- Bồi thường vật chất xe:
GIỚI Ở PT
3.2.5. Giải pháp về phòng chống trục lợi bảo hiểm
Cũng giống như các công ty bảo hiểm khác, PTI cũng không thể không tránh khỏi vấn đề trục lợi bảo hiểm. Trước sự tính toán có chủ đích, thậm chí là cấu kết giữa khách hàng và nhân viên bảo hiểm khiến cho việc phát hiện không hề dễ dàng. Điều này gây ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, gây thiệt thòi cho các khách hàng khác. Chính vì vậy, PTI cần đưa ra một số biện pháp để hạn chế tình trạng này. Cụ thể:
Đối với công tác khai thác
Ở khâu này, nhân viên khai thác cần phải kiểm tra thực trạng của xe. Khi kiểm tra cần phải đánh giá đúng giá trị thực tế của xe, đánh giá rủi ro thông qua các phiếu kiểm tra thông tin về xe của khách hàng. Trực tiếp tra hỏi và cố gắng nhận mạnh cho khách hàng hiểu được hậu quả nếu như khách hàng không khai báo trung thực. Điều tiên quyết đó là phải thực hiện một cách chặt chẽ, không chỉ vì muốn tiết kiệm thời gian hay muốn có kí kết ngay hợp đồng mà thực hiện lỏng lẻo bước này.
Đối với công tác giám định
Trong trường hợp nghi ngờ có dấu hiệu vi phạm, các cán bộ giám định PTI cần phải xem xét một cách chi tiết các yếu tố liên quan. Đầu tiên, cán bộ giám định cần phải xem xét lại các giấy tờ liên quan có hợp lý không, khi đã hợp lý thì cần phải xem xét lại lời khai của những người liên quan, nghiên cứu kĩ hiện trường. Các biện pháp đưa ra sẽ là:
+ Xem xét hiện trường dựa trên các dấu vết để lại
+ So sánh các thông tin của các dấu vết với lời khai của những người liên quan + Xác minh hành trình của xe bao gồm cả thời gian, địa điểm bắt đầu, kết thúc. + Các trường hợp hợp lý hóa hiệu lực hợp đồng thì các cán bộ giám định cần xem xét lại hợp đồng và họp bàn thảo luận với các đại lý bảo hiểm.
Trong trường hợp nghi ngờ có hiện tượng lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần thì cần phải tìm được xe liên quan trong vụ tai nạn để xác minh được việc bồi thường của xe khác đối với người thứ ba hoặc bồi thường cho xe được bảo hiểm.
Trong trường nghi ngờ có hiện tượng lập hồ sơ thay đổi tình tiết trong vụ tai nạn, cán bộ giám định cần phải đọc kĩ lời khai của lái xe, biên bản khám nghiệm hiện trường để phân tích tình huống tai nạn kết hợp đối chiếu bản gốc các loại giấy tờ liên quan.
Trong trường hợp nghi ngờ có hiện tượng cố ý gây tai nạn thì cần phải có biện pháp xử lý hợp lý vì đây là hình thức gian lận nghiệm trọng nhất, khó phát hiện nhất. Cán bộ giám định phải lập ra các phương án điều tra tỉ mỉ, đưa ra nhiều hướng điều tra, thận trọng trong việc lấy lời khai của những người liên quan.
Việc xiết chặt mối quan hệ với công an giao thông, các cơ quan ban ngành có liên quan cũng cần phải được nâng cao, cùng với đó là tạo dựng mối quan hệ với các garage, showroom ô tô, các trung tâm sửa chữa có uy tín nhằm đảm bảo chất lượng trong công tác khắc phục hậu quả.
Nhìn chung đối với các trường hợp trục lợi bảo hiểm, sau mỗi lần giải quyết thành công, cán bộ giám định cần tập hợp lại bằng các báo cáo theo mẫu cụ thể, các phương pháp xử lý đã làm. Việc này sẽ làm hệ thống lại các kinh nghiệm trong việc phát hiện và giải quyết các gian lận bảo hiểm phát sinh trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới. Từ đó có thể thiết lập nên những quy chuẩn để làm căn cứ cho việc phát hiện trục lợi và giải quyết các tình huống trục lợi sau này. Bên cạnh đó, PTI cần phải thực hiện
kiểm tra nội bộ, thiết lập một bộ phận chuyên trách trong việc xử lý các trường hợp nghi ngờ trục lợi.
Đối với công tác bồi thường
Đây là khâu cuối cùng và cũng là khâu cần phải kiểm tra lại những khâu đã làm từ trước. Nhân viên bồi thường chỉ có thể giải quyết công việc thông qua những thông tin được cung cấp từ bên khai thác và bên giám định. Điều cần phải làm đó là phải xem lại hồ sơ, các giấy tờ, các chứng từ cụ thể, xem xét lại các tình tiết của sự việc đã hợp lý hay chưa để tránh thiếu sót dẫn đến vấn đề trục lợi. Việc làm này đòi hỏi các nhân viên bồi thường phải kiểm tra một cách tỉ mỉ, phối hợp với nhân viên trong công tác khai thác, cán bộ giám định.