp thuế thuận tiện trong công tác quản lý cũng như thực thi pháp luật về thuế TNCN. Một số quy định còn rườm rà, phức tạp, chưa rõ ràng, minh bạch gây khó khăn, tốn kém chi phí cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế, dễ phát sinh tiêu cực trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế.

Thứ hai, công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế chưa hiệu quả.

dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế thông qua cơ chế hợp tác với hệ thống Ngân hàng thương mại, Tổ chức tài chính, Luật sư, Hiệp hội ngành nghề, các công ty phần mềm kế toán;

Chưa xây dựng tiêu thức đánh giá chất lượng dịch vụ hỗ trợ NNT triển khai; Chưa xây dựng cơ chế tham vấn các đại lý thuế, người nộp thuế và các bên liên quan về thủ tục hành chính, chính sách thuế để từng bước cải cách và hoàn thiện pháp luật thuế;

Chưa xây dựng và áp dụng các cơ chế quản lý, giám sát và phối hợp hoạt động với các trung gian thuế, đặc biệt là các đại lý thuế trong việc hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế;

Chưa hoàn thành việc tổng kết, đánh giá hoạt động của bộ phận “một cửa” tại cơ quan thuế các cấp để đưa ra các định hướng cải thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận này trong tương lai

Hiện nay, mặc dù cơ quan thuế đã có cổng thông tin điện tử (portal) qua địa chỉ www.gdt.gov.vn, song cơ quan thuế vẫn còn có nhiều địa chỉ để giao dịch với người nộp thuế như www.tncnonline.com.vn;www.kekhaithue.gdt.gov.vn và chức năng của hệ thống còn hạn chế, chưa đảm bảo việc thực hiện đúng tính chất giao dịch một cửa cho NNT (single sign-on). Do mỗi địa chỉ phục vụ một mục đích khác nhau nên việc liên kết thông tin còn chưa kịp thời và đồng bộ...

Thứ ba, về công tác thanh tra, kiểm tra Người nộp thuế

Chưa ban hành Quy chế giám sát hoạt động đoàn thanh tra trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ quan thuế các cấp;

Chưa xây dựng hệ thống quản lý luồng công việc kết hợp với giám sát hoạt động các đơn vị thanh tra, kiểm tra các cấp trong ngành thuế;

Chưa ban hành cơ chế đánh giá hiệu quả công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra, làm cơ sở cho việc bố trí, sử dụng, luân phiên, luân chuyển;

Chưa nghiên cứu cơ chế và thực hiện triển khai rộng việc sát hạch kiến thức và kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế hàng năm đối với công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra trong toàn ngành;

Chậm ban hành mô hình trao đổi nghiệp vụ và kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế tập trung trong toàn ngành..,

Nguồn lực dành cho công tác thanh tra còn chua đáp ứng về số luợng và chất luợng so với yêu cầu quản lý thuế, tính đến 31/12/2017 đã có 24,2% công chức toàn ngành làm thanh tra, kiểm tra (mục tiêu 30% công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra đến năm 2017); phuơng pháp kỹ năng thanh tra, kiểm tra có buớc chuyển biến nhung còn chậm chua theo kịp diễn tiến và sự phát triển nhanh chóng của các tập đoàn, công ty đa quốc gia đa ngành nghề lĩnh vực. Tỷ lệ nguời nộp thuế đuợc thanh tra, kiểm tra trên tổng số nguời nộp thuế do cơ quan thuế quản lý chua đạt tỷ lệ theo mục tiêu đề ra là thanh tra tối thiểu 3% và kiểm tra tối thiểu 25% (Tỷ lệ doanh nghiệp đã thanh tra năm 2017 đạt 1,6%; năm 2016 đạt 2%; Tỷ lệ doanh nghiệp đã kiểm tra năm 2016 đạt 11,8%; năm 2017 đạt 14,5%).

Chua đạt mục tiêu đề ra là kiểm tra tự động tờ khai thuế qua phần mềm ứng dụng

của cơ quan thuế trong giai đoạn 2014-2017 là 95%..., hiện nay cơ quan thuế mới triển

khai thí điểm việc kiểm tra tự động hồ sơ khai thuế GTGT tại trụ sở cơ quan thuế (chua

xây dựng và áp dụng đuợc với các sắc thuế quan trọng khác nhu TNDN, TTĐB...).

Thứ tư, về đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế

về đăng ký thuế: Chua triển khai thực hiện Đề án thống nhất mã số thuế với mã

số bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cá nhân; chua thực hiện việc phối hợp với Bộ Kế

hoạch và Đầu tu nghiên cứu xây dựng Thông tu liên tịch về thống nhất đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế cho các đối tuợng khác nhu hộ kinh doanh, hợp tác xã...

về khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế: chua xây dựng và triển khai việc nộp thuế, hoàn thuế thông qua tài khoản chuyên thu của cơ quan thuế mở tại ngân hàng thuơng mại (do Kho bạc Nhà nuớc tạm thời chua thực hiện mở tài khoản chuyên thu của cơ quan thuế tại các ngân hàng thuơng mại); chua nghiên cứu và thực hiện việc hoàn thuế TNCN gắn liền với hồ sơ khai thuế do quy trình hoàn thuế đuợc thực hiện qua nhiều buớc, số luợng hồ sơ hoàn nhiều dồn chủ yếu vào những tháng đầu năm gây khó khăn, áp lực về thời gian cho cơ quan thuế; chua ban hành các quy định huớng dẫn về việc tiếp nhận hồ sơ khai thuế gắn liền với hoàn thuế đối với một

số trường hợp hoàn thuế GTGT; chưa ban hành quy trình thu NSNN bằng các

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI TỎNG CỤC THUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w