Khi Vietcombank giữ vai trò là ngân hàng phát hành LC, rủi ro đến với Vietcombank khi người hưởng lợi xuất trình được BCT phù hợp với quy định của LC nhưng khách hàng của Vietcombank không thực hiện thanh toán, rủi ro cũng có thể xảy ra nếu thanh toán viên kiểm tra chứng từ không phát hiện ra lỗi/ chứng từ giả mạo và vẫn chấp nhận thanh toán cho người hưởng lợi.. .Một số rủi ro đã xảy ra tại Vietcombank khi đóng vai trò là ngân hàng phát hành đó là:
Rủi ro khi Vietcombank nhận được bộ chứng từ phù hợp với quy định của LC nhưng nhà nhập khẩu không có khả năng thanh toán.
Công ty Mai Thảo yêu cầu Vietcombank phát hành thư tín dụng trả chậm trị giá USD25,000 cho người bán ở Hàn Quốc, mặt hàng hóa chất Soda Ash. Phần mô tả hàng được ghi trong thư tín dụng là: “Mô tả hàng hóa theo chi tiết trong hợp đồng xxx ngày xxx”. Khi nhận được chứng từ, Vietcombank kiểm tra, xác định chứng từ phù hợp với thư tín dụng và thông báo với khách hàng. Do hàng đã về, khách hàng có nhu cầu lấy hàng nên đã chấp nhận thanh toán. Tuy nhiên, hai ngày sau, khách hàng thông báo với Vietcombank hàng hóa nhận được khác với hàng hóa đã thỏa thuận trong hợp đồng. Vietcombank tiến hành kiểm tra lại phần hóa đơn thương mại và hợp đồng mua bán thì phát hiện trên hóa đơn thương mại ngoài dòng “Mô tả hàng hóa theo chi tiết trong hợp đồng xxx ngày xxx” phù hợp với yêu cầu của thư tín dụng, các loại hàng hóa được giao khác với hợp đồng. Vietcombank đã giải thích với khách hàng việc bộ chứng từ phù hợp thì buộc phải thực hiện thanh toán do đặc điểm của LC là chỉ thanh toán căn cứ dựa trên chứng từ. Nhưng khách hàng Mai Thảo không đồng ý với quan điểm đó, Vietcombank đã buộc phải thanh toán dùng nguồn GL của chi nhánh, hoàn thành nghĩa vụ của ngân hàng phát hành LC khi bộ chứng từ phù hợp.
Đó chỉ là một ví dụ nhỏ trong một số trường hợp bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với L/C, khách hàng có thể đã thực hiện chấp nhận thanh toán với bộ chứng từ trả chậm nhưng khi nhận được hàng hóa thì hàng hóa lại không đảm bảo chất lượng,
không đúng quy cách như yêu cầu. Nhà nhập khẩu lúc nãy có hành động trì hoãn thanh toán, yêu cầu ngân hàng đi điện giảm giá hoặc không thực hiện thanh toán vào ngày đáo hạn, đẩy rủi ro sang phía ngân hàng phát hành là Vietcombank.
Rủi ro đến với ngân hàng Vietombank khi phát hành bảo lãnh nhận hàng nhưng sau đó nhà nhập khẩu từ chối thanh toán.
Công ty Minh Tâm yêu cầu Vietcombank phát hành thư tín dụng trả ngay trị giá USD30,000 (dung sai +/- 10%), mặt hàng: bột giấy, ký quý 10% trị giá LC. Hai tuần sau khi phát hành thư tín dụng, khách hàng phản hồi hàng hóa đã về đến cảng và có nhu cầu cần nhận hàng gấp. Do chưa nhận được bộ chứng từ nên Vietcombank tư vấn khách hàng làm đề nghị phát hành bảo lãnh nhận hàng. Khi nhận được giấy báo hàng về của công ty vận chuyển hàng hải ở Hải Phòng, công ty Minh Tâm đã đến Vietcombank yêu cầu phát hành thư bảo lãnh nhận hàng và cam kết thanh toán tiền hàng mà không khiếu nại gì về bộ chứng từ có sai sót, uỷ quyền cho ngân hàng tự động ghi nợ vào tài khoản của công ty. Khi Vietcombank nhận được bộ chứng từ và kiểm tra, ra kết quả bộ chứng từ có bất hợp lệ và thông báo cho công ty. Tuy nhiên do khách hàng đã yêu cầu Vietcombank phát hành bảo lãnh nhận hàng và đi nhận hàng trước nên khách hàng vẫn phải thực hiện thanh toán dù bộ chứng từ có lỗi. Tuy vậy, công ty vẫn cố tình không thực hiện thanh toán dựa vào lập luận bộ chứng từ có lỗi. Để đảm bảo uy tín của ngân hàng, Vietcombank đã phải thực hiện thanh toán và buộc công ty Vietcombank thực hiện nhận nợ bắt buộc.
Khi Vietcombamk giữ vai trò là ngân hàng được chỉ định, rủi ro xảy ra khi Vietcombank thực hiện chiết khấu BCT cho khách hàng nhưng khi sang ngân hàng nước ngoài bị bắt lỗi chứng từ bất hợp lệ và từ chối không thanh toán. Mặc dù theo quy định chiết khấu của Vietcombank đó là tất cả các giao dịch đều thực hiện chiết khấu có truy đòi, nhưng khi bộ chứng từ bị từ chối thanh toán phần nào cũng ảnh hưởng đến quan hệ giữa Vietcombank và khách hàng và rủi ro không thu hồi được nợ từ khách hàng cũng có thể xảy ra.
Trường hợp đã xảy ra tại Vietcombank như sau: Khách hàng của Vietcombank là công ty DTK Phú Thọ xuất trình bộ chứng từ đến Vietcombank và
đề nghị ngân hàng thực hiện chiết khấu cho khách hàng. Trị giá LC là USD731,386.50 (dung sai +/- 10%), trị giá bộ chứng từ là USD58,602.52. Bộ chứng từ đuợc kiểm tra và ra kết quả là hoàn toàn phù hợp với điều khoản và điều kiện của L/C. Vietcombank thực hiện chiết khấu bộ chứng từ cho khách hàng đồng thời gửi bộ chứng từ đi đòi tiền ngân hàng nuớc ngoài.
Sau 5 ngày làm việc kể từ ngày ngân hàng nuớc ngoài nhận đuợc chứng từ, Vietcombanknhdn đuợc thông báo bộ chứng từ bất hợp lệ và từ chối thanh toán do lỗi: giao hàng và đòi tiền vuợt quá giá trị của L/C.
Khi kiểm tra lại hồ sơ giao dịch cho thấy truớc khi xuất trình chứng từ tại Vietcombank, khách hàng đã xuất trình 6 lot chứng từ tại các ngân hàng khác.Tuy nhiên ở mặt sau L/C chỉ ghi nhận đóng dấu 5 lần xuất trình, 1 lần xuất trình đã bị quên không đóng dấu dẫn đến khi kiểm tra trị giá đòi tiền còn lại của LC, thanh toán viên đã không biết bộ chứng từ xuất trình tại Vietcombank đã bị đòi tiền vuợt quá giá trị cho phép của L/C.
Vietcombank đã phải chịu rủi ro do sự bất cẩn của ngân hàng khác. Bên cạnh đó, chính bản thân khách hàng cũng đã không nhận biết đuợc số lần xuất trình chứng từ, trị giá đòi tiền để đảm bảo thực hiện đúng nhu quy định của L/C dẫn đến rủi ro cho chính khách hàng và cả ngân hàng Vietcombank.
Đấy là trong truờng hợp bộ chứng từ bị bắt lỗi, còn trong truờng hợp với bộ chứng từ đã đuợc chiết khấu và thông báo là hợp lệ để gửi đi đòi tiền ngân hàng nuớc ngoài. Bộ chứng từ sau 5 ngày không có thông báo bất hợp lệ của bộ chứng từ so với L/C nhung không có điện thông báo thanh toán. Vietcombank phải đi điện tra soát rất nhiều lần mới nhận đuợc thông báo lỗi không hợp lệ, tuy nhiên lỗi này là không hợp lý nên lại mất thời gian tranh cãi về lỗi đua ra dẫn tới tiền về chậm và khoản chiết khấu của bộ chứng từ bị quá hạn cũng nhu lãi chiết khấu tăng theo thời gian so với bộ chứng từ trả ngay thu lãi khi tiền về.
Rủi ro cho Vietcombank trong quá trình xử lý giao dịch:
Nhân viên kiểm tra chứng từ bỏ sót điều khoản phí dẫn đến tổn thất cho ngân hàng: L/C nhập khẩu của khách hàng Vinperland đuợc ngân hàng UNICREDIT
BANK tại Đức đóng vài trò là ngân hàng thông báo và chiết khấu theo LC upas. Bộ chứng từ đuợc nguời xuất khẩu xuất trình tại UNICRE DITBANK để đòi tiền và yêu cầu đuợc tài trợ trả ngay theo điều khoản của LC. Unicredit Bank thực hiện tài trợ và thông báo ghi rõ các khoản phí trong thu đòi tiền Vietcombank phí commitment fee, phí discount charge và các phí liên quan .. .Tuy nhiên khi kiểm tra chứng từ, thanh toán viên không chú ý tới điều khoản này dẫn đến việc không thông báo cho khách hàng kịp thời về khoản phí này. Đến hạn phải thanh toán phí nhung VIetcombank chua thực hiện trả (Phí là phải trả ngay), ngân hàng nuớc ngoài đi điện giục Vietcombank thực hiện trả phí thì lúc này Vietcombank mớiquay lại đòi khách hàng, tuy nhiên do khoản phí phát sinh quá lớn (lên tới hơn EUR 22,125.6) nên khách hàng không đồng ý trả với lý do Vietcombank không thông báo cho khách hàng khi giao bộ chứng từ. Một phần lỗi nữa của Vietcombank là đã không phát hiện ra khoản phí bất thuờng này để sớm đàm phán giảm phí cho khách hàng. Sau một khoảng thời gian lên đến hơn 2 tuần đàm phán, cuối cùng ngân hàng nuớc ngoài đã giảm phí và khách hàng cũng đã chuẩn bị đủ số tiền để thanh toán.
Nhân viên lập sai điện ủy quyền thanh toán dẫn đến thực hiện thanh toán số tiền lớn hơn trị giá bộ chứng từ. LC Upas ngày càng đuợc sử dụng rộng rãi trong giao dịch thanh toán tín dụng chứng từ tại Vietcombank để đáp ứng đuợc nhu cầu của khách hàng, nhà xuất khẩu có thể nhận tiền ngay còn nhà nhập khẩu thì có thể trả chậm với lãi suất uu đãi. Tuy nhiên tính chất giao dịch của LC upas cũng phức tạp hơn so với LC thông thuờng nên không thể tránh đuợc rủi ro có thể xảy ra. Truờng hợp phát sinh cụ thể nhu sau:
Theo yêu cầu của nhà nhập khẩu là công ty Vimid, Vietcombank phát hành LC Upas trả chậm 240 days after sight cho nguời xuất khẩu ở Trung Quốc, mặt hàng: ô tô, ngân hàng tài trợ là ICBC Việt Nam. Khi nhận đuợc bộ chứng từ trị giá USD282,000.00 đã phát hảnh bảo lãnh nhận hàng, Vietcombank sẽ lập điện ủy quyền thanh toán gửi đến ngân hàng tài trợ. Tuy nhiên, khi kiểm tra xong chứng từ và lập thông báo chứng từ, thanh toán viên bộ phận chứng từ đã lập sai trị giá bộ chứng từ thành USD285,000.00 Dựa trên thông báo chứng từ mà không kiểm tra lại
thư đòi tiền của ngân hàng xuất trình, thanh toán viên bộ phận thanh toán đã lập ủy quyền thanh toán USD285,000.00. Ngân hàng tài trợ đã thực hiện thanh toán cho người hưởng số tiền như trên điện ủy quyền. Sau đó, Vietcombank nhận được điện của ngân hàng chiết khấu thông báo phí và lãi chiết khấu để thông báo cho khách hàng thì mới phát hiện ra sai sót. Vietcombank đề nghị ngân hàng hưởng trả lại số tiền thừa là USD3,000 trực tiếp cho ICBC và đề nghị ICBC chỉ thực hiện tính lãi trả chậm dựa trên số tiền đúng là USD282,000 nhưng ICBC không chấp nhận. Kết quả là Vietcombank phải chấp nhận nhận lại số tiền thừa từ ngân hàng hưởng và phải chịu cả lãi trả chậm cho số tiền ủy quyền thừa là USD30,000.
Ngoài ra, trong quá trình xử lý giao dịch tài trợ thương mại, ở Vietcombank đã có những trường hợp xảy ra do sai sót của nhân viên hỗ trợ tại chi nhánh như không thông báo cho P.TTTM về việc nhận được bộ chứng từ đòi tiền theo LC nhập khẩu để P.TTTM theo dõi và đôn đốc thực hiện thanh toán, phải đến khi có điện tra soát của ngân hàng nước ngoài thì mới biết có bộ chứng từ được gửi về VCB. Trường hợp này xảy ra có thể dẫn đến Vietcombank phải chịu lại phạt trả chậm, ảnh hưởng đến việc nhận hàng của khách hàng và làm mất uy tín của Vietcombank trên thị trường
Với chứng từ xuất khẩu, do các thanh toán viên tại chi nhánh chưa nắm rõ quy trình nên có lần lập yêu cầu thực hiện chiết khấu với trị giá chiết khấu quá 95% bộ chứng từ với các khách hàng không nằm trong danh sách chiết khấu quá hạn mức, hoặc các bộ chứng từ không phải là trả ngay theo quy trình.
về tốc độ xử lý giao dịch: Ngày 30/08/2016 Vietcombank đã bắt đầu triển khai ban hành quy định về thời gian thực hiện nghiệp vụ (cam kết SLA) cụ thể và nghiêm ngặt đặc biệt là tại các bộ phận back office, các trung tâm xử lý nghiệp vụ.Các số liệu về thời gian giao dịch được tập hợp và báo cáo lên phòng Chính sách sản phẩm để theo dõi và tổng kết. 6 tháng 1 lần, phòng Chính sách sản phẩm sẽ chọn mẫu ngẫu nhiên vào một số ngày nhất định trong giai đoạn để kiểm tra tính chính xác của báo cáo cũng như thời gian thực hiện giao dịch thật. Các giao dịch theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được kết luận là đáp ứng thời gian
giao dịch, trên 90% đạt cam kết SLA. Đặc biệt các giao dịch bị trượt SLA sẽ được ghi lại và gửi cho từng phòng để đảm bảo việc trượt giao dịch có đúng không và lý do gây ra sự chậm chễ của giao dịch.
về tính chính xác của các giao dịch:Lấy kết quả từ cuộc khảo sát của phòng quản lý quy trình và nghiệp vụ “giao dịch liên quan đến tài trợ thương mại (nhờ thu và L/C được xử lý” với 404 phiếu trả lời. Có 55 chi nhánh/phòng giao dịch cho rằng ở mức trung bình khá, còn lại 349phiếu cho rằng các giao dịch được thực hiện một cách chính xác và đáng tin cậy. Tỷ lệ ủng hộ đạt 86% là chưa thực sự quá cao. Do đó 6 tháng một lần, trên trung tâm thường xuyên thực hiện việc lấy điểm từ chi nhánh cũng như những case giao dịch hay các đánh giá của chi nhánh xử lý giao dịch.