3 1,7% 1.642 206 11,2% Ngoại tệ (quy đô
3.2.5 Kiểm soát chặt chẽ rủi ro lãi suất
89
rủi ro thanh khoản ... Chi nhánh NHNo&PTNT Hồng Hà vần phải tăng cường nghiên cứu, ứng dụng các nội dung quản trị tài sản theo mục tiêu như: quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất, quản lý khe hở kỳ hạn, hướng hoạt động quản trị tài sản của ngân hàng theo thông lệ, đảm bảo an toàn trong hoạt động và tối đa hóa lợi nhuận.
Ngày nay các ngân hàng cần phải xem xét danh mục tài sản Có - tài sản Nợ như một thể thống nhất trong quá trình đánh giá ảnh hưởng của chúng tới mục tiêu tổng quát của ngân hàng, đó là khả năng sinh lời tối đa với mức rủi ro có thể chấp nhận được. Nói một cách khác mục đích của hoạt động quản trị tài sản là tối đa hóa hoặc ít nhất là ổn định mức thu nhập từ lãi và chi phí trả lãi, tối đa hóa hoặc ít nhất là bảo vệ giá trị tài sản của ngân hàng với mức rủi ro hợp lý. Một trong những loại rủi ro lớn nhất mà ngân hàng thường xuyên phải đối mặt là rủi ro lãi suất. Cho dù có theo đuổi chiến lược quản lý nào, ngân hàng cũng khó có thể hoàn toàn loại bỏ được hình thức rủi ro tiềm tàng và nguy hiểm nhất này. Từng ngân hàng không kiểm soát được lãi suất thị trường vì lãi suất được quyết định bởi các lực lượng nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng, đặc biệt là mức cung và mức cầu tín dụng trên thị trường. Khi lãi suất thị trường thay đổi thì những nguồn thu chính từ danh mục cho vay và đầu tư chứng khoán cũng như chi phí đối với tiền gửi và các nguồn vốn vay đều bị tác động. Ngoài ra, sự thay đổi lãi suất ảnh hưởng đến giá trị thị trường của tài sản và nợ, làm thay đổi giá trí vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Vì vậy lãi suất thay đổi tác động đến toàn bộ bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập của ngân hàng. Do đó đòi hỏi ngân hàng phải biết đối phó với những thay đổi lãi suất trên thị trường nhằm kiểm soát và bảo vệ thu nhập từ lãi, chi phí trả lãi, thu nhập lãi cận biên, giá trị tài sản và giá trị ròng của ngân hàng.
Một trong những công cụ phổ biến nhất hiện nay nhằm quản lý rủi ro lãi suất là quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất. Phương pháp này tập trong vào việc bảo vệ hoặc tối đa hóa tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng (tỷ lệ này được xác định bằng thu từ lãi trừ chi phí trả lãi chia cho tổng tài sản hay tổng tài sản sinh lời). Để đạt được mục tiêu này, trước hết chi nhánh NHNo&PTNT Hồng Hà cần phải tập trung vào những bộ phận nhạy cảm nhất với lãi suất trong danh mục tài sản và nợ,
90
đó là các tài sản sinh lợi như các khoản cho vay, đầu tư hay các khoản tiền gửi, khoản vay trên thị trường tiền tệ...
Ngân hàng cần sử dụng chiến lược phổ biến nhất trong ngăn ngừa và kiểm chế rủi ro lãi suất đó là chiến lược quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất. Kỹ thuật quản lý khe hở yêu cầu các nhà quản lý ngân hàng phải tiến hành phân tích kỳ hạn, định giá lại các cơ hội gắn với tài sản sinh lời của ngân hàng, những khoản tiền gửi cũng như với những khoản vốn vay trên thị trường.
Trong quản trị tài sản, nếu nhà quản lý ngân hàng nhận thấy mức rủi ro của ngân hàng là quá lớn thì cần phải thực hiện một số điều chỉnh sao cho giá trị của các tài sản nhạy cảm lãi suất (Những tài sản mà có thể được định giá lại khi lãi suất thay đổi) trở nên phù hợp với mức tối đa với giá trị vốn tiền gửi và vốn vay nhạy cảm lãi suất (những khoản vốn mà lãi suất được điều chỉnh theo điều kiện thị trường). Vì vậy tại bất kỳ thời điểm nào, ngân hàng cũng có thể tự bảo vệ trước những thay đổi của lãi suất, bằng cách đảm bảo cân bằng: giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất = Giá trị nợ nhạy cảm lãi suất (khi giá trị tài sản nhạy cảm là lớn hơn sự là nhạy cảm tài sản, giá trị nợ nhạy cảm lãi suất lớn hơn gọi là nhạy cảm nợ). Khi ngân hàng trong tình trạng nhạy cảm tài sản là có lợi, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên tăng khi lãi suất tăng và ngược lại, sự sụt giảm trong lãi suất sẽ làm tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng giảm.
Tuy nhiên phương pháp khe hở nhạy cảm lãi suất không nhằm mục đích bảo vệ tài sản và đặc biệt là không bảo vệ được giá trị ròng của ngân hàng. Để khắc phục hạn chế này, ngân hàng cần sử dụng phương pháp quản lý khe hở kỳ hạn đồng thời cần tính toán kỳ hạn hoàn vốn của tài sản và kỳ hạn hoàn trả của nguồn vốn huy động trong ngân hàng. Kỳ hạn hoàn vốn xác định thời gian trung bình cần thiết để hoàn trả khoản vốn đã huy động (ví dụ các khoản thanh toán lãi và vốn vay). Chênh lệch giữa kỳ hạn hoàn vốn trung bình với kỳ hạn hoàn trả trung bình là khe hở kỳ hạn. Do mức độ nhạy cảm lãi suất tỷ lệ thuận với quy mô của khe hở kỳ hạn, cho ta thấy giá trị vốn vay phải thay đổi nhiều hơn giá trị tài sản Có thể loại bỏ rủi ro lãi suất. Nếu kỳ hạn hoàn vốn trung bình của tài sản không tương đương với kỳ hạn hoàn trả trung bình của ngồn vốn vay thì ngân hàng sẽ phải gánh chịu rủi ro lãi
91
suất. Điều này có nghĩa là khe hở kỳ hạn lớn thì tài sản ròng của ngân hàng càng nhạy cảm với sự thay đổi của lãi suất.
Khi kỳ hạn hoàn vốn của tài sản lớn hơn kỳ hạn hoàn trả của nợ, ta có khe hở dương. Khi kỳ hạn hoàn vốn của tài sản nhỏ hơn kỳ hạn hoàn trả của nợ, ta có khe hở âm. Neu lãi suất bên nguồn và bên tài sản cùng thay đổi một lượng như nhau thì sự thay đổi trong giá trị của danh mục tài sản và danh mục nợ sẽ khác nhau. Trường hợp khe hở kỳ hạn dương, lãi suất tăng lên sẽ làm giảm giá trị ròng của ngân hàng bởi vì giá trị tài sản giảm nhiều hơn giá trị các khoản nợ. Theo đó giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu sẽ giảm. Với khe hở kỳ hạn âm thì ngược lại lãi suất tăng, giá trị các khoản nợ giảm nhiều hơn giá trị tài sản, dẫn tới sự gia tăng vốn chủ sở hữu. Vì vậy chi nhánh NHNo&PTNT Hồng Hà cần nghiên cứu để giảm thiểu rủi ro lãi suất bằng cách biến bảng tổng kết tài sản của ngân hàng sao cho có được một khe hở tích cực hơn, bằng cách tăng tổng số tài sản nhạy cảm lãi suất và giảm tổng các khoản nợ nhạy cảm lãi suất để có một khe hở không âm. Thực chất là ngân hàng phải rút ngắn thời hạn hoàn vốn của các tài sản hoặc một cách tương đương là kéo dài thời hạn hoàn trả của các khoản nợ. Nói một cách khác ngân hàng cần bổ sung các nguồn vốn dài hạn và giảm bớt các khoản cho vay, đầu tư dài hạn.