Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu 0017 giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NH thương mai cổ phần ngoại thương VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 41)

1.3.2.1. Mô hình tổ chức, quy trình nghiệp vụ hoạt động tài trợXNK

Một mô hình quản lý thống nhất từ hội sở chính đến chi nhánh theo một quy trình cụ thể, gọn nhẹ sẽ tiết kiệm đuợc chi phí, thời gian và an toàn là tác nhân thu hút khách hàng đến với ngân hàng nhiều hơn vì quyền lợi của họ đuợc đảm bảo.

Xây dựng quy trình nghiệp vụ đầy đủ và chi tiết đối v ới từng sản phẩm tài trợ nhằm huớng dẫn cho các cán bộ thực hiệ n thống nhất từ hội s ở tới chi nhánh.

1.3.2.2. Năng lực tài chính

Vốn là điều kiện quan trọng quy định quy mô, tầm vóc, mức độ chịu đựng và chống đỡ rủi ro. Ngân hàng chỉ có thể tham gia tài trợ cho các doanh nghiệp khi họ có nguồn vốn dồi dào vì nhu cầu tài trợ về vốn của doanh nghiệp XNK thuờng lớn. Ngân hàng có quy mô vốn lớn sẽ thuận lợi trong việc mở rộng phạm vi hoạt động, nâng cao hiệu quả, vị thế, khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại vào nghiệp vụ cũng nhu cung cấp các sản phẩm mới.

1.3.2.3. Công nghệ ngân hàng

Công nghệ ngân hàng liên quan đến toàn bộ cơ sở vật chất và mạng luới truyền thông, thanh toán. Hệ thống mạng luới và các chuơng trình ứng dụng giúp ngân hàng quản lý khách hàng, xử lý thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa các phòng ban, bộ phận, từ đó nâng cao chất luợng hoạt động và sản phẩm tài trợ XNK. Trên cơ sở đó ngân hàng ra quyết định đúng đắn, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cũng nhu và tăng tính an toàn trong các nghiệp vụ tài trợ thuơng mại quốc tế.

1.3.2.4. Nguồn nhân lực

Nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại trong kinh doanh. Một đội ngũ cán bộ có chuyên môn, ngoại ngữ, kiến thức về pháp luật, thông lệ quốc tế cũng nhu kinh nghiệm thực tế sẽ giúp ngân hàng hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh cũng nhu nắm bắt cơ hội phát triển hoạt động tài rtợ thuơng mại quốc tế.

1.3.2.5. Uy tín của ngân hàng

Trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế, uy tín của ngân hàng đóng vai trò quan trọng. Cam kết do một ngân hàng có uy tín phát hành sẽ dễ dàng được chấp nhận,

giảm các chi phí không cần thiết cho người mua và người bán, tạo lòng tin với khách hàng, từ đó thu hút nhiều khách hàng, phát triển các hoạt động ngân hàng nói chung cũng như hoạt động tài trợ XNK nói riêng.

1.3.2.6. Hệ thống ngân hàng đại lý

Ngân hàng có mạng lưới đại lý rộng khắp sẽ thực hiện được nhiều loại hình

tài trợ

cho nhiều đối tượng khách hàng, công tác luân chuyển chứng từ cũng như thanh toán

diễn ra nhanh chóng, vì vậy, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán quốc tế và tài trợ XNK

của khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh và năng lực của ngân hàng.

1.4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ NGÂN HÀNG

1.4.1. Kinh nghiệm từ ngân hàng HSBC Việt Nam

Tập đoàn HSBC được thành lập năm 1865, có trụ sở chính tại Luân Đôn, Anh.

Tập đoàn HSBC có khoảng 7500 văn phòng tại 87 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng giá trị tập đoàn là 2671 tỉ USD tính đến ngày 31/12/2013, là tập đoàn lớn thứ 2 Thế giới. Tập đoàn HSBC được thành lập với mục đích ban đầu là tài trợ thương mại giữa

Châu Âu và châu Á. Vì vậy, thanh toán quốc tế - tài trợ thương mại được coi là thế mạnh của tập đoàn HSBC. Năm 1870 HSBC mở văn phòng đầu tiên tại Sài Gòn (nay

là TP. Hồ Chí Minh). Ngày 01 tháng 01 năm 2009, HSBC khai trương ngân hàng 100% vốn nước ngoài và trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên đưa ngân hàng con

đi vào hoạt động tại Việt Nam. Ngân hàng mới với tên gọi Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) thuộc 100% sở hữu của Ngân hàng Hồng Kông và

> Xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, luôn sẵn sàng giúp đỡ hỗ trợ tu vấn nhiệt tình cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhằm hạn chế rủi ro cho khách hàng của mình. Theo kinh nghiệm trong hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của HSBC, các doanh nghiệp nhập khẩu cần đặc biệt cảnh giác với các hợp đồng chào bán với giá quá rẻ hoặc có cuớc phí vận chuyển quốc tế mà giá rẻ bất ngờ. Bởi những hàng hóa quá rẻ thuờng có chất luợng kém, nguồn gốc không rõ ràng. Những doanh nghiệp vận tải quá rẻ thuờng không đảm bảo uy tín trong hoạt động giao hàng đúng, đủ nhu thỏa thuận. Họ phần nhiều là những doanh nghiệp không có bảo hiểm, tài chính không lành mạnh. Với nguời bán (các doanh nghiệp xuất khẩu) các rủi ro thuờng gặp là khả năng tài chính, hàng hóa không đuợc chấp nhận, chiến tranh hoặc bạo động ở các nuớc nhập khẩu, ngoại tệ thanh toán biến động, các luật lê, quy định của các nuớc nhập khẩu không phù hợp với hàng hóa. HSBC đào tạo đội ngũ nhân viên kinh nghiệm để tu vấn cho khách hàng theo đúng quy cách quốc tế, khuyến cáo các doanh nghiệp nên thận trọng xem xét tất cả các yếu tố liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa nhu thông tin công ty giao nhận, công ty bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm rủi ro,.. nhằm hạn chết và phòng ngừa rủi ro cho khách hàng và bản thân ngân hàng.

> Đầu tu vào công nghệ hiện đại để thiết kế các giải pháp điện tử nhằm hỗ trợ khách hàng quản lý trực tuyến các giao dịch thuơng mại toàn cầu mọi lúc mọi nơi. Trong đó, với dịch vụ Instant@dvice, HSBC là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam cung cấp miễn phí tiện ích này, giúp doanh nghiệp đẩy nhanh quy trình xuất nhập khẩu, tiết kiệm chi phí sao luu chứng từ. Dịch vụ HSBC net cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch xuất nhập khẩu qua mạng nhanh chóng, luu đuợc thông tin nguời dùng, tiện cho tra cứu các thoogn tin về khách hàng và thị truờng đối tác.

> HSBC áp dụng chính sách và chiến luợc của Tập đoàn cho toàn bộ chi nhánh, văn phòng trên toàn cầu, nhằm đảm bảo rằng, ngân hàng không chỉ đánh giá, thẩm định những rủi ro có thể dễ dàng nhận thấy trong hoạt động kinh doanh mà còn phải quản lý chặt chẽ các rủi ro khác nhu rủi ro pháp lý, môi truờng và bảo mật.

HSBC hình thành một quy trình nhận diện rủi ro, đáng giá rủi ro, thiết lập trình tự ưu tiên giải quyết rủi ro và sau cùng là phát triển một bộ khung chuẩn để giảm thiểu và loại bỏ sự cố tiêu cực.

1.4.2. Kinh nghiệm từ Ngân hàng Citibank

Ngân hàng Citibank cũng được biết đến là một trong những ngân hàng lớn và lâu đời trên thế giới, do vậy, họ có nhiều kinh nghiệm trong quá trình phát triển thanh

toán quốc tế và tài trợ thương mại theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Trong những năm qua, Citibank đã thực hiện một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ như

sau:

> Citibank áp dụng mô hình xử lý thanh toán quốc tế theo khu vực (ví dụ như Citibank N.A, Malaysia chịu trách nhiệm xử lý nghiệp vụ TTQT cho tất cả các chi nhánh thuộc khu vực châu Á) nhằm có thể luôn luôn cập nhập thông tin về thị trường và khách hàng để tư vấn cho khách hàng của mình và cũng chính để giảm rủi ro cho Citibank.

> Kinh nghiệm khi Citibank là ngân hàng xác nhận đó là không chỉ xem xét năng lực tài chính của ngân hàng mở và người mở mà phải kiểm tra mọi thông tin liên quan cả đến cả nhà xuất khẩu đối tác.

> Trước khi bắt đầu giao dịch với khách hàng thì bộ phận tín dụng của ngân hàng phải chịu trách nhiệm đánh giá, phân loại các công ty. Ngân hàng sẽ xác định những công ty có tình hình tài chính tốt, hoặc những công ty con có tình hình tài chính khá tốt, có bảo lãnh của công ty mẹ tốt, được cấp hạn mức tín dụng, hạn mức chiết khấu, không phải ký quỹ khi mở L/C. Những công ty có tình hình tài chính trung bình sẽ thực hiện ký quỹ một phần hoặc toàn bộ khi mở L/C. Có được chuẩn bị ban đầu tốt như thế thì ngân hàng sẽ giảm thiểu được rất nhiều rủi ro liên quan đến khách hàng.

> Trong giao dịch tín dụng chứng từ, ngân hàng sử dụng các thỏa thuận với những điều khoản chặt chẽ, rõ ràng, bảo vệ quyền lợi cho ngân hàng.

> Phòng quan hệ quốc tế của Citibank có những cẩm nang về nghiệp vụ để bảo đảm các giao dịch hàng ngày luôn chính xác và hiệu quả. Những cẩm nang này luôn đuợc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với đặc trung mỗi nuớc và mỗi chi nhánh.

> Phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực. Các chi nhánh của Citibank ở bất kỳ đâu đều có thể truy cập thông tin của khách hàng nhằm phục vụ cho nghiệp vụ của mình nên giảm đuợc rủi ro do thiếu thông tin. Ngoài ra, các ngân hàng đều có các chuơng trình đào tạo nhân sự bài bản bằng những khóa huấn luyện dài ngày ở trung tâm đào tạo của hội sở, trao đồi thông tin giữa các chi nhánh, học hỏi kinh nghiệm tổ chức quản lý của nhau.

> Luân chuyển cán bộ nghiệp vụ giữa các bộ phận và phòng ban liên quan đến nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ để thanh toán viên có thể nắm đuợc toàn diện các nghiệp vụ của ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tài trợ thuơng mại ra đời nhu một tất yếu khách quan, tuy phức tạp chứa đựng

nhiều rủi ro cho ngân hàng nhung mang lại nguồn thu đáng kể. Đặc biệt, hoạt động tài

trợ thuơng mại đã mang lại lợi ích không chỉ cho các bên tham gia mà còn giúp phát triển nền kinh tế đất nuớc. Và hoạt động tài trợ thuơng mại theo phuơng thức thanh toán tín dụng chứng từ là một mảng chủ yếu, phổ biến và ngày càng phát triển của ngân

hàng. Do đó, việc nghiên cứu về cơ sở lý luận về hoạt động phát triển hoạt động tài trợ

thuơng mại theo phuơng thức thanh toán TDCT là rất quan trọng. Trong chuơng 1, luận văn đã tập trung vào một số vấn đề lý luận sau:

Thứ nhất, trình bày khái niệm, đặc điểm, vai trò của tài trợ thuơng mại tại NHTM.

Thứ hai, trình bày khái quát về phuơng thức thanh toán TDCT và các hình thức tài trợ thuơng mại theo phuơng thức thanh toán TDCT của NHTM

Thứ ba, Trình bảy các loại rủi ro phát sinh trong hoạt động tài trợ thuơng mại theo phuơng thức thanh toán TDCT.

Thứ tư, nêu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động tài trợ thương mại theo phương thức thanh toán TDCT của NHTM

Trên cơ sở lý luận đã trình bày ở chương 1, phần tiếp theo của luận văn sẽ tập trung phân tích thực trạng rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức thanh toán TDCT đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI

THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.1.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Ngân hàng ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt nam (Vietcombank) chính thức đi vào hoạt động ngày 01/04/1963, với tổ chức tiền thân là Cục ngoại hối (trực thuộc ngân hàng nhà nước Việt Nam) ra đòi theo nghị định số 115/CP ngày 30/10/1962 của Chính phủ.

Ngày 14/11/1990, Hội đồng bộ trưởng ban hành chỉ chị số 403/CT chuyển Vietcombank từ một ngân hàng chuyên doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang ngân hàng thương mại quốc doanh hoạt động đa năng, cung cấp đẩy đủ các dịch vụ tài chính đầu tiên cho khách hàng.

Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được chính phủ lựa chọn thực hiện

thí điểm cổ phần hóa, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt động với tư

cách là một Ngân hàng TMCP vào ngày 02/06/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng.

Vietcombank còn tạo một bước ngoặt quan trọng trong quá trình chuyển mình và lớn mạnh của mình thông qua việc ký kết Hợp đồng cổ đông chiến lược với Mizuho Corporation Bank thuộc tập đoàn tài chính Mizuho - Tập đoàn tài chính lớn thứ ba tại Nhật bản và thứ 20 trên thế giới vào tháng 9 năm 2011.

Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển , Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, đồng thời tạo

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 Tổng tài sản 46899 4 6 57699 5 67439 778790 Vốn chủ sở hữu 4238 6 43473 4517 2 4810 2 Nguồn vốn huy động 33425 9 3 42441 2 50364 760073 Tồng dư nợ tín dụng/Tổng TS 58.49 % 56.04 % 57.4 % 58.5 % Tỷ lệ nợ xấu (%) 2.73% 2,31 %. 1.79 % 1.46% . Hệ số an toàn vốn CAR (%) 1313 % %11.35 %11.04 %11.13 Lợi nhuận trước thuế 5743 5844 6827 8623

kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao,.. .Vietcombank luôn là sự lựa chọn hàng

đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của đông đảo khách hàng cá nhân. Trong hơn một thập kỷ trở lại đây, trên nhiều lĩnh vực quan trọng, Vietcombank liên tục đuợc các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn và đánh giá là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”.

về tên gọi và trụ sở:

Tên đầy đủ: Ngân hàng Thuơng mại cổ phần Ngoại thuơng Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIET NAM. Tên viết tắt: Vietcombank

Mã niêm yết: VCB.

Trụ sở chính: 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam.

Cơ cấu bộ máy quản lý của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.

Cơ cấu Vietcombank gồm 1 trụ sở chính, 1 sở giao dịch và 101 chi nhánh, 395 phòng giao dịch, 03 công ty con trực thuộc trong nuớc, 02 công ty con tại nuớc ngoài, 01 văn phòng đại diện tại Singapore và 01 văn phòng đại diện tại Hồ chí Minh (Việt nam) và 04 công ty liên doanh liên kết khác.

2.1.2. Khái quát hoạt động kinh doanh của VCB giai đoạn 2013 — 2016

Trong giai đoạn 4 năm trở lại đây, Vietcombank luôn đạt mức tăng truởng ổn định và bền vững, ngay cả trong bối cảnh khó khăn của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và những hậu quả mà nó mang lại, thể hiện qua một số chỉ tiêu hoạt động chính.

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động chính của VCB 2013-2016

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn điều lệ bình quân (ROE) 10.33 % 10.76 % 12.03 % 14.69 %

huy động đóng vai trò hết sức quan trọng trong cơ cấu vốn của các ngân hàng. Có thể thấy trong 4 năm trở lại đây, hoạt động huy động vốn của ngân hàng đều đạt được mức tăng trưởng cao và ổn định.Năm 2014, nguồn vốn huy động đạt 424413 tỷ đồng, tăng gần 12.7% so với cuối năm 2013. Năm 2015, huy động khách hàng đạt 503642tỷ đồng, tăng gần 11.87% so với năm 2014. Và đặc biệt năm 2016, mức huy động vốn đạt tới 600737 tỷ đồng, tăng đến 19.26% so với năm 2015, vượt kế hoạch đặt ra trong năm 2016. Trong đó huy động vốn tăng đều ở cả tổ chức kinh tế (17.25%) và dân cư (18.28%), thuộc nhóm các ngân hàng TMCP có tăng trưởng cao về huy động. Tăng trưởng mạnh mẽ về huy động vốn là một trong những chiến lược của Ngân hàng nhằm nâng cao khả năng thanh khoản và an toàn hoạt động Ngân hàng, tạo tiền đề bứt phá cho những năm sắp tới.

TTXNK lại trong năm 2016 theo đúng định hướng. Đặc biệt chất lượng tín dụng được cải

thiện đáng kể. Dư nợ nhóm 2 tại thời điểm năm 2016 là 7923 tỷ đồng, giảm 1,454 tỷ đồng so với cuối năm 2015, tức giảm khoảng 15.5%. Tỷ lệ nợ xấu năm 2016 là 1.46% giảm 0.33 điểm % so với năm 2015, thấp hơn mức khống chế kế hoạch (dưới

Một phần của tài liệu 0017 giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NH thương mai cổ phần ngoại thương VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 41)