Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI TỎNG CỤC THUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 78 - 85)

2.3.2.1. Những hạn chế trong quản lý thuế thu nhập cá nhân

Mặc dù đạt được những kết quả nhất định, công tác quản lý thuế TNCN vẫn không tránh khỏi một số hạn chế trong quá trình thực hiện, cụ thể như sau:

Thứ nhất, về cơ chế quản lý thuế

Việc triển khai xây dựng Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán thuế nội địa gắn với việc triển khai Dự án nâng cấp hệ thống ứng dụng quản lý thuế hiện hành theo mô hình tập trung (TMS). Tuy nhiên, đến tháng 11/2017 hệ thống TMS mới được triển khai đợt cuối tại 19 tỉnh miền Nam. Vì vậy, cần có thời gian đánh giá tính khả thi của các cấu phần trong Chế độ kế toán thuế nội địa, đặc biệt phần xử lý tờ khai, chứng từ, hạch toán kế toán và tổng hợp lên báo cáo kế toán thuế, thông qua đánh giá vướng mắc thực tế sẽ tiếp thu hoàn thiện Thông tư trước khi ban hành.

Chính sách liên quan đến công tác quản lý nợ giai đoạn 2014-2017 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung, song vẫn chưa giải quyết hết những vướng mắc còn tồn tại liên quan đến các khoản tiền thuế nợ không thể thu được hoặc vướng mắc trong việc thực hiện quy định để NNT được nộp dần tiền thuế nợ,.v.v.

Chưa có quy trình quản lý thuế TNCN, vì quy trình quản lý thuế TNCN cũng như sổ tay nghiệp vụ quản lý thuế TNCN nhằm giúp cán bộ thuế cũng như người nộp thuế thuận tiện trong công tác quản lý cũng như thực thi pháp luật về thuế TNCN. Một số quy định còn rườm rà, phức tạp, chưa rõ ràng, minh bạch gây khó khăn, tốn kém chi phí cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế, dễ phát sinh tiêu cực trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế.

Thứ hai, công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế chưa hiệu quả.

dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế thông qua cơ chế hợp tác với hệ thống Ngân hàng thương mại, Tổ chức tài chính, Luật sư, Hiệp hội ngành nghề, các công ty phần mềm kế toán;

Chưa xây dựng tiêu thức đánh giá chất lượng dịch vụ hỗ trợ NNT triển khai; Chưa xây dựng cơ chế tham vấn các đại lý thuế, người nộp thuế và các bên liên quan về thủ tục hành chính, chính sách thuế để từng bước cải cách và hoàn thiện pháp luật thuế;

Chưa xây dựng và áp dụng các cơ chế quản lý, giám sát và phối hợp hoạt động với các trung gian thuế, đặc biệt là các đại lý thuế trong việc hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế;

Chưa hoàn thành việc tổng kết, đánh giá hoạt động của bộ phận “một cửa” tại cơ quan thuế các cấp để đưa ra các định hướng cải thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận này trong tương lai

Hiện nay, mặc dù cơ quan thuế đã có cổng thông tin điện tử (portal) qua địa chỉ www.gdt.gov.vn, song cơ quan thuế vẫn còn có nhiều địa chỉ để giao dịch với người nộp thuế như www.tncnonline.com.vn;www.kekhaithue.gdt.gov.vn và chức năng của hệ thống còn hạn chế, chưa đảm bảo việc thực hiện đúng tính chất giao dịch một cửa cho NNT (single sign-on). Do mỗi địa chỉ phục vụ một mục đích khác nhau nên việc liên kết thông tin còn chưa kịp thời và đồng bộ...

Thứ ba, về công tác thanh tra, kiểm tra Người nộp thuế

Chưa ban hành Quy chế giám sát hoạt động đoàn thanh tra trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ quan thuế các cấp;

Chưa xây dựng hệ thống quản lý luồng công việc kết hợp với giám sát hoạt động các đơn vị thanh tra, kiểm tra các cấp trong ngành thuế;

Chưa ban hành cơ chế đánh giá hiệu quả công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra, làm cơ sở cho việc bố trí, sử dụng, luân phiên, luân chuyển;

Chưa nghiên cứu cơ chế và thực hiện triển khai rộng việc sát hạch kiến thức và kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế hàng năm đối với công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra trong toàn ngành;

Chậm ban hành mô hình trao đổi nghiệp vụ và kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế tập trung trong toàn ngành..,

Nguồn lực dành cho công tác thanh tra còn chua đáp ứng về số luợng và chất luợng so với yêu cầu quản lý thuế, tính đến 31/12/2017 đã có 24,2% công chức toàn ngành làm thanh tra, kiểm tra (mục tiêu 30% công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra đến năm 2017); phuơng pháp kỹ năng thanh tra, kiểm tra có buớc chuyển biến nhung còn chậm chua theo kịp diễn tiến và sự phát triển nhanh chóng của các tập đoàn, công ty đa quốc gia đa ngành nghề lĩnh vực. Tỷ lệ nguời nộp thuế đuợc thanh tra, kiểm tra trên tổng số nguời nộp thuế do cơ quan thuế quản lý chua đạt tỷ lệ theo mục tiêu đề ra là thanh tra tối thiểu 3% và kiểm tra tối thiểu 25% (Tỷ lệ doanh nghiệp đã thanh tra năm 2017 đạt 1,6%; năm 2016 đạt 2%; Tỷ lệ doanh nghiệp đã kiểm tra năm 2016 đạt 11,8%; năm 2017 đạt 14,5%).

Chua đạt mục tiêu đề ra là kiểm tra tự động tờ khai thuế qua phần mềm ứng dụng

của cơ quan thuế trong giai đoạn 2014-2017 là 95%..., hiện nay cơ quan thuế mới triển

khai thí điểm việc kiểm tra tự động hồ sơ khai thuế GTGT tại trụ sở cơ quan thuế (chua

xây dựng và áp dụng đuợc với các sắc thuế quan trọng khác nhu TNDN, TTĐB...).

Thứ tư, về đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế

về đăng ký thuế: Chua triển khai thực hiện Đề án thống nhất mã số thuế với mã

số bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cá nhân; chua thực hiện việc phối hợp với Bộ Kế

hoạch và Đầu tu nghiên cứu xây dựng Thông tu liên tịch về thống nhất đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế cho các đối tuợng khác nhu hộ kinh doanh, hợp tác xã...

về khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế: chua xây dựng và triển khai việc nộp thuế, hoàn thuế thông qua tài khoản chuyên thu của cơ quan thuế mở tại ngân hàng thuơng mại (do Kho bạc Nhà nuớc tạm thời chua thực hiện mở tài khoản chuyên thu của cơ quan thuế tại các ngân hàng thuơng mại); chua nghiên cứu và thực hiện việc hoàn thuế TNCN gắn liền với hồ sơ khai thuế do quy trình hoàn thuế đuợc thực hiện qua nhiều buớc, số luợng hồ sơ hoàn nhiều dồn chủ yếu vào những tháng đầu năm gây khó khăn, áp lực về thời gian cho cơ quan thuế; chua ban hành các quy định huớng dẫn về việc tiếp nhận hồ sơ khai thuế gắn liền với hoàn thuế đối với một

số trường hợp hoàn thuế GTGT; chưa ban hành quy trình thu NSNN bằng các phương thức điện tử; chưa ban hành Quy trình tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế và thông báo kết quả giải quyết hồ sơ hoàn thuế qua mạng Internet.

về mục tiêu nộp thuế qua hệ thống ngân hàng: mặc dù số tiền nộp qua hệ thống ngân hàng đạt được trên 92% số thuế đã kê khai song tổng số tiền nộp vào NSNN thông qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế và nộp qua Internetbanking của ngân hàng hiện mới đạt hơn 169 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 19,6% tổng thu nội địa

Thứ năm, về tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực

Việc kiện toàn tổ chức bộ máy còn tồn tại: chậm kiện toàn bộ phận pháp chế, bộ phận kế toán thuế của cơ quan thuế các cấp so với kế hoạch đề ra; chưa nghiên cứu, bổ sung chức năng quản lý thu bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp cho cơ quan thuế; chưa triển khai thành lập bộ phận chuyên nghiệp quản lý sự thay đổi; chưa được bổ sung chức năng điều tra cho cơ quan thuế.

về cơ cấu phân bổ nguồn nhân lực đã được chú trọng trong thời gian qua, tuy nhiên tỷ lệ công chức tại một số bộ phận nghiệp vụ còn thấp so với yêu cầu, tỷ lệ công

chức tại bộ phận quản lý hộ kinh doanh, doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ chiếm tỷ

trọng lớn...; thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao có kỹ năng nghiệp vụ quản lý thuế chuyên sâu, chuyên nghiệp, có các kiến thức bổ trợ như tin học, ngoại ngữ để đáp ứng

được yêu cầu công tác quản lý thuế hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang

diễn ra ngày càng sâu rộng, về đào tạo phát triển nguồn nhân lực cũng chưa đạt so với

yêu cầu, tỷ lệ công chức được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu theo từng chức

năng quản lý thuế thấp, chỉ đạt 13,4% so với mục tiêu đề ra là 35%.

Chưa hoàn thành việc xây dựng bản mô tả công việc ở từng vị trí công việc để chuẩn hóa chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế các cấp.

Thứ sáu, về phát triển hệ thống công nghệ thông tin và hiện đại hóa hạ tầng kỹ thuật

Hệ thống CNTT vẫn chưa đáp ứng kịp tốc độ đổi mới nhanh chóng của yêu cầu cải cách và hiện đại hóa quản lý thuế, với các nội dung thay đổi của hệ thống

chính sách pháp luật thuế; mức độ tích hợp và tự động hóa chua cao.

Chua triển khai rộng rãi một số ứng dụng CNTT phục vụ nguời dân, doanh nghiệp cũng nhu phục vụ trong quản lý nội bộ ngành Thuế nhu: Hệ thống ứng dụng công nghệ Call Center tại Trung tâm giải đáp thuế bằng điện thoại (do chua đuợc phê duyệt để vận hành Trung tâm này trong toàn ngành mặc dù đã đuợc triển khai thí điểm); Hệ thống quản lý nhân sự trong toàn ngành Thuế, đảm bảo kết nối, trao đổi thông tin về quản lý nhân sự của toàn ngành Tài chính; Hệ thống quản lý các đại lý thuế và cấp chứng chỉ cho đại lý thuế.

Chua chuẩn hóa chức năng, nhiệm vụ của công chức, viên chức CNTT trong ngành Thuế tại từng cấp, từng vị trí công tác do đang chờ ý kiến của Bộ Nội vụ về Bản mô tả vị trí công việc làm căn cứ để xây dựng quy chế, bố trí nhân lực phù hợp.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

a. Nhóm nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất do cơ sở pháp lý trong quản lý thuế TNCN chưa hoàn thiện. Cơ chế chính sách pháp luật về thuế TNCN vẫn còn khá phức tạp, lồng ghép nhiều chính sách xã hội, còn nhiều chính sách miễn giảm khác nhau ở một số nhóm thu nhập tính thuế nên dễ phát sinh tiêu cực, tạo kẽ hở cho NNT lách luật, trốn thuế.

Thứ hai do chức năng nhiệm vụ của cơ quan thuế bị hạn chế. Cơ quan thuế chua đuợc giao điều tra, khởi tố các vụ vi phạm về thuế, chức năng cuỡng chế thu nợ thuế đối với cá nhân chua đuợc quy định rõ nên việc xác định và xử lý chua kịp thời các gian lận lớn về thuế và xử lý nợ đọng gặp nhiều khó khăn. Cơ quan thuế còn thiếu chức năng khởi tố, điều tra các vụ vi phạm pháp luật về thuế. Vì vậy, chua phát huy đuợc sức mạnh tổng hợp và tính chuyên nghiệp của hệ thống thuế trong việc điều tra, khởi tố các hành vi, thủ đoạn gian lận tiền thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế. về chức năng cuỡng chế thuế, phần lớn chỉ mới dừng lại ở chức năng huớng dẫn, đôn đốc nên hiệu quả răn đe chua cao. Mặt khác trình độ hiểu biết và ý thức chấp hành Luật của một bộ phận lớn dân cu còn hạn chế, tâm lý trốn thuế còn lan truyền, trong khi lực luợng cán bộ thuế còn mỏng, không thể thực hiện thanh tra kiểm tra thuế trên diện rộng để phát hiện các hành vi vi phạm và xử lý.

Thứ ba, năng lực chuyên môn của cán bộ thuế chưa đồng đều. Nguyên nhân chủ yếu là do độ tuổi trung bình của cán bộ ngành thuế tuơng đối già, một số cán bộ có độ tuổi khá cao ngại nghiên cứu chính sách mới, còn nhiều hạn chế trong ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trong khi đó thuế TNCN là một lĩnh vực hoàn toàn mới trong khi công tác đào tạo cán bộ chua đuợc chú trọng toàn diện.

Thứ tư, do chưa có quy trình quản lý thuế TNCN, vì quy trình quản lý thuế TNCN cũng nhu sổ tay nghiệp vụ quản lý thuế TNCN nhằm giúp cán bộ thuế cũng nhu nguời nộp thuế thuận tiện trong công tác quản lý cũng nhu thực thi pháp luật về thuế TNCN. Một số quy định còn ruờm rà, phức tạp, chua rõ ràng, minh bạch gây khó khăn, tốn kém chi phí cho cả nguời nộp thuế và cơ quan thuế, dễ phát sinh tiêu cực trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế.

Thứ năm, một số quy định còn rườm rà, phức tạp, chưa rõ ràng, minh bạch

gây khó khăn, tốn kém chi phí cho cả nguời nộp thuế và cơ quan thuế, dễ phát sinh tiêu cực trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế. Một số quy định về kê khai, quyết toán thuế quy định tại Luật thuế TNCN còn chua phù hợp với thực tế, nhất là đối với hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện nộp thuế khoán.

Thực tế quản lý thu cho thấy, quy định này nhằm mục tiêu kiểm soát thu nhập nhung phát sinh thêm nhiều thủ tục mà không tăng thêm số thuế, nhiều truờng hợp cá nhân có số thuế nộp thừa trong năm nhỏ không có yêu cầu về hoàn lại thuế hoặc bù trừ vào số thuế phải nộp kỳ sau nhung vẫn phải thực hiện quyết toán thuế.

b. Nhóm nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, do tình hình kinh tế, xã hội trong thời gian qua có nhiều biến động. Môi truờng kinh tế giai đoạn này khá khó khăn nhiều biến động, tốc độ tăng truờng kinh tế của Việt Nam suy giảm mạnh, trong khi chỉ số tiêu dùng lại liên tục tăng, lạm phát cao, nhập siêu còn cao, sản xuất kinh doanh còn khó khăn, lãi suất tuy có dấu hiệu giảm nhung còn cao, đời sống của nguời nghèo, nguời có thu nhập thấp còn gặp nhiều khó khăn. Đây là mức suy thoái tồi tệ nhất của Việt Nam trong hơn 10 năm trở lại đây.

Thứ hai, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc còn nhiều hạn chế

Hiện nay, cơ quan Tổng cục thuế không đủ chỗ làm việc, phải đi thuê ở các địa điểm xung quanh, các cơ quan thuế địa phuơng đều trong tình trạng chật hẹp. Trang thiết bị phục vụ công tác quản lý còn bị hạn chế nghèo nàn, công nghệ thông tin, máy móc còn đơn sơ.

Thứ ba, công tác phối hợp với cơ quan hữu quan chưa tốt

Sự phối kết hợp trong thực hiện pháp luật về thuế TNCN của các cơ quan chức năng và tổ chức, cá nhân có liên quan còn chua chặt chẽ và đồng bộ giữa ngành thuế và các ngành có liên quan nhu Bộ Tài nguyên và môi truờng, Bộ lao động thuơng binh và xã hội, Bộ Công thuơng, Ngân hàng Nhà nuớc, Hải quan... vì thế không phát hiện kịp thời và xử lý các vi phạm.

Một số cấp uỷ, chính quyền địa phuơng chua có sự quan tâm đúng mức và chua thực sự coi công tác thuế là nhiệm vụ của địa phuơng mình. Các cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân có liên quan (nhu cơ quan địa chính, xây dựng, giao thông, công an, kiểm sát, ngân hàng, các cơ quan thông tin đại chúng...) ở từng nơi, từng lúc thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và có hiệu quả với cơ quan thuế trong việc cung cấp thông tin và áp dụng các biện pháp hỗ trợ để thu đầy đủ, kịp thời tiền thuế vào Ngân sách Nhà nuớc. Đặc biệt chua có sự kết hợp giữa cơ quan thuế với Cục xuất nhập cảnh để quản lý thuế đối với cá nhân nguời nuớc ngoài. Thiếu sự hợp tác với các cơ quan nuớc ngoài để trao đổi thông tin về tình hình thu nhập theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần vì thế khó khăn cho việc xác định thu nhập của nguời nuớc ngoài hoặc nguời Việt Nam công tác, học tập tại nuớc ngoài.

Ở Việt Nam hiện nay, quá trình thanh toán tiền bằng tiền mặt vẫn là chủ yếu nên đã gây khó khăn cho cán bộ thuế trong công tác kiểm tra thu nhập của nguời lao

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI TỎNG CỤC THUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 78 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w