Kiến nghị đối với hệ thống các tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu 0079 giải pháp kiềm chế lạm phát thông qua kiểm soát lượng tiền cung ứng của NH nhà nước luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 119 - 123)

Các tổ chức tín dụng đóng vai trò là ngân hàng tiền gửi trong quá trình tạo tiền và cũng là đơn vị cho vay đối với nền kinh tế nên các quyết sách về lãi suất cho vay ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí lãi vay của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến lạm phát, giá cả. Trong giai đoạn khó khăn, cả nước phải đối phó với lạm phát thì việc cho vay của NHTM đối với các doanh nghiệp vô cùng có ý nghĩa quan trọng, hoạt động cho vay của NHTM giúp doanh nghiệp có vốn phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, công tác trung gian tài chính của các NHTM đóng vai trò rất quan trọng.

Do đó, để đảm bảo hiệu quả chính sách tiền tệ nhằm đạt mục tiêu ổn định giá trị tiền tệ trước hết các NHTM cần tuân thủ nghiêm các quy định, chính sách của NHNN, cạnh tranh công bằng và lành mạnh là một trong những yếu tố giúp ổn định thị trường tiền tệ và mặt bằng lãi suất.

Bên cạnh đó, trong thời kỳ khủng hoảng, công tác kiểm soát nội bộ của các ngân hàng đóng vai trò quan trọng, giúp các ngân hàng phòng ngừa và chống đỡ rủi ro tốt hơn giúp ổn định và an toàn toàn hệ thống ngân hàng và góp phần kiểm soát lạm phát.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở đánh giá thực trạng lạm phát và cung tiền của Việt Nam, mối quan hệ giữa lạm phát và cung tiền, hiệu quả thực thi chính sách tiền tệ của Việt Nam tại Chương 2, tại Chương 3 của Luận văn, tác giả đã đề xuất một số giải pháp để kiểm soát tốt lượng tiền cung ứng thông qua đó kiềm chế lạm phát. Những giải pháp tác giả đưa ra đảm bảo phù hợp với định hướng điều hành chính sách tiền tệ của NHNN trong thời gian tới. Đồng thời, để các giải pháp đưa ra được thực hiện hiệu quả, tác giả cũng đặt ra những kiến nghị với các Chính phủ, các Bộ, ngành khác và các TCTD.

KẾT LUẬN

Lạm phát là một hiện tượng kinh tế vĩ mô gắn liền với sự gia tăng liên tục của giá cả và sự giảm đi của giá trị đồng tiền. Lạm phát gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng và nặng nề cho nền kinh tế, làm suy giảm thậm chí dẫn đến khủng hoảng về mặt kinh tế, giảm mức sống của người dân và một loạt các tệ nạn xã hội kèm theo. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển, lạm phát sẽ làm

mất đi cơ hội về phát triển kinh tế thậm chí dẫn đến tụt hậu về kinh tế do không

thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, thâm hụt cán cân vốn... .Việc ngăn chặn lạm phát xảy ra không phải dễ dàng mà nó đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ, hiệu

quả một loạt các chính sách. Để kiềm chế lạm phát phải tìm ra nguyên nhân gây ra lạm phát trong từng giai đoạn là do đâu để từ đó đưa ra các giải pháp chính sách khắc phục. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát, tuy nhiên bao giờ và ở đâu lạm phát cũng là một hiện tượng tiền tệ và nó có nguyên nhân từ tiền tệ. Do đó. tác giả đã lựa chọn đề tài “Giải pháp kiềm chế lạm phát thông qua kiểm soát lượng tiền cung ứng của Ngân hàng Nhà nước ”.

Luận văn đã tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn mối quan hệ giữa cung tiền và lạm phát từ đó đưa ra các giải pháp điều hành cung tiền nhằm kiểm soát lạm phát. Cụ thể những nội dung luận văn đã hoàn thành là:

1. Hệ thống lý thuyết về lạm phát, nguyên nhân dẫn đến lạm phát và hậu quả của lạm phát đối với nền kinh tế.

2. Tổng quan về cung tiền: cách xác định các thành phần của cung tiền nói chung và xác định chỉ tiêu cung tiền hay còn gọi là Tổng phương tiện thanh toán (M2) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, quá trình cung ứng tiền tệ và mối quan hệ giữa cung tiền và lạm phát.

3. Luận văn đưa ra kinh nghiệm của một số nước trong việc điều hành cung tiền nhằm kiểm soát lạm phát. trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

4. Phân tích diễn biễn cung tiền và lạm phát của Việt Nam theo các giai đoạn từ năm 2000 đến 2011, trong đó đưa ra nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát trong từng giai đoạn.

5. Đánh giá những kết quả NHNN đã đạt được trong việc điều hành cung tiền nhằm đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát nói riêng và các mục tiêu kinh tế xã hội nói chung, những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong điều hành chinh sách tiền tệ của NHNN.

6. Trên cơ sở đánh giá mối quan hệ giữa cung tiền và lạm phát theo các giai đoạn từ năm 2000-2011 và những tồn tại trong điều hành của NHNN, tác giả đề xuất một số giải pháp trong điều hành cung tiền của NHNN nhằm đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát. Bên cạnh đó, để thực thi hiệu quả các chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, Luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ ngành khác và các TCTD trong việc phối hợp thực thi đồng bộ các chính sách.

Những nội dung đạt được của Luận văn chỉ là những nghiên cứu gợi mở về lạm phát tiền tệ và giải pháp để kiểm soát lạm phát tiền tệ. Để tác động của điều hành cung tiền đến mục tiêu kiểm soát lạm phát hiệu quả hơn nữa, đòi hỏi có sự nghiên cứu sâu hơn về lạm phát tiền tệ mà luận văn chưa thực hiện được như việc tính toán lạm phát mục tiêu và ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến lạm phát mục tiêu. Các nghiên cứu này cần được NHNN và các Bộ ngành phối hợp, đầu tư nghiên cứu một cách sâu hơn về khả năng áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu trong điều hành chính sách.

2. Paul.A.Samuelson William D Wordl haus (1997), Kinh tế học, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng (1997), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng (2010), NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

5. Nghị Quyết 02/NQ-CP ngày 09/1/2011 của Chính phủ. 6. Nghị Quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ.

7. Frederic S.Mishkin (1994), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính,

NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

8. Chỉ thị 01/2011/CT-NHNN ngày 01/3/2011 của Ngân hàng Nhà nước 9. N.Gregory Mankiw (1999), Kinh tế vĩ mô, NXB Thống kê.

10. Lê Thị Thùy Vân (2012), “Xu thế điều chỉnh chính sách tiền tệ của các nước mới nổi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu và gợi ý chính sách cho Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng, (21), tr19-26.

Tiếng Anh

11. Bryan, Micheal F and N Gregory Mankiw (1994), Measureing Core

Inflation in Monetary Policy, Chicago University of Chicago Press for NBER.

12. Eckstein, Otto (1981), Core Inflation, Prentice-Hall, Engle wood Cliffs, N.J.

13. Friedman. M (1970), The Counter - Revolution in Monetary Theory,

Institute of Economic Afair, Accational Paper.

Inflation in Open Economies, Manchester University Press.

16. Laidler, D. (1975), “Essays on Money and Inflation”, Manchester University Press.

17. Mankiw, N. G & Reis, Ricardo (2002), What measure of Inflation should Central Bank Target.

18. Monetary and financial Statistics Manual (2000), IMF và Monetary and Financial Statistics Compilation Guide (2008), IMF.

Một phần của tài liệu 0079 giải pháp kiềm chế lạm phát thông qua kiểm soát lượng tiền cung ứng của NH nhà nước luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 119 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w