1 Hợp đồng vận chuyển hàng hoá 2 Phiếu xuất kho
3 Giấy tờ chứng minh giá trị hàng hoá
4 Giấy tờ xác định số lượng hàng hoá bị tổn thất
kho
6 Chứng từ liên quan tới việc sửa chữa hàng hoá
7 Giấy bán / thanh lý hàng hoá bị thiệt hại
8 Chứng từ bồi thường giữa chủ xe và chủ hàng
9 …
BÊN GIAO BÊN NHẬN
(Chữ ký) (Chữ ký)
...(Họ và tên)... ...(Họ và tên)...
...(Chức vụ)... ...(Chức vụ)...
2.2.3.2. Bồi thường tổn thất
Cũng như giám định, công tác bồi thường được coi là một nghiệp vụ quan trọng của PTI, bao gồm các bước sau:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin, mở số, kiểm tra và bổ sung hoàn thiện hồ sơ
Tiếp nhận thông tin và mở hồ hơ bồi thường: Cán bộ bồi thường tiếp nhận thông tin, thu thập hồ sơ bồi thường từ bộ phận giạm định và từ khách hàng, sau đó lập biên bản nhận hồ sơ và mở hồ sơ bồi thường.
Kiểm tra và bổ sung hoàn thiện hồ sơ: Căn cứ vào loại hình tham gia bảo hiểm, quy tắc bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm, cán bộ bồi thường tiến hành kiểm tra và xác định nhanh chóng những chứng từ, giấy tờ còn thiếu để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Bước 2: Xem xét bồi thường
Căn cứ vào các tài liệu lưu trong hồ sơ, cán bộ bồi thường xem xét nguyên nhân tổn thất, trách nhiệm bồi thường của PTI. Tính hợp pháp của các chứng từ. Trên cơ sở xem xét các điểm trên nếu tổn thất thuộc phạm vi bồi thường của PTI, cán bộ bồi thường tiến hành tính toán số tiền bồi thường cho khách hàng.
Việc tính toán bồi thường phải thực hiện theo đúng quy trình sau:
+ Tính toán giá trị tổn thất và đối chiếu tỷ lệ tham gia bảo hiểm, số tiền bảo hiểm
+ Xác định tỷ lệ bồi thường, mức khấu hao, chế tài, thu hồi và thanh lý tài sản hư hỏng
+ Xác định tỷ lệ bồi thường áp dụng trong trường hợp xe tham gia bảo hiểm dưới giá trị
+ Xác định mức khấu hao áp dụng với xe tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới có điều khoản trừ khấu hao
Cán bộ bồi thường sẽ phải có trách nhiệm tính đúng, tính đủ và chính xác về số tiền bồi thường, sau đố lập tở trình bồi thường trình lãnh đạo duyệt số tiền bồi thường. Bước 3: Thông báo bồi thường
Sau khi được lãnh đạo xem xét đồng ý duyệt phương án giải quyết, cán bộ bồi thường lập thông báo gửi đến khách hàng.
Bước 4: Thanh toán số tiền bồi thường
Cán bộ bồi thường cần thông báo cho phòng kế toán để chuẩn bị tiền. Thủ tục trả tiền bồi thường theo quy định của PTI. Người được bảo hiểm phải ký vào giấy xác nhận bồi thường, kiểm tra giấy bãi nại khi làm thủ tục bồi thường. Đồng thời cần theo dõi việc trả triền của phòng kế toán. Chú ý những cam kết về thời hạn thanh toán của PTI với khách hàng.
Bước 5: Triển khai các công việc sau bồi thường: đòi người thứ ba, thanh lý tài sản, thống kê, báo cáo …
Bước 6: Đóng hồ sơ bồi thường và quản lý hồ sơ.
Bảng 5: Bảng thống kê các chỉ tiêu bồi thường của PTI giai đoạn 2012 – 2014 và 6 tháng đầu năm 2016
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 6 tháng đầu năm 2015 Chi bồi thường
(đv: VNĐ) 84.232.333.000 76.002.530.200 54.343.000.400 37.234.543.920 Số vụ bồi thường cần giải quyết 15.222 15.544 15.876 9.332 Số vụ tồn đọng 12 15 8 7 Số vụ nghi ngờ 17 15 11 8
trục lợi Số vụ từ chối bồi thường 10 9 12 6 Số vụ bồi thường 15.183 15.505 15.845 9.311
(nguồn: ban xe cơ giới PTI)
Theo số liệu trên, ta có thể thấy số vụ cần giải quyết bồi thường tăng lên qua từng năm. Năm 2012 có 15.222 vụ, năm 2013 là 15.544, năm 2014 là 15.876 vụ và tính đến 6 tháng đầu năm 2015 số vụ đã là 9.332 vụ. Đây là một việc không thể tránh khỏi do tình hình giao thông hiện nay ngày càng phức tạp, số lượng xe cơ giới cũng như số lượng người tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới tăng lên. Vẫn còn đó một số lượng các vụ còn tồn đọng do PTI chưa có những phương án giải quyết xác đáng. Trên thực tế, đó là những vụ việc khó giải quyết nhưng nó cũng chỉ ra PTI vẫn còn có những thiếu sót trong các khâu nghiệp vụ của mình. Số vụ từ chối bồi thường mỗi năm khoảng trên dưới 10 vụ. Bên cạnh đó là số lượng nghi ngờ trục lợi bảo hiểm. Theo thống kê, con số này giảm dần theo từng năm, tuy vậy PTI vẫn cần xem xét một cách sát sao các vụ việc cần giải quyết của mình nhằm phát hiện chính xác các vụ có khả nghi trục lợi, tránh việc xử lý qua loa để tạo kẽ hở cho những vụ trục lợi diễn ra khiến cho kết quả kinh doanh của công ty bị ảnh hưởng. Một điểm tích cực đó là việc chi bồi thường của PTI cho bảo hiểm vật chất xe cơ giới có xu hướng giảm theo từng năm. Năm 2012, số chi là hơn 84 tỷ đồng, năm 2013 số chi giảm khoảng 10% xuống còn hơn 76 tỷ đồng, năm 2013 số chi tiếp tục giảm mạnh khoảng 29% xuống còn hơn 54 tỷ đồng, và tính đến 6 tháng đầu năm 2015 là hơn 37 tỷ đồng. Đây là một tín hiệu tốt, đóng góp lớn vào kết quả hoạt động kinh doanh chung của toàn công ty. Ngoài ra, trong quá trình bồi thường, PTI không để xảy ra vụ bồi thường sai sót nào, số tiền thất thoát không có. Đây là kết quả đến từ sự cố gắng không ngừng nghỉ của cán bộ, nhân viên trong toàn hệ thống của PTI.
Dựa trên tỷ lệ số vụ bồi thường/ số vụ bồi thường cần giải quyết, ta có thể thấy tỷ lệ bồi thường của PTI trong nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới luôn chiếm tỷ lệ rất cao trên 99% và không có nhiều biến động qua từng năm. Tính trung bình số tiền phải chi của PTI cho từng vụ vào năm 2012 là hơn 5,5 triệu đồng/ vụ, năm 2013 là khoảng 4,9 triệu đồng/ vụ, năm 2014 là khoảng 3,4 triệu đồng/ vụ, tính đến 6 tháng đầu năm 2015 là 3,9 triệu đồng/ vụ. Kết quả trên cho thấy PTI đã biết đánh giá tốt trong
công tác quản trị vủi ro, nhất là số tiền chi cho việc đề phòng hạn chế tổn thất và chi giám định tăng đã đem lại hiệu quả rõ rệt, làm giảm số chi bồi thường.
Các biểu mẫu liên quan đến công tác bồi thường của PTI
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THÔNG BÁO TAI NẠN VÀ YÊU CẦU BỒI THƯỜNG
(Lưu ý quan trọng: Người kê khai phải đọc kỹ và hiểu rõ những yêu cầu trước khi kê khai. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể từ chối hoặc giảm số tiền bồi thường nếu nhận được nội dung kê khai thiếu trung thực)
A. THÔNG TIN VỀ CHỦ XE (NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM)
B. THÔNG TIN VỀ XE ĐƯỢC BẢO HIỂM