Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu 0399 giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tài sản có tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn hồng hà luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 108 - 110)

3 1,7% 1.642 206 11,2% Ngoại tệ (quy đô

3.2.9 Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

Công tác cán bộ bao giờ cũng là khâu quan trọng nhất góp phần tạo nên sự thành công của một tổ chức. Đối với lĩnh vực ngân hàng thì yếu tố con người càng có ý nghĩa quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động trên hai phạm trù, đó là trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức của người cán bộ ngân hàng. Vì vậy, để hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động quản lý tài sản ngân hàng nói riêng có hiệu quả thì cần phải quan tâm đến việc đào tạo, đào tạo lại và giáo dục đội ngũ cán bộ ngân hàng trên hai khía cạnh đó.

Hoạt động quản lý tài sản cần có kiến thức trên nhiều lĩnh vực khác nhau như phân tích tài chính, phân tích thị trường đồng thời đòi hỏi cán bộ phải có khả năng phản ứng linh hoạt trước các diễn biến của thị trường, trong khi đó đội ngũ cán bộ ngân hàng được đào tạo bài bản về các nghiệp vụ quản lý tài sản còn hạn chế và chưa tích luỹ được kinh nghiệm trong thực tiễn. Do đó, việc đào tại các cán bộ tinh thông về nghiệp vụ quản lý tài sản như nghiệp vụ Quản trị tài sản Nợ- tài sản Có, quản trị rủi ro lãi suất, quan trị rủi ro kì hạn, tư vấn tài chính ...

Có một thực tế hiện nay, các cán bộ ngân hàng giỏi, cán bộ chủ chốt hoặc được đào tạo bài bản đều có xu hướng sang làm việc tại các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, liên doanh tại Việt Nam, hoặc các NHTM cổ phần. Lý do để các cán bộ này không tiếp tục làm việc tại chi nhánh NHNo&PTNT Hồng Hà nói riêng và hệ thống NHNo&PTNT Việt nam nói chung là xuất phát từ chính sách thu nhập và đãi ngộ đối với nhân viên của NHNo&PTNT và môi trường làm việc còn nhiều hạn chế, chưa tạo động lực thu hút và khuyến khích người lao động. Đặc biệt là đội ngũ chuyên gia giỏi, NHNo&PTNT cần có lộ trình thăng tiến, có cơ chế ưu đãi riêng để cho họ gắn bó máu thịt với nơi công tác. NHNo&PTNT Việt Nam cần có cơ chế tuyển dụng cạnh tranh bình đẳng và tuyển dụng được nhiều cán bộ trẻ có tài năng. Tuy nhiên, để tránh hiện tượng “chảy máu chất xám” NHNo&PTNT Việt Nam cần có cơ chế khuyến khích đối với cán bộ như quản lý nhân viên theo vị trí công việc,

100

trả lương tính chất công việc, tăng lương cho người lao động, tạo cơ hội cạnh tranh, thăng tiến bình đẳng đối với cán bộ... Ngoài ra, NHNo&PTNT nên tạo điều kiện cho các cán bộ có năng lực, có khả năng nghiên cứu được đi học tập trung dài hạn ở trong và ngoài nước, nhất là nghiên cứu thực tế tại các Ngân hàng hiện đại để tiếp thu các kiến thức, các kinh nghiệm thực tế ứng dụng vào hoạt động của NHNo&PTNT, đồng thời gắn kết người lao động đối với NHNo&PTNT. Đối với các cán bộ lãnh đạo, NHNo&PTNT nên thường xuyên tổ chức các buổi học tập về kỹ năng quản lý, làm việc theo nhóm để nâng cao khả năng quản lý cho cán bộ lãnh đạo của NHNo&PTNT.

Định kỳ hàng quý, hàng năm NHNo&PTNT Việt Nam nên tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, tổng kết tập huấn nghiệp vụ để các cán bộ làm công tác quản lý tài sản trong toàn hệ thống có thể trao đổi, thảo luận những vướng mắc xuất phát từ thực tiễn công việc để từ đó rút kinh nghiệm nâng cao hiệu quả quản lý điều hành.

Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, thường xuyên hoặc định kỳ tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao nghiệp vụ, phổ biến những quy định, chủ trương mới. Tuy nhiên, Chi nhánh cần tránh đào tạo nghiệp vụ chung chung mà nên tập trung đào tạo chuyên sâu từng lĩnh vực nghiệp vụ cụ thể. Mục tiêu của việc đào tạo là làm cho các cán bộ tác nghiệp am hiểu về chuyên môn, phục vụ khách hàng và có khả năng phát hiện, ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong lĩnh vực mình phụ trách.

Công tác tuyển dụng cán bộ mới phải đảm bảo đúng quy trình và đáp ứng được yêu cầu công việc. Đi đôi với công tác đào tạo thì việc tuyển dụng bổ sung nguồn nhân lực cũng cần phải được ngân hàng quan tâm hơn nữa.

Có chính sách sàng lọc, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ tín dụng và cán bộ quản lý. Hàng năm cần thực hiện việc rà soát, đánh giá, phân loại cán bộ tín dụng để có hướng đào tạo, bổ sung kịp thời tránh sự thiếu hụt. Đồng thời, qua phân loại cán bộ tín dụng để thực hiện việc tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng trên cả hai mặt chất lượng và số lượng nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ tín dụng vững mạnh. Kiên quyết không sử dụng cán bộ tín dụng thiếu bản lĩnh chính trị, bản lĩnh kinh doanh, thiếu

101

trung thực, năng lực kém...

Một phần của tài liệu 0399 giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tài sản có tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn hồng hà luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w