Chiphí huy động vốn

Một phần của tài liệu 0376 giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh nam hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 64 - 67)

b. Một số chỉ tiêu định tính chủ yếu

2.2.2.3. Chiphí huy động vốn

❖ Về lãi suất huy động vốn và cơ chế FTP

Lãi suất giữ vị trí quan trọng trong việc HĐV của NHTM, thông thuờng lãi suất huy động càng cao thì doanh số HĐV đuợc càng lớn và nguợc lại. Tuy nhiên không phải ngân hàng thích huy động với lãi suất bao nhiêu cũng đuợc, mà lãi suất huy động còn phụ thuộc vào lãi suất cho vay, tình hình hoạt động của ngân hàng, các quy định của NHNN trong từng thòi kỳ. BIDV là một ngân hàng lớn có hệ thống chi nhánh phân phối khắp trên các tỉnh trong toàn quốc. Truớc đây, các chi nhánh tự cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, nếu thiếu sẽ đi vay từ Hội sở chính và khi thừa sẽ đi đầu tu tại Hội sở chính và trên thị truờng liên ngân hàng, do vậy trong hệ thống BIDV sẽ có các chi nhánh thừa vốn và các chi nhánh thiếu vốn để cân đối phục vụ cho các hoạt động kinh doanh. Để đảm bảo cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn trong toàn hệ thống cũng nhu nắm bắt các thông tin va fđua ra các quyết định điều hành vốn nhanh chóng, chính xác, hệ thống BIDV đã áp dụng cơ chế điều hành vốn nội bộ. Khi thực hiện cơ chế này, tất cả các chi nhánh của BIDV khi huy động được bao nhiêu sẽ bán lại toàn bộ số vốn huy động cho Hội sở chính theo kỳ hạn huy động, và khi cần sử dụng để cho khách hàng vay thì các chi nhánh sẽ thực hiện mua vốn nội bộ từ Hội sở chính. Định kỳ, Hội sở chính sẽ công bố mức lãi suất mua bán nội bộ, căn cứ vào mức lãi suất đó, các chi nhánh sẽ quyết định mức lãi suất huy động và cho vay của mình trên cơ sở tuân thủ đúng các chỉ đạo của BIDV, NHNN trong từng thời kỳ với nguyên tắc an toàn, hiệu quả.

❖ Chi phí huy động vốn

Bảng 2.6: Chi phí huy động vốn

CP ngoài lãi/ Tổng VHĐ từ KHCN

0.014 0.016 0.0172

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh BIDVNam Hà Nội

Thu nhập từ hoạt động HĐV từ năm 2014 đến 2016 tăng đều khoảng 12% - 14%, trong đó năm 2016 cao nhất (593.677 tỷ đồng), đóng góp một phần lớn vào thu nhập từ lãi cho chi nhánh. Nhìn vào tỷ lệ chi phí trả lãi/ Tổng VHĐ có thể thấy chi phí trả lãi để huy động được 1 đồng vốn đang ngày càng giảm. Như vậy chính sách huy động vốn của chi nhánh không chỉ tập trung vào việc làm thế nào để duy trì nền vốn cho chi nhánh mà còn là làm thế nào để huy động vốn với chi phí tối thiểu nhất và mang lại thu nhập cao nhất. Có thể nói chính sách huy động vốn của chi nhánh tương đối ổn định và hiệu quả.

54

Bảng 2.7: Chi phí huy động vốn ngoài lãi

bao gồm các chi phí hoạt động khác: Chi phí trả lương cho cán bộ công nhân viên, chi phí hoạt động (chi phí thuê mặt bằng, điện nước,...), chi phí quảng cáo, khuyến mại, chi phí công cụ, dụng cụ, tài sản cố định,. Qua bảng 2.7, chi phí ngoài lãi có xu hướng tăng dần từ năm 2014 là 61.523 tỷ đồng lên mức112.522 tỷ đồng năm 2016, điều này đã đẩy chi phí bình quân cho một đồng vốn huy động lên. Đây là một hạn chế trong công tác huy động vốn tại chi nhánh.

Một phần của tài liệu 0376 giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh nam hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w