Tác động của hoạt động KTKS đến MT không khí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của khai thác tài nguyên khoáng sản đến môi trường tự nhiên trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 57 - 59)

6. Ý nghĩa của đề tài

3.1.4. Tác động của hoạt động KTKS đến MT không khí

Ngoài tiếng ồn thì chất ô nhiễm lớn nhất phải kể đến trong hoạt động khai thác đá là bụi, sau đó mới đến các loại khí thải của các phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị thi công. Các khí thải độc hại này bao gồm: bụi, Pb, SO2, NO2, CO, muội,…

Các loại khí này thường khi thâm nhập tầng bình lưu là các tác nhân gây nên khói quang hoá, phá huỷ tầng ôzôn, góp phần tạo nên hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng đến ô nhiễm MT không khí cục bộ. Ở tầng đối lưu các loại khí này có khả năng kết hợp với hơi nước tạo ra các hạt mù axit, hoặc hoà tan vào nước mưa làm giảm độ pH của nước xuống tới 5,5. Khi rơi xuống mặt đất sẽ làm gia tăng khả năng hoà tan các kim loại nặng trong đất, làm chai đất, phá huỷ rễ cây, hạn chế khả năng đâm chồi, giảm năng suất cây trồng. Đối với con người các khí này có khả năng gây kích ứng niêm mạc phổi ở nồng độ thấp. Ở nồng độ cao và lâu dài, chúng có thể gây loét phế quản, giảm khả năng hấp thụ ôxi của các phế nang, tác động không tốt đến hệ tim mạch, gây suy nhược cơ thể. Đặc biệt khi có mặt đồng thời SO3 thì các tác động lên cơ thể sống

mạnh hơn so với tác động của từng chất riêng biệt, gây co thắt phế quản gây ngạt và tử vong.

Bụi là một trong những tác nhân gây ô nhiễm nguy hiểm. Các loại bụi khoáng vô cơ kim loại, silíc amiang, bụi plastic gây ra các bệnh bụi phổi ở động vật (aluminose, Silicoe, siderose…). Đối với thực vật, bụi lắng đọng trên lá làm giảm khả năng quang hợp của cây, làm giảm năng suất cây trồng. Các hạt bụi có kích thước nhỏ (1-5mm) dễ dàng lọt vào và tồn tại trong các phế nang phổi gây bệnh về hô hấp cho người và động vật. Tác động lên MT không khí ở giai đoạn này có mức độ không lớn và mang tính tạm thời.

Để có thể đánh giá mức độ tác động, tác giả đã tiến hành thu thập các báo cáo kết quả quan trắc MT tại một số đơn vị khai thác đá xây dựng tại địa bàn nghiên cứu, và có kết quả phân tích như sau:

Bảng 3.4. Kết quả quan trắc môi trường không khí

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 05:

2013/BTNMT QCVN 26:2010/BTNMT K01 K02 K03 K04 1 Tiếng ồn dBA 77,5 63,5 78,8 63,5 - 70 2 Nhiệt độ 0C 32,4 32,6 32,4 32,6 - - 3 Tốc độ gió m/s 0,3 0,4 0,3 0,4 - - 4 Ánh sáng Lux 441 432 441 432 - - 5 Tổng bụi lơ lửng mg/m3 400 380 410 320 300 - 6 NO2 mg/m3 30 29 30 29 200 - 7 SO2 mg/m3 70 69 70 69 350 - 8 CO mg/m3 3.189 3.110 3.189 3.110 30.000 - 9 Bụi PM10 mg/m3 KPH KPH KPH KPH - - 10 Bụi PM2,5 mg/m3 KPH KPH KPH KPH - -

(Nguồn: Tổng hợp các báo cáo quan trắc MT đợt 2 năm 2018 của các đơn vị khai thác đá xây dựng)

Ghi chú:

- “ –“: Không quy định

- QCVN 05:2013/BTNMT: Chất lượng không khí - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia chất lượng không khí xung quanh

- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn - K01: Khu vực khai thác đá xây dựng của Công ty CP 504

- K03: Khu vực khai thác đá xây dựng của Công ty CP &KD VLXD Fico - K04: Khu vực khai thác đá xây dựng của Công ty TNHH Hoàn Cầu Granite

Kết quả đo đạc chất lượng MT không khí tại các đơn vị khai thác đá so với MT không khí xung quanh (QCVN 05:2013/BTNMT và QCVN 26:2010/BTNMT) đều vượt mức tiếng ồn và bụi rắn lơn lững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của khai thác tài nguyên khoáng sản đến môi trường tự nhiên trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)