Qua số liệu về cung tiền do Ngân hàng Nhà nước công bố cho thấy Tổng phương tiện thanh toán của Việt Nam tăng đều qua các năm.
Bảng 2.4. Diễn biến cua Mớ, M1, M2 giai đoan 2000-2011
2006 2007 2008 2009 2010 2011 Mfl 158.809 220.514 236.848 293.225 337.949 370.992
M1 297.269 443.430 442.984 581.535 640.958 705.997
1
M
2 39,0 25,5 17,6 24,9 29,5 29,7 33,6 46,1 20,3 29,0 33,3 12,1
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)
Tính đến cuối năm 2010, số dư tiền lưu thông ngoài hệ thống ngân
hàng đạt 337.949 tỷ đồng, tăng 285.741 tỷ đồng so với năm 2000. Như vậy, trong vòng 10 năm, lượng tiền lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng đã tăng gấp 6 lần. Trong khi đó Tổng phương tiện thanh toán (M2) đến cuối năm 2010 đạt 2.789.184 tỷ đồng, tăng gấp hơn 12 lần so với số dư cuối năm 2000.
Bảng 2.5. Diễn biến tốc độ tăng M0, M1, M2 giai đoạn 2000-2011
Đơn vị tính: %
Mu 7 38,85 7,41 23,80 15,25 9,8 Huy động vốn bang VND 40,9 9 53,99 21,3 8 30,07 41,00 14,6 Huy động vốn bằng ngoại tệ 25,3 1 29,66 427,7 29,29 20,95 4,1
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)
Bảng 2.5 cho thấy, cung tiền liên tục tăng cao qua các năm. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á diễn ra vào năm 1998- 1999, nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn. Để góp phần thúc đầy tăng trưởng kinh tế, trong 2 năm 2000 và 2001, NHNN đã mở rộng cung ứng tiền (M2 tăng lần lượt là 39% và 25,5%). Tuy nhiên, ngay sau đó, tốc độ tăng cung ứng tiền của NHNN giảm và đạt 17,6% vào năm 2002 và duy trì ổn định mức tăng trưởng M2 ở mức trên 20% từ năm 2003 đến 2006 do nền kinh tế tế thế giới và trong nước đã phục hồi trở lại.
Tháng 11/2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO, quá trình tự do hóa các tài khoản vốn bắt đầu, luồng vốn đổ vào Việt Nam đặc biệt là vốn nóng vào thị trường chứng khoán liên tục tăng. Để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức cao, chính sách tiền tệ được thực hiện theo hướng nới lỏng trong nửa đầu năm 2007. Mặt khác, do dòng vốn đầu tư gián tiếp đổ vào Việt Nam lớn trong khi đó các quy định về đầu tư gián tiếp theo Nghị định 160/2006/NĐ-CP, nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư chứng khoán tại Việt Nam phải thực hiện chuyển ngoại tệ ra VND để mua chứng khoán. Quy định trên đã dẫn đến áp lực phải bán ngoại tệ cho nhà đầu tư nước ngoài để mua chứng khoán. Vì vậy mà một lượng lớn tiền đã được NHNN đưa ra. Từ giữa năm 2007, chính sách tiền tệ chuyển từ nới lỏng sang thắt chặt trước diễn biến lạm phát tăng cao. Để điều hòa lượng tiền cung ứng, NHNN đã hút tiền về qua kênh thị trường mở, tuy nhiên lượng hút về không bằng với lượng tiền đã đưa ra đã dẫn đến cung tiền đến cuối năm 2007 tăng cao kỷ lục so với năm 2006 (M0 tăng 38,9% và M2 tăng 46,1% - mức tăng kỷ
lục trong vòng 10 năm).
Chính sách tiền tệ thắt chặt tiếp tục được thực thi đến hết quý 3/2008 nhằm đối phó với tình hình lạm phát lên cao và chỉ đến quý 4/2008 do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chính sách tiền tệ mới được nới lỏng để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, ngăn chặn đà suy giảm kinh tế. Do vậy mà M0 của năm 2008 chỉ tăng 7,4%, tuy nhiên, do tác động của vốn huy động tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân cư tại TCTD tăng cao (trong đó chủ yếu là vốn huy động tiền gửi có kỳ hạn) nên tính đến cuối năm 2008 M2 vẫn tăng ở mức 20,3%.
Bảng 2.6. Tốc độ tăng trưởng M2 và huy động vốn giai đoạn 2006-2011
hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ do “cho vay dưới chuẩn” trong lĩnh vực bất động sản gây ra. Mỹ, Nhật, EU và nhiều quốc gia khác rơi vào suy thoái khiến cho nhu cầu nhập khẩu hàng hoá giảm, chu chuyển vốn đầu tư trực tiếp, vốn
đầu tư gián tiếp giảm gây khó khăn cho việc xuất khẩu và nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam đã càng làm cho kinh tế nước ta rơi vào suy thoái trầm trọng hơn. Để hạn chế tác động của cuộc khủng hoảng tại Mỹ, Chính phủ đã quay lại với mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Để thực hiện được mục tiêu đề ra, NHNN đã thực hiện “nới lỏng” chính sách tiền tệ. Điều này thể hiện ở việc Chính phủ tiến hành thực hiện 5 nhóm giải pháp cấp bách nhằm “ngăn chặn đà suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội”. Trong đó kích cầu nền kinh tế là một trong những giải pháp trọng tâm. Chính phủ đã dùng 9 tỷ USD cho gói kích cầu kinh tế (đứng thứ 3 thế giới về tỷ trọng gói kích cầu/tổng GDP, chỉ sau Trung Quốc và Malaysia) trong đó dành riêng 1 tỷ USD (tương đương hơn 17 ngàn tỷ đồng) từ dự trữ ngoại hối quốc gia để hỗ trợ giảm 4% lãi suất vay vốn lưu động ngắn hạn cho doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân để sản xuất, kinh doanh nhằm giảm giá thành hàng hoá và tạo việc làm. Sau đó, vào ngày 04/04/2009, Chính phủ tiếp tục hỗ trợ 4% lãi suất và kéo dài thời hạn hỗ trợ đến hết năm 2011 cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vay vốn trung dài hạn để đầu tư mới cho sản xuất kinh doanh. Tính đến 12/11/2009, theo NHNN, tổng dự nợ trong chương trình hỗ trợ lãi suất đã lên tới trên 414.460,21 tỷ đồng trong đó doanh nghiệp nhà nước vay 62.605,20 tỷ đồng, doanh nghiệp ngoài quốc doanh 285.290,27 tỷ đồng. Nguồn tiền để thực hiện hỗ trợ lãi suất trên được lấy từ nguồn tiền phát hành để bù đắp nên dẫn đến lượng tiền cung ứng ngày càng tăng cao.
Bên cạnh đó, NHNN cho phép các TCTD được xin chiết khấu, tái chiết khấu và thanh toán trước hạn 20.300 tỷ tín phiếu bắt buộc đã mua trước hạn. Thực hiện các phiên giao dịch thị trường mở mua vào các GTCG nhằm cung thêm vốn cho nền kinh tế thông qua các TCTD. NHNN tiến hành nghiệp vụ bán ngoại tệ làm giảm tỷ giá để hỗ trợ nhu cầu nhập khẩu thiết yếu đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống, điều hoà cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại
tệ liên ngân hàng...Với các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ nêu trên đã đẩy tiền cung ứng năm 2009 tăng cao trở lại sau 1 năm tăng ở mức độ thấp (M0 tăng 23,8% và M2 tăng 29%).
Năm 2010, kinh tế thế giới phục hồi sau khủng hoảng tài chính, tăng trưởng kinh tế 4,8%, thương mại tăng 11,4%. Kinh tế trong nước tăng trưởng cao (6,78%) nhờ động lực đầu tư (vốn đầu tư toàn xã hội tăng 12,9%), xuất khẩu (25,5%) và tiêu dùng (tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 24,5%); các cân đối lớn của nền kinh tế và an sinh xã hội cơ bản được đảm bảo. Trong những tháng đầu năm 2010, NHNN đã điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ (nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn, hoán đổi ngoại tệ, dự trữ bắt buộc) để tăng lượng tiền cung ứng bổ sung cho lưu thông, đáp ứng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế với tốc độ tăng 23%. Bên cạnh đó, NHNN chỉ đạo các TCTD tập trung vốn cho vay đối với xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, khắc phục hậu quả thiên tai. Tín dụng đối với nền kinh tế tăng 39,6% (giảm dần trong 3 tháng cuối năm). Tuy nhiên, trong hai tháng cuối năm 2010, NHNN chuyển sang điều hành chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt trước tình hình lạm phát bắt đầu tăng cao thông qua điều chỉnh lãi suất cơ bản và tái cấp vốn tăng 1%/năm, kết hợp với điều hành chặt chẽ lượng tiền cung ứng, quy định trần lãi suất huy động VND 14%/năm để ổn định thị trường tiền tệ đã làm tăng lãi suất thị trường và giảm cầu tín dụng (cuối tháng 12, lãi suất huy động VND bình quân 12,44%/năm, cho vay 14,96%/năm, cho vay nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu 12-14%/năm; lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng 9,5 - 12%/năm), điều chỉnh tỷ giá mua - bán ngoại tệ của các TCTD tăng 5,52% và kiểm soát chặt chẽ thị trường vàng ngay từ đầu năm. Đồng thời, NHNN tiếp tục hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay được giải ngân năm 2009 và các khoản cho vay năm 2010 theo Quyết định số 2072/QĐ-TTg ngày 11/12/2009 và Quyết định số 2213/QĐ-TTg ngày
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 200 7 2008 2009 2010 2011 M2 39,0 25,5 17,6 24,9 29.5 29,7 33,6 46,1 20,3 29,0 33,3 12,1 GDP 6,8 6,9 7,08 7,34 7,79 8,44 8,23 8,46 6,31 5,32 6,78 5,89 CPI -0,6 0,8 4,0 3,0 9-5 8,4 6,6 12,6 19,9 6-5 11,8 18,6 Tín dụng 38,3 21,5 22,2 28,5 41,7 31,5 23,7 51,5 23,4 37,5 31,2 14,5
31/12/2009; cuối tháng 12, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất khoảng 95.000 tỷ đồng, trong đó cho vay hỗ trợ lãi suất lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn 8.000 tỷ đồng, cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách 28.000 tỷ đồng. Do vậy mà đến cuối năm 2010, M2 tăng 33,3% trong khi lượng tiền lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng chỉ tăng 15,3% so với cuối năm 2009.
Đối với năm 2011, do thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2 của Chính phủ về kiểm soát lạm phát, NHNN phải thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 20% và tổng phương tiện thanh toán ở mức 15%, ngay từ đầu năm, NHNN đã ban hành chỉ thị 01/CT-NHNN, theo đó quy định mức tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2011 của các TCTD phải không vượt quá 20%. Bên cạnh đó, việc ban hành nhiều quy định liên quan đến công tác huy động vốn của TCTD như quy định trần lãi suất huy động VND là 14%, trần lãi suất huy động USD của Tổ chức là 0,5%/năm và cá nhân là 2%/năm (Thông tư 14/2011/TT-NHNN). Các biện pháp của NHNN đã giúp NHNN kiểm soát được tốc độ tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế, cụ thể là tính đến tháng 12/2011, M0 tăng 9,8% và M2 tăng 12,1% và tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế chỉ tăng ở mức 14,5% so với tháng 12/2010.