Chính sách pháp luật về quản lý hoạt động KTKS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của khai thác tài nguyên khoáng sản đến môi trường tự nhiên trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 27)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Chính sách pháp luật về quản lý hoạt động KTKS

Chính sách pháp luật của Việt Nam về quản lý và sử dụng TN KS được thiết lập và điều chỉnh theo từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của

đất nước và bối cảnh quốc tế. Sau khi thống nhất đất nước, vấn đề khai thác TN đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH được quan tâm.

Một số pháp luật và chính sách về KTKS làm VLXDTT hiện nay đang được áp dụng tại Việt Nam

- Luật số 55/2014/QH13, ngày 23/06/2014, Luật BVMT. - Luật số 60/2010/QH12, ngày 17/11/2010, Luật KS;

- Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị và Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về định hướng chiến lược KS và cơng nghiệp khai khống có thời gian đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

- Nghị định 158/2016/NĐ-CP. Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của luật KS;

- Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ TN và MT quy định về cải tạo, phục hồi MT và ký quỹ cải tạo, phục hồi MT đối với hoạt động KTKS;

- Quyết định số 632/QĐ-UBND ngày 19/12/2011 về Quy chế phối hợp hậu kiểm đối với các tổ chức, cá nhân được cấp phép hoạt động KS trên địa bàn tỉnh.;

- Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 09/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng KS làm VLXD ở Việt Nam đến năm 2020;

- Quyết định số 48/QĐ-UBND ngày 07/8/2017 của UBND tỉnh quy định tỷ lệ quy đổi KS sau khai thác, chế biến về thể tự nhiên để tính tiền cấp quyền KTKS;

- Quyết định số 18/2019/QĐ-UBND ngày 02/5/2019 của UBND tỉnh Bình Định ban hành Quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ trên địa bàn tỉnh Bình Định;

- Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 23/6/2016 về việc tăng cường quản lý, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều và khai thác cát sỏi lịng sơng gây ảnh hưởng đến an tồn đê điều;

- Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 27/9/2017 về việc tăng cường quản lý và chấn

chỉnh tình hình hoạt động KS trên địa bàn tỉnh;

- Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT. Thông tư quy định về đề án thăm dò KS, đóng cửa mỏ KS và mẫu báo cáo kết quả hoạt động KS, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động KS, hồ sơ phê duyệt trữ lượng KS, trình tự thủ tục đóng cửa mỏ KS;

- Văn bản số 2961/UBND-KTN ngày 26/6/2015 triển khai Chỉ thị 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu quả thực thi chính sách pháp luật về KS;

- Văn bản số 1671/UBND-KTN ngày 12/4/2017 chấn chỉnh tình trạng khai thác cát trái phép trên địa bàn tỉnh.

- Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TN nước và KS.

Như vậy, nhìn chung chính sách pháp luật của Việt Nam, bao gồm Luật KS, Luật BVMT, các nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các Thông tư của Bộ TN & MT, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng đã ban hành tương đối đầy đủ để thực thi việc quản lý và sử dụng nguồn TN KS.

CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUY PHƯỚC, TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Tuy Phước

2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Tuy Phước là huyện đồng bằng, nằm ở phía Đơng Nam của tỉnh Bình Định. Có

tọa độ địa lý khoảng: từ 109003’ đến 109016’ kinh độ Đông và từ 13036’ đến 13057’ vĩ

độ Bắc, ranh giới hành chính như sau:

- Phía Bắc giáp huyện An Nhơn và huyện Phù Cát.

- Phía Nam giáp thành phố Quy Nhơn và huyện Vân Canh. - Phía Đơng giáp thành phố Quy Nhơn.

- Phía Tây giáp huyện An Nhơn và huyện Vân Canh.

Tuy Phước có diện tích tự nhiên 21.712, 57 ha, dân số 185.810 người, mật độ

dân số bình quân 867 người /km2. Huyện được chia thành 11 xã và 02 thị trấn. Huyện

lỵ Tuy Phước nằm cách thành phố Quy Nhơn khoảng 12km về phía Tây Bắc.

Trên địa bàn huyện có các tuyến đường quốc lộ (1A, 19), tỉnh lộ (640, 638, 639, 636A, 636B), đường sắt (Bắc Nam, Thị trấn Diêu Trì – Thành phố Quy Nhơn). Huyện có vị trí nằm gần khu cơng nghiệp Phú Tài và khu kinh tế tổng hợp Nhơn Hội, giáp ranh với thành phố Quy Nhơn,... đây là những yếu tố thuận lợi cho phát triển KT-XH của huyện trong những năm tới.

2.1.1.2. Địa hình

Là huyện đồng bằng, có địa hình dốc thoải dần từ Tây Nam sang Đơng Bắc. Có thể phân làm 3 tiểu vùng [18].

- Tiểu vùng đồi núi: diện tích 6.876, 07 ha, chiếm 31, 67% tổng diện tích tự nhiên tồn huyện, phân bố chủ yếu ở 2 xã Phước Thành và Phước An. Tiểu vùng này ngoài thế mạnh về trồng lúa cịn có thế mạnh về phát triển lâm nghiệp, phát triển các loại hình trang trại nơng lâm kết hợp.

- Tiểu vùng ven biển: diện tích 8.132,64 ha, chiếm 37,46 % tổng diện tích tự nhiên tồn huyện, phân bố ở 04 xã: Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hòa, Phước Thắng. Ngồi sản xuất nơng nghiệp, vùng cịn có thế mạnh ni trồng thủy sản.

- Tiểu vùng đồng bằng: diện tích 6703, 86 ha, chiếm 30,88 % tổng diện tích tồn huyện, phân bố ở 7 xã thị trấn còn lại. Thế mạnh chủ yếu sản xuất lương thực, rau màu các loại, chăn nuôi gia súc,gia cầm,…

2.1.1.3. Khí hậu

Do điều kiện hồn lưu gió mùa kết hợp với vị trí địa lý và điều kiện địa hình, đặc biệt là dãy Trường Sơn có ảnh hưởng lớn đến các yếu tố khí hậu của huyện. Tuy

Phước có khí hậu nhiệt đới ẩm. Nhiệt độ trung bình 27,20C. Lượng mưa trung bình

năm 1.800 – 1.900 mm, phân bố theo mùa rõ rệt. Mùa mưa (từ tháng 8 đến tháng 12) tập trung 70 – 80% lượng mưa cả năm, lại trùng với mùa bão nên thường xuyên gây ra bão, lụt. Mùa khô kéo dài gây nên hạn hán ở nhiều nơi. Lượng bốc hơi trung bình hằng năm là 1.000 mm, chiếm 50 – 55% tổng lượng mưa. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 79%.

Với nền nhiệt độ cao đều trong năm, tổng tích ơn và lượng mưa lớn thuận lợi cho Tuy Phước đa dạng hóa cây trồng, thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên, với lượng mưa phân bố khơng đều, hàng năm thường hay có bão lụt vào

mùa mưa và hạn hán vào mùa khơ, nên có ảnh hưởng lớn đến sản xuất nơng, lâm, thủy sản.

2.1.1.4. Thủy văn

Trên địa bàn huyện có 2 con sơng lớn đó là sơng Hà Thanh ở phía Nam và sơng Kơn ở phía Bắc chảy dọc theo hướng từ Tây sang Đơng. Ngồi ra cịn có các hệ thống kênh tưới, tiêu, phân bố đều khắp trên địa bàn huyện.

Với đặc điểm huyện nằm ở hạ lưu sông Hà Thanh và sông Kôn, nên trên địa bàn huyện tạo thành nhiều nhánh sơng, mương nhỏ dịng chảy hẹp, cấu trúc quanh co. Do một phần diện tích rừng đầu nguồn bị chặt phá nên hàng năm thường xảy ra lũ lụt ở hạ lưu, gây sạt lở, bồi đắp, hủy hoại nhiều diện tích đất mà chủ yếu là đất nông nghiệp.

Trên địa bàn huyện cịn có một số hồ như: Hồ Hóc Ké (Phước An), Cây Da (Phước Thành), Đá Vàng (Phước Thành),… Tuy nhiên phần lớn các hồ này đã xuống cấp trầm trọng nên khả năng tưới rất hạn chế. Ngoài ra trên địa bàn cịn có một phần diện tích đầm Thị Nại, diện tích 1,466 ha.

Nguồn nước ngầm ở Tuy Phước: Qua các tài liệu khảo sát cho thấy nguồn nước

ngầm trong vùng nơng từ 3 – 5 m, có trữ lượng lớn (17.983 m3/ ngày), nhưng phần lớn

đã bị nhiễm phèn nặng dẫn đến việc đưa vào sử dụng sinh hoạt và sản xuất không đáng kể. Hiện nay ngồi các cơng trình cấp nước sinh hoạt hiện có, vào mùa khơ nhân dân trong vùng vẫn phải lấy nước từ thành phố Quy Nhơn để sinh hoạt.

2.1.1.4. Tài nguyên khoáng sản

Theo [20], Tuy Phước là huyện đồng bằng, có địa hình dốc thoải dần từ Tây Nam sang Đơng Bắc, có 3 tiểu vùng rõ rệt là đồi núi, đồng bằng và ven biển. TN KS của địa phương không nhiều về chủng loại cũng như trữ lượng, chủ yếu có đá xây dựng, cát, sỏi,.... Các loại hình KS này đã được xác định có giá trị trong ngành cơng nghiệp đặc biệt là ngành sản xuất VLXD.Trên địa bàn huyện có một số doanh nghiệp được cấp phép khai thác, cụ thể như sau:

- Đá xây dựng: bao gồm các loại đá làm VLXDTT và VLXD cao cấp, các loại đá Granite như Granosinite màu đỏ Biotite màu vàng, màu trắng là những loại đá thị trường trong và ngoài nước ta ưa chuộng tập trung tại các mỏ đá Núi Hoàn Vồ (thị trấn Tuy Phước), mỏ đá núi Sơn Triều (xã Phước Lộc), mỏ đá núi Kỳ Sơn (xã Phước Nghĩa), mỏ đá núi Hòn Chà (xã Phước Thành). Theo [21], có 09 điểm mỏ đá xây dựng. Từ năm 2008 đến 2018, tổng diện tích khai thác là 23,71 ha với trữ lượng trên 9.800

- Đất san lấp: tập trung trữ lượng vừa và nhỏ phân bố chủ yếu khu vực đồi núi, bao gồm các mỏ: mỏ Núi Hồn Vồ (thơn Thanh Huy , thôn Ngọc Thạnh 1 , xã Phước An), mỏ núi Sơn Triều (thôn Quy Hội, xã Phước An), mỏ núi Kỳ Sơn (xã Phước Nghĩa, xã Phước Hiệp), mỏ núi Hòn Chà (xã Phước Thành), mỏ núi Chà Rang, mỏ núi Thơm (xã Phước Thành), mỏ núi Hát (xã Phước An). Theo [22], có 25 điểm mỏ đất san lấp. Tổng diện tích tính sơ bộ từ năm 2008 đến 2018 khoảng 15.875,3 ha; trữ lượng

tính sơ bộ khoảng 297,846 triệu m3

- Cát xây dựng (Cát xây và cát tô): phân bố chủ yếu dọc theo bờ biển, đầm Thị Nai, bãi bồi và lịng sơng cạn với trữ lượng lớn với một số mỏ nổi bật như mỏ cát tại lưu vực sông Kôn, lưu vực sơng Hà Thanh. Theo [22], có 45 điểm mỏ cát xây dựng,

tổng diện tích 10.275,6 ha; trữ lượng đạt khoảng 31,782 triệu m3

- Đất sét sản xuất gạch ngói: Phân bố ở khu vực đồng bằng xã Phước Nghĩa, Phước Sơn dưới dạng cải tạo đất đồng ruộng. Theo [theo QĐ số 28/2018/QĐ-UBND],

có 6 điểm mỏ, tổng diện tích 13,6 ha; trữ lượng tính sơ bộ đạt 985 triệu m3

2.1.2. Khái quát về kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Dân số

Đến năm 2019 tổng dân số tồn huyện là 180.300 người, có xu hướng tăng so với năm 2017 và 2018. Tuy Phước với đặc thù là một huyện nông nghiệp, nên dân số của huyện tập trung phần lớn ở nông thôn, năm 2019 dân số nông thôn của huyện là 153.183 người trong khi đó dân thành thị chỉ có 27.117 người, con số này thấp hơn rất nhiều so với dân nông thôn.

Bảng 2.1. Tình hình dân số của huyện Tuy Phước qua các năm

Hạng mục ĐVT 2017 2018 2019

Tổng dân số ( người) Người 180.273 180.289 180.300

Nam Người 89.127 89.329 89.580

Nữ Người 91.146 90.960 90.720

Dân số thành thị Người 26.762 26.953 27.117 Dân số nông thôn Người 153.511 153.336 153.183

Số lao động đang làm việc

trong các ngành kinh tế Người 99.797 100.257 100.842

Lao động nông nghiệp Người 69.962 64.996 60.254 Lao động phi nông nghiệp Người 29.835 35.261 40.588

Về lao động: Năm 2019 tồn huyện có 100.842 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, trong đó lao động nơng nghiệp là 60.254 lao động chiếm 59,75 % lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, cịn lại là lao động phi nơng nghiệp với 40.588 lao động chiếm 40,25 % lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế.

Nhìn chung, nguồn nhân lực của huyện có sẵn nhưng chưa có tay nghề bậc cao, phân bố không đồng đều trong các xã, thị trấn trong huyện nên phần nào cũng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của huyện. Tuy vậy, đây là tiềm lực, là vốn quý cho phát triển KT-XH của huyện trong những năm tới.

2.1.2.2. Giáo dục

Trong những năm qua huyện đã tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng dạy học, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, xây dựng trường chuẩn quốc gia, phổ cập các cấp học và đầu tư xây dựng, phát triển mạng lưới trường lớp. Đến năm 2015, số trường đạt chuẩn quốc gia như sau: mầm non đạt chuẩn quốc gia đạt 4/14 trường; Tiểu học đạt 26/30 trường; THCS đạt 13/14 trường; THPT đạt 1/5 trường; 100% các trường học đạt chuẩn “Trường học thân thiện, học sinh tích cực. Hoạt động khuyến học, khuyến tài luôn được cấp ủy và chính quyền quan tâm lãnh đạo, phát triển theo hướng xã hội hóa; nguồn vốn quỹ được quản lý, sử dụng có hiệu quả, kích thích, động viên học sinh, sinh viên tích cực học tập; cơng tác hướng nghiệp dạy nghề được chú trọng.

2.1.2.3. Y tế

Hệ thống y tế từ huyện đến xã, thị trấn tiếp tục được hoàn thiện: 100% các trạm y tế có bác sĩ; 13/13 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, xây dựng 12 xã, thị trấn đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn (2011 – 2020). Cơ sở vật chất, trang thiết bị được tăng cường. Chất lượng khám và điều trị bệnh có chuyển biến, quản lý về y tế và cơ sở hành nghề y dược được tăng cường; công tác quản lý, xử lý rác thải y tế có nhiều cố gắng, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng, tỷ suất sinh thô hàng năm đạt chỉ tiêu do Nghị quyết đề ra. Chiến lược chăm sóc sức khỏe nhân dân, chiến lược về dân số, sức khỏe sinh sản và các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế của Chính phủ. Cơng tác về y tế dự phòng ; phòng, chống bệnh xã hội, dịch bệnh nguy hiểm và kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện kịp thời, hiệu quả.

2.1.2.4. Kinh tế

Trong giai đoạn (2017-2020) nền kinh tế của huyện Tuy Phước, tiếp tục phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 11,9 %/ năm. Cơ cấu của nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành Công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, kết quả đạt được tính đến năm 2017 được thể hiện như sau:

Bảng 2.2. Tình hình kinh tế của huyện Tuy Phước qua các năm

STT Chỉ tiêu Kết quả đạt được

Kế hoạch đề ra

1 Gía trị sản xuất các ngành 11,9% 14,9%

- Nông, lâm, thủy sản 5,1% 5%

- Dịch vụ 13,3% 15%

- Công nghiệp – xây dựng 14,8% 20,4%

2 Cơ cấu kinh tế 100% 100%

- Nông, lâm, thủy sản 36% 34%

- Dịch vụ 41% 39%

- Công nghiệp – xây dựng 23% 27%

3 Sản lượng lương thực bình quân

hàng năm

102.000 tấn 100.000 tấn

4 Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt

32,1 triệu đồng 35- 37 triệu

đồng

5 Tỉ lệ đơ thị hóa 37% 37%

6 Tỉ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh 95% 95%

7 Trường học đạt chuẩn quốc gia

Mầm non 28,6% 30% Tiểu học 86,7% 90% THPT 92,93% 90% THCS 20% 50% 8 Tỉ lệ hộ nghèo 3% 3% * Nông Nghiệp

- Về trồng trọt: Đã thực hiện tốt việc chỉ đạo lịch thời vụ các loại cây trồng và cơ cấu giống cây trồng; chuyển đổi thành công từ sản xuất 3 vụ lúa/năm sang sản xuất 2 vụ/năm, tổng diện tích chuyển đổi 7.260/7.500 ha. Tuy diện tích gieo trồng giảm nhưng do thực hiện đúng lịch thời vụ và cơ cấu giống phù hợp, ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất như chương trình 3 giảm-3 tăng, quản lý dịch hại tổng hợp đã làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của khai thác tài nguyên khoáng sản đến môi trường tự nhiên trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)