Hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp trong quản trị kinh doanh ngân hàng

Một phần của tài liệu 0399 giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tài sản có tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn hồng hà luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 89 - 90)

3 1,7% 1.642 206 11,2% Ngoại tệ (quy đô

3.2.1 Hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp trong quản trị kinh doanh ngân hàng

Hoạch đinh chiến lược kinh doanh là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quản trị kinh doanh của mỗi doanh nghiệp cũng như của các NHTM. Ve nguyên tắc chiến lược kinh doanh của mỗi ngân hàng phải chỉ rõ các mục tiêu cơ bản cần đạt được và phương pháp phân bổ các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu đó. Vì vậy khi xây dựng chiến lược kinh doanh mỗi ngân hàng cần chỉ rõ những mục tiêu cơ bản, xác định khách hàng mục tiêu, các thị trường trọng điểm, hệ thống tổ chức nhân sự, quy mô, cơ cấu, chất lượng tài sản, nguồn vốn cần đạt được...

Với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đẩy mạnh, môi trường hoạt động sôi động và có nhiều biến động phức tạp đòi hỏi ngân hàng phải hoạch định và thực hiện một chiến lược kinh doanh với định hướng rõ ràng để phù hợp với xu hướng phát triển, trong đó vấn đề mấu chốt là việc xây dựng chiến lược quản trị tài sản hợp lý với việc cơ cấu lại và mở rộng quy mô hoạt động, gia tăng khả năng tài chính của ngân hàng để khai thác tính hiệu quả nhờ quy mô, chiến lược hiện đại hóa công nghệ, đa dạng hóa và nâng cao tiện ích, chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cung ứng dựa trên công nghệ kỹ thuật tiên tiến, cải cách bộ máy quản lý và điều hành theo tư duy kinh doanh mới.

Trong xây dựng chiến lược quản trị tài sản, để tăng cường sự an toàn và lành mạnh hóa các hoạt động kinh doanh, ngân hàng cần hướng vào kiểm soát chặt chẽ các quan hệ nội bộ, chú trọng vào việc phát triển các kỹ năng tác nghiệp, tăng cường kiểm soát chặt chẽ tình hình tài sản, nguồn vốn của mình. Ngân hàng cũng cần chú trọng tới tính hệ thống và vấn đề thị trường trong chiến lược quản trị tài sản

81

ngân hàng. Ngân hàng cần phải hoạch định danh mục tài sản dựa trên các điều kiện thị trường và gắn các giao dịch của ngân hàng với các chủ thể khác. Nhiệm vụ cơ bản của nhà quản lý ngân hàng chính là hoạch định, chọn, giữ và làm tăng giá trị tài sản ròng của ngân hàng theo giá trị thị trường của chúng đồng thời luôn đảm bảo hoàn thành các trách nhiệm đã cam kết với các bên liên quan.

Một phần của tài liệu 0399 giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tài sản có tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn hồng hà luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w