Khái niệm hiệu quả huy động vốn

Một phần của tài liệu 0376 giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh nam hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 32 - 35)

Để đánh giá xem hoạt động huy động vốn có hiệu quả hay không các NHTM không chỉ xem xét đánh giá khối lượng vốn đã huy động được, hay sự tăng trưởng vốn kỳ đánh giá so với kỳ trước, mà ngân hàng còn phải quan tâm đến những vấn đề khác như: cách thức thực hiện để huy động những nguồn vốn đó? Nguồn vốn đó tính ổn định có cao không? Chi phí huy động rẻ hay đắt tương đối so với các năm trước và so với mặt bằng các ngân hàng thế nào? Ngân hàng đã sử dụng nguồn vốn đó như thế nào trong hoạt động cho vay và đầu tư của mình? Tỷ trọng các loại vốn có hợp lý không? Việc huy động vốn có phù hợp với kế hoạch kinh doanh và đảm bảo được chỉ tiêu lợi nhuận đã đề ra hay không?

Hiệu quả huy động vốn là phạm trù phản ánh trình độ và khả năng thực hiện công tác huy động vốn có kết quả cao với chi phí thấp nhất. Huy động vốn có hiệu quả phải đảm bảo tiết kiệm chi phí và huy động đủ nguồn vốn với mục đích làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng, đảm bảo khả năng thanh toán và đáp ứng các yêu cầu quy định của NHNN và pháp luật.

- Quy mô, cơ cấu nguồn vốn huy động đủ lớn để tài trợ cho các danh mục tài sản và không ngừng tăng truởng ổn định: nguồn vốn huy động phải

xuất phát từ nhu cầu kinh doanh của NHTM đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử

dụng vốn. Nhu vậy, nguồn vốn huy động phải đảm bảo sự ổn định, có

sự tăng

trưởng và cơ cấu hợp lý để có thể thỏa mãn các nhu cầu về cấp tín dụng, thanh toán và các hoạt động khác.

- Nguồn vốn có chi phí hợp lý: Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả huy động vốn. Chi phí huy động vốn phụ thuộc vào

mức lãi suất huy động của ngân hàng, mức lãi suất huy động càng cao càng

thu hút khách hàng. Tuy nhiên nếu mức lãi suất huy động cao sẽ đẩy lãi suất

cho vay tăng tương ứng để đảm bảo bù đắp chi phí vốn bỏ ra.

- Có sự cân xứng giữa huy động vốn phù hợp với sử dụng vốn: Các ngân hàng không thể chỉ huy động vốn càng nhiều càng tốt mà còn phải tìm nơi

đầu tư có hiệu quả bởi nếu không cho vay và đầu tư hết sẽ gây tình

trạng ứ

đọng vốn, chi phí bỏ ra nhiều mà không đem lại lợi nhuận. Ngược lại,

khi có

nhu cầu sử dụng vốn tăng cao mà ngân hàng không có khả năng thu hút vốn,

ngân hàng sẽ mất đi cơ hội kinh doanh và khả năng tạo lợi nhuận giảm sút,

chiến lược quốc gia vì những lý do chủ yếu sau: - Đối với ngân hàng:

Trong môi trường kinh doanh ngân hàng cạnh tranh gay gắt thì vốn là một lợi thế cho các ngân hàng. Ngân hàng có nguồn vốn huy động hiệu quả sẽ có khả năng thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng cũng như có khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng thu nhập, củng cố vị trí trên tị trường. Huy động vốn có hiệu quả giúp ngân hàng giảm thiểu tối đa các chi phí không cần thiết, đồng thời vẫn đảm bảo sự hài lòng của khách hàng, như vậy giúp chi phí huy động vốn của ngân hàng giảm, lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh tăng lên, góp phần thúc đẩy sự phát triển cảu ngân hàng.

- Đối với người dân;

Nghiệp vụ huy động vốn cung cấp cho họ một kênh đầu tư hiệu quả và rất an toàn. Khi gửi tiền vào ngân hàng, khách hàng không những yên tâm về nguồn tiết kiệm của mình mà còn được mang lại một nguồn thu nhập đáng kể, ngoài ra họ còn có cơ hội tiếp cận nhiều hơn đến các dịch vụ, tiện ích ngân hàng, đáp ứng nhu cầu ngáy càng gia tăng của mình. Hơn nữa, nguồn vốn này sẽ được đưa vào đầu tư tạo ra sự tăng trưởng cho nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và mức sống của họ.

- Đối với nền kinh tế:

Việc khơi thông nguồn vốn sẽ giúp cho việc cân đối giữa cung và cầu về vốn, giúp cho cỗ máy kinh tế được bôi trơn, hoạt động một cách nhịp nhàng và có hiệu quả. Góp phần thực hiện chính sách tiền tệ, kiềm chế lạm phát trong nền

kinh tế thị trường. Ổn định tiền tệ và kiềm chế lạm phát là nhiệm vụ quan trọng

hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Từ kinh nghiệm của các nước công nghiệp cho thấy để ổn định tiền tệ và kiềm chế lạm phát, đòi

trong nền kinh tế, đặc biệt là huy động vốn qua hệ thống NHTM.

Góp phần tích cực trong sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nuớc thông qua nghiệp vụ huy động vốn của các NHTM mà mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế đuợc đua vào phục vụ mục tiêu đầu tư phát triển, tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế quốc dân góp phần quan trọng vào việc thực hành tiết kiệm, huy động cả nội lực và ngoại lực để xây dựng đất nước theo hướng phát triển và hội nhập nền kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu 0376 giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh nam hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 32 - 35)