Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản trị tài sản Cócủa NHTM

Một phần của tài liệu 0399 giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tài sản có tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn hồng hà luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 32 - 35)

i, tỷ lệ thu nhập mong đợ

1.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản trị tài sản Cócủa NHTM

1.2.3.1 Nhóm nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh ngân hàng

Môi trường hoạt động kinh doanh của ngân hàng gắn liền với mọi hoạt động kinh kế xã hội. Nên nhóm nhân tố về môi trường kinh doanh ngân hàng rất đa dạng và bao trùm của mọi hoạt động trong nền kinh tế. Song giới hạn ở đây, luận văn chỉ phân tích những nhân tố tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng như:

- Môi trường kinh tế: Là một hệ thống bao gồm nhiều hoạt động kinh tế có quan hệ chặt chẽ, ràng buộc lẫn nhau. Trong nền kinh tế, với vai trò là trung gian hoạt động của NHTM là cầu nối cho các hoạt động khác, nên hoạt động ngân hàng nói chung đặc biệt nhạy cảm với các biến động kinh tế và chịu sự tác động mạnh mẽ của môi trường kinh tế. Môi trường kinh tế tác động đến các hoạt động ngân hàng theo hướng: vào khách hàng và vào thị trường tài chính. Nền kinh tế càng phát triển thì sự vận động của nó càng đa dạng và phức tạp đòi hỏi hoạt động của ngân hàng cũng phải phát triển theo với một danh mục sản phẩm dịch vụ được đa dạng hóa.

Chỉ tiêu này có ý nghĩa đối với các cổ đông của ngân hàng vì nó phản ánh khả 30

31

Khách hàng của ngân hàng là các cá nhân, tổ chức nên môi trường kinh tế còn ảnh hưởng đến sử dụng vốn của ngân hàng thông qua việc ảnh hưởng đến thu nhập, sức mua, khối lượng và phương thức thanh toán của mỗi đối tượng khách hàng.

- Môi trường pháp lý: Đây là nhân tố thuộc môi trường bên ngoài tác động lớn nhất và thường xuyên nhất tới hoạt động kinh doanh của NHTM. Do ảnh hưởng của hoạt động tài chính vào nền kinh tế mà mỗi NHTM đều chịu sự kiểm soát chặt chẽ của pháp luật từ khi mới được thành lập. Luật pháp tạo ra cơ sở pháp lý cho các hoạt động của ngân hàng. Đó là những quy định buộc các ngân hàng phải tuân theo, đồng thời cũng là cơ sở để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng.

1.2.3.1 Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng.

Khách hàng của NHTM gồm những khách hàng tiền gửi, khách hàng vay vốn, khách hàng sử dụng dịch vụ .... Khách hàng của ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành quy mô, chất lượng và cơ cấu tài sản Có. Nếu người sử dụng tài sản Có hiệu quả, khả năng thanh khoản tốt thì khoản cho vay của ngân hàng sẽ hoàn trả đúng hạn, chứng khoán mà ngân hàng nắm giữ chắc chắn sẽ tăng giá ... điều đó đồng nghĩa với chất lượng tài sản Có của NHTM được tốt và ngược lại.

Trước kia khách hàng đến với ngân hàng như một “trung gian” tiền tệ với các hoạt động chủ yếu gồm huy động, cho vay, thanh toán . thì ngày nay, khách hàng đòi hỏi ở ngân hàng sự đa dạng về các sản phẩm dịch vụ với chất lượng cao. Để nâng cao nhận thức của khách hàng về các sản phẩm ngân hàng mới, thì một trong những biện pháp đơn giản và hiệu quả là các ngân hàng phải tăng cường công tác thông tin, quảng cáo, giới thiệu về các sản phẩm dịch vụ của mình làm cho khách hàng nhận thức được sự thành đạt của ngân hàng cũng chính là sự thành đạt của mình.

1.2.3.2 Nhóm nhân tố thuộc bản thân ngân hàng

Chiến lược kinh doanh của ngân hàng: Mỗi ngân hàng khi triển khai bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào cũng đều phải xây dựng cho mình một kế hoạch kinh doanh, một tầm nhìn phù hợp. Đó chính là chiến lược kinh doanh, được xây dựng trên nền tảng điều tra, khảo sát các đối tượng khách hàng mục tiêu, môi trường kinh

32

doanh ngân hàng, nguồn lực của bản thân ngân hang... Neu một ngân hàng xác định được tầm quan trọng của sử dụng tài sản Có trong hoạt động kinh doanh của mình thì ngân hàng đó sẽ có những nguồn lực thích đáng để phát triển tài sản Có.

Quy mô và uy tín của Ngân hàng: Uy tín của mỗi ngân hàng trong hệ thống tài chính là tài sản vô hình của ngân hàng đó. Uy tín phải được tạo dựng qua nhiều năm hoạt động có hiệu quả, qua công tác quảng cáo khuếch trương để tạo ra hình ảnh của ngân hàng trên thị trường. Bên cạnh đó quy mô là nhân tố quan trọng quyết định cơ cấu danh mục đầu tư của ngân hàng. Cơ cấu vốn của ngân hàng quyết định khả năng chi trả và cung ứng sản phẩm dịch vụ cho khách hàng. Tùy theo quy mô của mình mà mỗi ngân hàng sẽ tập trung vào loại tài sản Có nào mà mình có ưu thế nhất.

Cơ cấu tổ chức của ngân hàng: Cơ cấu của ngân hàng bao gồm hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban, mạng lưới hoạt động của ngân hàng. Trong mỗi ngân hàng, vai trò, chức năng, quyền hạn của ban lãnh đạo từng cấp được xác định theo từng mức độ khác nhau. Đặc biệt, đối với sự phát triển của tài sản Có, hệ thống ngân hàng cần xây dựng một cơ cấu tổ chức phù hợp để xác định rõ kênh hoạt động, phân định rõ giữa bộ máy quản lý và bộ phận giao dịch trực tiếp với khách hàng, triển khai hoạt động nhằm hướng tới việc phục vụ khách hàng hiệu quả hơn. Đồng thời cần chú trọng việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực một cách tốt nhất có thể.

Trình độ kỹ thuật - công nghệ của ngân hàng: Công nghệ hiện đại sẽ tạo ra sự nâng cao chất lượng của ngân hàng, giảm bớt thời gian và chi phí giao dịch, tăng khả năng kiểm soát đối với các dịch vụ ngân hàng cập nhập, thu thập, xử lý và phân tích thông tin nhanh hơn, cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đa tiện ích, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng lòng trung thành của khách hàng đối với ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0399 giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tài sản có tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn hồng hà luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w