Học thuyết kinh tế nói chung, lý thuyết tài chính, tiền tệ nói riêng đều không đưa ra khái niệm Tổng phương tiện thanh toán -TPTTT (hay Khối lượng tiền trong nền kinh tế - Money supply, Broad Money), mà chỉ đưa ra khái niệm “Tiền” và cách xác định Khối lượng tiền trong nền kinh tế.
Theo cuốn sách “Kinh tế vĩ mô” của Gregory Mankiw Tiền là một lượng tài sản có thể sử dụng ngay để tiến hành các giao dịch [9] . Theo cuốn sách “Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính” của Frederic S. Mishkin,
Tiền là bất cứ cái gì được chấp nhận chung cho việc thanh toán hàng hóa và dịch vụ [7].
Theo đó, tất cả lượng tiền do dân chúng (cá nhân/tổ chức ngoài hệ thống ngân hàng) nắm giữ tạo thành Khối lượng tiền trong nền kinh tế. Khối lượng tiền đó tương đương với giá trị sản phẩm hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trong nền kinh tế.
Cẩm nang Thống kê tài chính, tiền tệ - Monetary and Financial Statistics Manual (MFSM) do Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) xuất bản năm 2000 và Sách hướng dẫn biên soạn số liệu thống kê tài chính, tiền tệ (Monetary and Financial Statistics Compilation Guide) do IMF xuất bản năm 2008 [18] cũng không đưa ra các quy ước về định nghĩa quốc gia về TPTTT mà để tùy từng quốc gia quy định trên cơ sở đặc thù nền kinh tế cũng như cơ chế quản lý thị trường tài chính, tiền tệ của từng quốc gia. Song tại các cuốn sách này, IMF đưa ra hướng dẫn chung về cách xác định TPTTT (việc xác định các cấu thành của M1, M2, M3,.. .do từng quốc gia quy định). Theo cách xác định của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thì các cấu phần của TPTTT được tính toán như sau:
1.2.1.1. Tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng (M0)
Tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng hay còn gọi là tiền trong lưu
thông là khối lượng tiền do các tổ chức, kinh tế nắm giữ phục vụ mục đích trao
đổi, lưu thông hàng hóa. Đây là lượng tiền có tính thanh khoản cao nhất. Tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng (M0) được xác định như sau:
M0 = Tiền mặt phát hành - Tiền mặt tồn quỹ trong hệ thống ngân hàng
1.2.1.2. Tiền mở rộng (M1)
M1 có tính thanh khoản thấp hơn so với M0 và được xác định như sau:
' Séc du lịch
Ml= Tiền mặt (M0) + < Tiền gửi không kỳ hạn
^ Tiền gửi khác ở dạng có thể phát séc
1.2.1.3. Tiền mở rộng (M2)
M2 = Ml + ι 2 1 {
r Tiền gửi có kỳ hạn, lượng nhỏ Tiền gửi tiết kiệm
Tài khoản gửi thị trường tiền tệ (không có tính chất tổ chức) Hợp đồng mua lại qua đêm
Đôla châu Âu qua đêm V Khoản điều chỉnh
1.2.1.4. Tiền mở rộng (M3)
Tiền gửi có kỳ hạn, lượng lớn
Cổ phần quỹ tương trợ thị trường tiền tệ (có tổ chức) M3 = M2 + < Hợp đồng mua lại dài hạn
Đôla châu Âu có kỳ hạn l Khoản điều chỉnh
Tại Việt Nam, hiện nay, khi nhắc tới Tổng lượng tiền cung ứng (TPTTT) người ta thường nói tới M2, tuy nhiên, về bản chất thì TPTTT của Việt Nam gần giống với M3 hơn và TPTTT được tính toán như sau:
Tổng phương tiện thanh toán (M2) =
+ Tiền mặt trong lưu thông (M0) + Tiền gửi không kỳ hạn bằng VND + Tiền gửi có kỳ hạn bằng VND
M1
+ Trái phiếu VND do các NHTG phát hành + Huy động vốn bằng ngoại tệ