1.2.2.1. Rủi ro đạo đức
Trong tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia được quy định rõ ràng, song không phải lúc nào những nguyên tắc đó cũng được tôn trong. Rủi ro đạo đức là những rủi ro xảy ra khi một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, gây thiệt hại đến quyền lợi của người khác. Đặc biệt trong hoạt động thương mại quốc tế, các
bên tham gia thương vụ thường cách xa nhau thậm chí không hề gặp mặt nahu trong hoạt động tài trợ thương vụ thì vấn đề đạo đức hay tín nhiệm, uy tín trong kinh doanh của các đối tác là rất quan trọng.
về phía nhà nhập khẩu: Neu nhà nhập khẩu không thiện chí, cố ý không muốn thực hiện hợp đồng thì họ có thể dựa vào những sai sót cho dù rất nhỏ của bộ chứng từ để đòi giảm giá trị, trì hoãn, thậm chí từ chối thanh toán .
Khi thị trường có sự biến động, giá cả hàng nhập có xu hướng giảm giá, người mua lo sợ thô lỗ trong kinh doanh có thể cố tình không nhận bộ chứng từ để lấy hàng hoặc trì hoãn không thanh toán nên đẩy Ngân hàng vào tình trạng khó khăn trong xử lý vốn, đặc biệt trong nghiệp vụ trả chậm.
Một số trường hợp nhà nhập khẩu vay vốn để mở L/C, sau đó dùng tiền đó để sử dụng với mục đích khác, kinh doanh xoay vòng vốn thay vì thanh toán ngay cho ngân hàng. Đây là một hình thưc chiếm dụng vốn của ngân hàng.
về phía nhà xuất khẩu, họ có thể lợi dụng tính độc lập giữa bộ chứng từ thanh toán và tình hình giao hàng thực tế để lập ra những bộ chứng từ giả mạo phù hợp với L/C nhằm đòi tiền hàng.
Vì ngân hàng chỉ có trách nhiệm kiểm tra tính phù hợp của chứng từ xét trên bề mặt mà không thể thẩm định tính xác thực của chứng từ, càng không thể kiểm tra được tình trạng của lô hàng hóa, nên nếu nhà xuất khẩu cố tình giao hàng hóa không đúng theo hợp đồng và xuất trình bộ chứng từ giả mạo phù hợp với L/C, NHPH theo cam kết vẫn phải thanh toán cho nhà xuất khẩu. Nhà nhập khẩu sẽ phải gánh toàn bộ rủi ro. Nếu trong trường hợp ngân hàng tài trợ cho nhập khẩu thì rủi ro của nhà nhập khẩu cũng là rủi ro của ngân hàng.
Về phía ngân hàng, các ngân hàng cũng có thể vi phạm cam kết của mình như
đứng về nhà nhập khẩu từ chối hoặc trì hoãn thanh toán cho nhà xuất khẩu. Hoặc có trường hợp cán bộ ngân hàng và khách hàng thông đồng với nhau cố tình vi phạm quy tình thanht oán của ngân hàng nhằm chiếm dụng vốn của ngân hàng và bạn hàng.
Một L/C cho phép đòi tiền bằng điện cũng có thể bị NHđ CĐ lợi dụng gửi điện cam kết bộ chứng từ là phù hợp để đòi tiền NHPH cho dù bộ chứng từ có lỗi.
1.2.2.2. Rủi ro pháp lý, chính trị
Phương thức tín dụng chứng từ là một trong các phương thức được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế. Các chủ thể tham gia và phương thức này ở nhiều quốc gia khác nhau và tham gia vào nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau, do đó phương thức tín dụng chứng từ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của môi trường chính trị - kinh tế - xã hội của các quốc gia. Một khi các yếu tố biến động thì dù là nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng đến sự vận động của tự do thương mại, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.. và từ đó ảnh hưởng đến hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của các ngân hàng.
Rủi ro chính trị trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ là những rủi ro bắt nguồn từ sự không ổn định về chính trị của các nước liên quan trong quá trình thanh toán. Khi một quốc gia có hệ thống pháp luật chưa ổn định, thường xuyên điều chỉnh, thay đổi các chính sách về thuế quan hạn ngạch.. sẽ khiến các bên tham gia xuất nhập khẩu và Ngân hàng không thực hiện được nghĩa vụ của mình, làm cho L/C bị hủy bỏ, gây thiệt hại cho các bên.
Bên cạnh đó các cuộc nổi loạn, biểu tình, chiến tranh hay bạo động, dình công, đảo chính.. cũng có thể gây ra các rủi ro như thất lạc chứng từ, hàng hóa bị mất mát, hư hỏng, ngân hàng bị phong tỏa hoặc tạm ngừng hoạt động.
Rủi ro pháp lý thường xuất hiện khi có sự tranh chấp hay khiếu kiện của các bên tham gia. Khi đó một vấn đề đặt ra là tòa án nước nào sẽ thụ lý vụ án và xử lý trên cơ sở pháp luật nước nào. Nguyên nhân sâu xa của loại rủi ro này là do môi trường pháp lý và luật pháp các bên khác nhau. Trong hoạt động xuất nhập khẩu theo
phương thức tín dụng chứng từ thì UCP và luật pháp quốc gia tạo thành hành lang pháp lý cho giao dịch L/C của các NHTM trên thế giới. Tuy nhiên mức độ vận dụng UCP vào thực tiễn của từng nước lại rất khác nhau. Luật quốc gia thường được tôn trọng và ít khi đồi đầu với thông lệ quốc tế, nhưng không phải không có mâu thuẫn.
1.2.2.3. Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là rủi ro là rủi ro mất khả nằng thu hồi vốn tài trợ của ngân hàng,
Rủi ro tín dụng xuất phát từ nhà nhập khẩu.
Khi nhà nhập khẩu trong hoạt động kinh doanh của mình bị vỡ nợ hoặc phá sản
mất khả năng thanh toán sẽ gây ra rủi ro cho Ngân hàng. Khi ngân hàng thay mặt cho
nhà nhập khẩu cam kết và trả tiền cho bên xuất khẩu, trong trường hợp ngân hàng không yêu cầu ký quỹ 100% hoặc ngân hàng tài trợ cho vay với nhà nhập khẩu thì rủi
ro trong thanh toán sẽ xảy ra, gây không ít khó khăn tổn thất cho ngân hàng.
Rủi ro tín dụng xuất phát từ nhà xuất khẩu.
Rủi ro này thường xảy ra trong trường hợp ngân hàng thực hiện chiết khấu chứng từ đối cho nhà xuất khẩu nhưng bộ chứng từ bị thiếu sót, có lỗi không phù hợp
nên bị từ chối thanh toán. Trong trường hợp này, Ngân hàng chiết khấu có quyền truy
đòi từ nhà xuất khấu trong trường hợp chiết khấu có truy đòi, xong nếu người xuất khẩu không còn khả năng thanh toán thì sẽ gây rủi ro cho Ngân hàng chiết khấu.
Rủi ro tín dụng xuất phát từ Ngân hàng phát hành
NHPH bị mất khả năng thanh toán vì một lý do nào đó, hoặc bị vỡ nợ phá sản...
sẽ dẫn đến rủi ro cho NHđCĐ, NHXN và người xuất khẩu cũng như nhà nhập khẩu. Đối với NHXN, NHXN thường là ngân hàng có uy tín hoặc có quan hệ tiền gửi, tiền vay với NHPH L/C được NHPH yêu cầu xác nhận và cam kết trả tiền cho người bán nếu như Ngân hàng phát hành không thể thực hiện nghĩa vụ của mình. Nếu NHXN không nắm rõ được năng lực tài chính của NHPH mà vẫn đồng ý xác nhận và không yêu cầu NHPH ký quỹ 100% giá trị của L/C thì NHXN có thể phải đối mặc với tủi ro tín dụng khi NHPH thiếu thiện chí hoặc mất khả năng thanh toán thậm chị bị phá sản.
Đối với NHđCĐ, khi thực hiện chiết khấu miễn truy đòi bộ chứng từ của nhà xuất khẩu, NhđCĐ đã thực hiện việc mua lại quyền đòi tiền của nhà xuất khẩu từ NHPH L/C. Nếu NHPH mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản thì NHđCĐ sẽ phải chịu rủi ro tín dụng.
1.2.2.4. Rủi ro thị trường
Rủi ro thị trường phát sinh do sự biến động về giá trên thị trường chính. Nó bao gồm rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro giá chứng khoán.
Trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế, rủi ro thị trường phổ biến nhất là rủi to tỷ giá. Tỷ giá là đơn vị đo lường giá trị đồng tiền này so với đồng tiền khác. Trong thanh toán quốc tế, các quốc gia trên thế giới thường sử dụng ngoại tệ mạnh để đo lường giá trị của hàng hóa khi tham gia xuất nhập khẩu. Khi tỷ giá trên thị trường biến dộng sẽ ảnh hưởng đến các bên tham gia xuất nhập khẩu. Như khi nhập khẩu, nhà nhập khẩu không thể lường trước được mức độ biến động của tỷ giá nên khi hàng nhập về, tỷ giá tăng mạnh, đối với những mặt hàng giá bán cạnh tranh không thể tăng được, nhà nhập khẩu sẽ không muốn nhập hàng vì sợ bị lỗ. Trong trường hợp này, nếu tỷ lệ ký quỹ không bù đắp được tỷ lệ trượt giá của nội tệ thì rủi ro có thể xảy ra với NHPH L/C. Hoặc khi Ngân hàng đi mua ngoại tệ để cho khách hàng vay thah toán L/C, khi khách hàng trả nợ nếu tỷ giá tăng thì ngân hàng thu được khoản chênh lệch tỷ giá, nhưng nếu tỷ giá giảm thì khoản phí thu được chưa chác đã bù đắp được khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá gây ra.
1.2.2.5. Rủi ro tác nghiệp
Rủi ro tác nghiệp là những rủi ro do những sai sót kỹ thuật trong quy trình thực hiện tài trợ thương mại quốc tế gây ra.
Rủi ro tác nghiệp với nhà xuất khẩu:
Khi tham gia phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, nhà xuất khẩu hay gặp những rủi ro sau:
Khi nhận được L/C từ NHTB, nếu nhà xuất khẩu kiểm tra các điều kiện tạo lập chứng từ không kỹ, chấp nhận cả những yêu cầu bất lợi mà nhà xuất khẩu không thể đáp ứng được thì khi gửi bộ chứng từ đòi tiền không đáp ứng phù hợp với các điều kiện của L/C, ngân hàng phá hành sẽ từ chối thực hiện việc thanh toán Bộ chứng từ. Như vậy nhà nhập khẩu sẽ có lợi thế để thương lượng lại giá cả nằm ngoài điểu khoản của L/C. Như vậy rõ ràng nhà xuất khẩu gặp bất lợi cho việc nhận được tiền đòi từ bộ chứng từ, gián tiếp ảnh hưởng đến ngân hàng chiết khấu bộ chứng từ.
Trong thanh toán tín dụng chứng từ, NHPH đứng ra cam kết thanh toán cho nhà xuất khẩu khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện của L/C,
ngân hàng chỉ làm việc với các chứng từ quy định trong L/C. Do đó cần sự chính xác tuyệt đối giữa bộ chứng từ thanh toán với nội dung quy định trong L/C. Chỉ một sự sai khác dù rất nhỏ cũng thể bị NHPH từ chối thanh toán do bộ chứng từ có sai biệt, không phù hợp với L/C. Do đó việc tạo lập bộ chứng từ thanh toán là một khâu quan trọng và dễ gặp rủi ro với nhà nhập khẩu. Neu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản thanh toán hay chấp nhận đều có thể bị từ chối, và nhà xuất khẩu phải tự xử lý hàng hóa như dỡ hàng, lưu kho cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc tìm được người mua mới, giảm giá hay cho hàng hóa quay về nước. Đồng thời nhà xuất khẩu cũng phải chịu những chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho trong khi không biết nhà lập trường nhà nhập khẩu có tiếp tục đồng ý thanh toán bộ chứng từ hay không.
Thư tín dụng có thể hủy ngang có thể được NHPH sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ bất cứ lúc nào trước khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứn từ mà không cần sự đồng ý của nhà xuất khẩu.
Rủi ro tác nghiệp đối với nhà nhập khẩu
Rủi ro lớn nhất đối với nhà nhập khẩu là nhận hàng hóa không đúng với hợp đồng mua bán. Trong hình thức thanh toán tín dụng chứng từ, việc thanh toán của NHPH cho người xuất khẩu căn cứ vào sự phù hợp của bộ chứng tới với L/C mà không chịu trách nhiệm về tình hình giao hàng thực tế cũng như số lượng, chất lượng hàng hóa. Như vậy sẽ không có sự đảm bảo cho nhà nhập khẩu rằng hàng hóa có đúng như đơn đặt hàng hay không. Nhà nhập khẩu có thể nhận được hàng hóa kém chất lượng cũng nhưu bị hư hại trong quá trình vận chuyển mà vẫn phải thanh toán đầy đủ toàn bộ lô hàng cho nhà xuất khẩu.
Rủi ro tác nghiệp với ngân hàng phát hành
Trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàng đóng những vai trò quan trọng. Vì vậy giống như khách hàng của mình,
nếu gặp rủi ro tác nghiệp thì ngân hàng cũng sẽ không thu hồi được phần vốn tài trợ. Rủi ro đối với ngân hàng phát hành L/C: Là ngân hàng cam kết thanh toán cho người xuất khẩu, do đó nguy cơ gặp rủi ro rất lớn.
Nội dung của L/C về cơ bản là do nhà nhập khẩu đua ra trong yêu cầu mở L/C và đó cũng là những yêu cầu của nhà nhập khẩu với nhà xuất khẩu trong hợp đồng. Khi NHPH chuyển tải không hết hoặc không chính xác nội dung trên đơn yêu cầu mở L/C của nhà nhập khẩu vào L/C thì NHPh phải chịu rủi ro khi nhà nhập khẩu từ chối nhận bộ chứng từ và thanh toán cho ngân hàng. Do đó, NHPH cần nghiên cứu kỹ các điều khoản trong hợp đồng và đơn mở L/C để tránh những rủi ro gây thiệt hại cho ngân hàng.
Khi nhận đuợc bộ chứng từ, Ngân hàng kiểm tra bộ chứng từ không kỹ mà vẫn thanh toán hoặc thực hiện chấp nhận thanh toán bộ chứng từ không hoàn hảo, có điểm không phù hợp với L/C hoặc bộ chứng từ của nhà xuất khẩu xuất trình là giả mạo thì rủi ro ngân hàng không đòi đuợc tiền của nhà nhập khẩu là rất cao.
Ngân hàng phát hành phải thực hiện thanh toán cho nguời thụ huởng theo quy định L/C ngay cả trong truờng hợp nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản kinh doanh thua lỗ. Đây chính là rủi ro gây thiệt hại nặng nề cho NHPH xuất phát từ việc ngân hàng không tiến hành thẩm định kỹ khách hàng đến mở L/C, hoặc ngân hàng có thẩm định nhung kết quả thẩm định không chính xác do thiếu thông tin, hoặc thông tin không tin cậy, hoặc thẩm định không đầy đủ theo giai đoạn.
Bên cạnh đó, NHPH có thể gặp những rủi ro do không hành động đúng theo quy định của các thông lệ quốc tế nhu UCP là thông báo từ chối nhung không nói rõ sự bất hợp lệ của chứng từ, từ chối sau thời hạn quy định và từ chối với lý do không hợp lý..
Rủi ro với Ngân hàng xác nhận:
Ngân hàng xác nhận có trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ do khác hàng xuất trình, nếu bộ chứng từ phù hợp thì tiến hành thanh toán cho nguời thụ huởng và đòi bồi hoàn từ NHPH, NHXN sẽ gặp rủi ro nếu không phát hiện ra bộ chứng từ có lỗi, thực hiện thanh toán nhung không đuợc chấp nhận thanh toán từ NHPH.
NHXN khi tham gia xác nhận tài trợ L/C thì tức là đã tự ràng buộc trách nghiệm của mình vào nghĩa vụ thanh toán L/C. Rủi ro của NHXN cũng sẽ xảy ra
nếu không nắm vững năng lực của NHPH mà xác nhận L/C không yêu cầu ký quỹ hay đăng ký hạn mức tín dụng để rồi cuối cùng phải chịu trách nhiệm thanh toán thay do NHPH thiếu thiện chí hay không có khả năng thanh toán L/C.
Rủi ro đối với Ngân hàng đuợc chỉ định: Trên cơ sở bộ chứng từ đuợc xuất trình, NHđCĐ thuờng ứng truớc cho nhà xuất khẩu với điều kiện truy đòi để tài trợ vốn. Tuy nhiên nếu NHđCĐ không kiểm tra bộ chứng từ cẩn thận thì nếu Bộ chứng từ có lỗi và bị từ chối bởi NHPH thì NHđCĐ sẽ gặp rủi ro không nhận đòi đuợc tiền. Và cho là chiết khấu có truy đồi thì việc đòi lại tiền từ nguời thụ huởng cũng sẽ rất khó khăn và ảnh huởng nghiêm trọng đến uy tín ngân hàng.