Kiến nghị với khách hàng

Một phần của tài liệu 0017 giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NH thương mai cổ phần ngoại thương VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 105 - 108)

Muốn thực hiện mở rộng tài trợ TM, không chỉ cần những giải pháp từ phỉa Chính phủ, Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng mà bản thân các doanh nghiệp XNK cũng phải cần quan tâm tới một số kiến nghị sau:

Thứ nhất, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải có cán bộ chuyên trách về xuất nhập khẩu

Doanh nghiệp XNK cần có cán bộ chuyên trách riêng về lĩnh vực XNK, phải qua đào tạo nghiệp vụ ngoại thương, am hiểu luật pháp trong thương mại quốc tế, có năng lực công tác và có phầm chất trung thực trong kinh doanh. Ngoài việc nghiên cứu và hiểu sâu các quy tắc do ICC ban hành, các doanh nghiệp cần tìm hiểu thêm các hướng dẫn liên quan, các tình huống, các quan điểm do ICC tập hợp để tích lũy kinh nghiệm và vận dụng hiệu quả.

Thứ hai, cần phải tìm hiểu cụ thể uy tín và năng lực tài chính của đối tác nước ngoài

Trước khi ký kết hợp đồng, các doanh nghiệp phải tìm hiểu cụ thể uy tín và năng lực tài chính của các đối tác nước ngoài bằng cách tìm hiểu thông tin thị trường, tranh thủ sự giúp đỡ từ phía các cơ quan Nhà nước như Phòng thương mại và Công nghiệp Việt nam, Bộ Công thương, Bộ ngoại giao. Bên cạnh đó, còn phải xem xét cẩn thận kỹ lưỡng tất cả các điều khoản nêu ra trong hợp đồng nhằm hiểu rõ nội dung đã ký kết, từ đó phát hiện ra những điều khoản có thể gây bất lợi cho mình, hạn chế rủi ro gây ra.

Thứ ba, nâng cao kỹ năng và tăng cường liên kết để có dự án hiệu quả

Các doanh nghiệp cần nâng cao kỹ năng lập báo cáo tài chính, báo cáo kinh doanh để có được dự án hiệu quả, có tính khả thi cao. Thêm vào đó, doanh nghiệp cần liên kết hợp tác chặt chẽ với cán bộ ngân hàng trong quá trình xin giải ngân cũng như công tác giải ngân vốn thông qua việc cung cấp các hồ sơ, giấy tờ trung thực, đầy đủ, kịp thời, chính xác.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở lý luận liên quan tới vấn đề nghiên cứu đuợc trình bày ở chuơng 1 và những phân tích đánh giá thực trạng rủi ro trong hoạt động tài trợ thuơng mại theo phuơng thức thanh toán TDCT tại ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam ở chuơng 2, trong chuơng 3 luận văn đã thực hiện một số nội dung sau:

Thứ nhất, đua ra định huớng phát triển hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tài trợ TTQT-TTTM nói riêng tại VCB.

Thứ hai, đua ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tài trợ thuơng mại theo phuơng thức thanh toán TDCT đối với VCB.

Thứ ba, đề xuất các kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng nhà nuớc, Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam và các doanh nghiệp kinh doanh XNK nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho VCB phát triển cũng nhu hạn chế tối đa các rủi ro hoạt động tài trợ thuơng mại theo phuơng thức thanh toán TDCT.

KẾT LUẬN

Hoạt động tài trợ thương mại thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ không phải là nghiệp vụ mới đối với các NHTM Việt Nam, nhưng vẫn là nghiệp vụ tương đối phức tạp và còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Nhờ tính ưu việt của phương thức này và nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu ngày càng tăng, thanh toán L/C ngày càng chứng tỏ được những ưu điểm của mình, nhưng phương thức này vẫn còn một số nhược điểm cần khắc phục. Vietcombank là ngân hàng có thế mạnh hàng đầu về hoạt động tài trợ thương mại trong những năm qua, tuy nhiên với sự cạnh trạnh gay gắt của các NHTM trong nước và đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài, Vietcombank cần chủ động nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại, hạn chế tối đa những rủi ro nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho ngân hàng cũng như đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, tổng hợp, phân tích số liệu, bám sát mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành những nhiệm vụ sau đây:

- Hệ thống hóa các vấn đề lí luận về hoạt động thanh toán quốc tế và các rủi ro phát sinh khi áp dụng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng.

- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán tín dụng chứng và các sản phẩm tài trợ liên quan từ tại Vietcombank 2014 - 5 tháng đầu năm 2017.

- Nhận dạng và phân tích các rủi ro phát sinh khi Vietcombank tham gia vào các giao dịch tài trợ thương mại thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ

- Đề xuất các giải pháp hạn chế rủi ro khi thực hiện tài trợ thương mại theo phương thức tín dụng chứng từ cho Vietcombank.

Hy vọng rằng, những nghiên cứu và đề xuất của luận văn này sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc hạn chế rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại theo phương thức thanh toán TDCT tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

1. GS.TS.Nguyễn Văn Tiến (2012), Cẩm nang thanh toán quốc tế & Tài trợ ngoại thương, NXB Thống Kê, Hà Nội

2. GS.TS.Nguyễn Văn Tiến, (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,

NXB Thống Kê, Hà Nội.

3. GS.TS.Nguyễn Văn Tiến, (2013), Giáo trình thanh toán quốc tế & tài trợ ngoại thương, NXB Thống Kê.

4. Bài giảng thanh toán quốc tế & tài trợ xuất nhập khẩu, Bộ môn Thanh toán quốc tế, Học viện Ngân hàng.

5. Bộ môn thanh toán quốc tế , Tài liệu học tập Tài trợ thương mại quốc tế, Học viện ngân hàng

6. Valarie A.Zeithaml, Leonard L.Berry, & A.Parasuraman, (1985, 1988):

Comunication and control Processes in the Delivery of Service Quality

II. Các văn bản pháp lý, báo, tạp chí, báo cáo thường niên

7. Báo cáo hội đồng quản trị Vietcombank 2013-2016. 8. Báo cáo khảo sát khách hàng Nielsen 2013-2016. 9. Báo cáo tài chính Vietcombank 2013-2016.

10. Báo cáo thường niên Vietcombank năm 2013-2016

11. Chủ nhiệm TS.Nguyễn Thị Hồng Hải, Cơ sở khoa học và thực tiễn về lựa chọn mô hình trong thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học cấp học viện năm 2013

12. Nghị quyết số 01/NĐ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2014

13. Nguyễn Thị Hồng Hải, 2003, Hạn chế rủi ro kỹ thuật đối với ngân hàng phát hành thư tín dụng, Thị trường tài chính tiền tệ, số 15.

14. PGS.TS.Nguyễn Thị Mùi (2007) , thách thức đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng khi Việt Nam gia nhập WTO

nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030

17. Ths. Nguyễn Minh Phương - Ths.Lê Hồng Vân, Tương lai của kiểm soát nội bộ chuyên trách sau quy định mới, công trình NCKH 2013, Học viện Ngân hàng 18. Ths. Võ Thị Hoàng Nhi: “ phát triển dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói tại các

ngân hàng thương mại Việt Nam”, số 123 (tháng 8/2013), tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng.

19. TS. Nguyễn Hữu Hiếu, Quản trị khoảng cách chất lượng dịch vụ ngân hàng , trường đạo và phát triển nguồn nhân lực Vietinbank 2010

20. TS.Trần Nguyễn Hợp Châu (2013), Nâng cao năng lực thanh toán quốc tế của các NHTM Việt Nam, tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng số 86/2012

21. Tuyết Nhung, Một số vấn đề đăt ra đối với dịch vụ chăm sóc khách hàng ở NHTM, trường đạo và phát triển nguồn nhân lực Vietinbank 2011

22. UCP 600, ISBP 681 23.Các website 24.www.vietcombank.com.vn 25. www. acb.com.vn 26.www.customs.gov.vn 27.www.vietinbank.com.vn 28.www.hsbc.com.vn 29.www.seatimes.com.vn

Một phần của tài liệu 0017 giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NH thương mai cổ phần ngoại thương VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w