Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu 0017 giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NH thương mai cổ phần ngoại thương VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 100 - 103)

3.3.1.1. Ôn định môi trường kinh tế vĩ mô

Chỉ trong một môi trường kinh tế ổn định với sự tăng trưởng đều đặn của nền kinh tế, lạm phát, giảm phát đều được kiềm chế, giá trị đồng nội tệ và mức lãi suất được ổn định thì các doanh nghiệp trong nước cũng như các đối tác nước ngoài mới có thể yên tâm, tin tưởng tham gia đầu tư vào lĩnh vực XNK. Vì vậy Chính phủ cần phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.

Điều hành chính sách tài khóa theo hướng tiết kiệm chi tiêu thường xuyên, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách, phấn đấu giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách. Nhà nước sẽ phát huy rõ hơn khi chính sách tiền tệ đảm bảo được chủ động, linh hoạt theo nguyên tắc thị trường, việc kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán sẽ đảm bảo tính thanh khoản cho nền kinh tế.

3.3.1.2. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho nghiệp vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại quốc tế.

Hiệu quả tài trợ TM phụ thuộc rất nhiều vào việc có đuợc một hệ thống pháp lý hoàn chỉnh. Chỉ khi các nghiệp vụ tài trợ TM đuợc tiêu chuẩn hóa bằng các văn bản pháp lý đồng bộ, thống nhất trên phạm vi quốc tế cũng nhu quốc gia thì hiệu quả tài trợ mới đuợc phát huy. Tuy nhiên chúng ta mới chỉ có quy định cho phép áp dụng tập quán thuơng mại nói chung trong điều 824 Bộ luật dân sự năm 1995, điều 4 luật thuơng mại năm 1997, điều 3 luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và pháp lệnh ngoại hối.. .với điều kiện là tập quán đó không trái với pháp luật Việt Nam và không làm tổn hại tới lợi ích các bên phía Việt Nam. Khi có tranh chấp xảy ra, trọng tài quốc tế có thể phán quyết đối với quan hệ hai bên mua bán mà không đề cập tới qun hệ chi trả giữa các ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng ở Việt Nam đều áp dụng UCP là chủ yếu trong giao dịch quốc tế, tuy nhiên UCP hay Incoterm chỉ là tập quán thuơng mại quốc tế. Hệ thống pháp luật của Việt Nam vẫn còn thiếu một môi truờng pháp lý hoàn thiện cho nghiệp vụ TTQT và đặc biệt là tài trợ Tm.

Chính vì vậy trong thời gian tới, Nhà nuớc phải có các văn bản pháp lý cụ thể hơn để giảm thiểu những tranh chấp có thể xảy ra trong thuơng mại quốc tế.Ngoài ra các cơ quan Nhà nuớc cũng cần xây dựng hệ thống thông tin về pháp luật, thị truờng các quốc gia khác. Chính các cơ quan đại diện cho Nhà nuớc phải trực tiếp nắm bắt thông tin về doanh nghiệp, pháp lý, thị truờng để cung cấp cho doanh nghiệp Việt nam. Những thông tin này sẽ là một kênh quan trọng để phòng tránh rủi ro khi tham gia thuơng mại quốc tế cho cả doanh nghiệp và các NHTM Việt Nam.

4. Xây dựng cơ chế chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại

Sự phát triển hoạt động tài trợ TM của các NHTM gắn liền với sự phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

Để thúc đẩy hoạt động tài trợ TM phát triển thì trong thời gian tới Chính phủ cũng như các cơ quan chức năng cần có những chính sách nhất quán tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp XNK Việt Nam, nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tăng thu ngoại tệ cho đất nước, đồng thời có những biện pháp thích hợp để kích thích tiêu dùng nội địa, cải thiện cán cân thương mại, giảm gánh nặng cho cán cân vãng lai. Để thực hiện được các mục tiêu trên, Chính phủ cần có những biện pháp sau:

- Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, đặc biệt là hoạt động thương mại với những thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ và khu vực EU.

- Từng bước điều chỉnh, chuyển động hướng chiến lược từ phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng hóa theo bề rộng và tốc độ cao như hiện nay sang phát triển theo định hướng coi trọng chất lượng và hiệu quả.

- Cải thiện cơ cấu hàng xuất khẩu phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới, tăng các mặt hàng chế biến tinh, giảm tỷ trọng sản phẩm thô. Do đó cần coi trọng việc phát triển công nghiệp chế biến, mở rộng hợp tác và liên doanh với nước ngoài để nâng cao năng lực của ngành chế biến hàng xuất khẩu.

- Tăng cường đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, chú trọng đổi mới công nghệ, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng có kim ngạch lớn, có khả năng tăng trưởng cao, có đóng góp quan trọng cho việc thực hiện kế hoạch xuất khẩu cũng như công ăn việc làm, góp phần ổn định xã hội như các sản phẩm chế biến: dệt may, giày dép, đồ gỗ, sản phẩm nhựa,..

- Quan tâm tới công tác điều tra, nghiên cứu nhu cầu thị trường của các nước để tìm kiếm, mở rộng thị trường, đẩy mạnh đầu tư sản xuất các mặt hàng có khả năng phát triển không bị hạn chế về khả năng sản xuất, sử dụng nguyên liệu trong nước như hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm cao su, cơ khí..

- Có chính sách bảo hộ sản xuất trong nước thông qua việc cấp giấy phép NK, quản lý hạn ngạch, tăng cường công tác chống buôn lậu, trốn thuế; bên cạnh đó tiếp tục cải cách hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu.

- Đẩy mạnh đàm phán các nước, sớm triển khai ký kết các thỏa thuận song phương và công nhận lẫn nhau về kiểm dịch thực vật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc thanh toán cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn về kiểm dịch thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm các mặt hàng nông, thủy sản.

Một phần của tài liệu 0017 giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NH thương mai cổ phần ngoại thương VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 100 - 103)