Hiện trạng KTKS trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của khai thác tài nguyên khoáng sản đến môi trường tự nhiên trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 41 - 46)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.3. Hiện trạng KTKS trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, giai đoạn

2008-2018

Trong giai đoạn nghiên cứu, trên địa bàn huyện có 15 DN đã và đang được hoạt động KTKS làm VLXDTT, bao gồm đá xây dựng và cát lịng sơng.

Hoạt động KTKS trên địa bàn huyện Tuy Phước giai đoạn vừa qua là khá sơi động, tuy có chịu sự ảnh hưởng suy thối kinh tế làm cho tình hình hoạt động trong các năm 2010-2012 có trầm lắng. Nhưng nhìn chung, Tuy Phước vẫn là một trong những địa phương phát triển khá mạnh các hoạt động KTKS so với các địa phương khác lân cận. Theo thống kê, hoạt động KTKS tại địa phương không những tạo ra nguồn thu cho ngân sách địa phương mà cịn giải quyết được cơng ăn, việc làm cho người lao động, các đóng góp DN cho hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng được thực hiện.

2.3.1. Hiện trạng khai thác đá xây dựng

Đá xây dựng trên địa bàn huyện rất phong phú về chủng loại và đa dạng về nguồn gốc (magma, biến chất, phun trào...). Tùy thuộc vào đặc tính chất lượng đá, khả năng chế biến của đá cũng như sự chấp nhận (ưa chuộng) của thị trường, chúng được khai thác chế biến cho ra nhiều loại sản phẩm khác nhau từ vật liệu xây dựng cao cấp đến VLXD thông thường (Đá ốp lát, mỹ nghệ, cưa xẻ băm khò mặt, đá cây, đá tấm, đá chẻ, đá loca, đá xay nghiền...).

Có loại đá chỉ có thể khai thác sử dụng cho chế biến một loại sản phẩm nhất định (VLXDTT: đá xay nghiền); có những loại đá có thể khai thác sử dụng kết hợp cho chế biến nhiều loại sản phẩm khác nhau từ VLXD cao cấp đến VLXDTT (đá ốp lát, mỹ nghệ, cưa xẻ băm khò mặt, đá cây, đá tấm, cu bíc, đá chẻ thậm chí khi cần thiết có thể làm đá xay nghiền).

Hiện nay còn 09 giấy phép khai thác đá VLXDTT còn hiệu lực khai thác, việc khai thác tập trung chủ yếu 3 mỏ chính:

- Mỏ đá núi Sơn Triều, xã Phước Lộc: 05 DN KTKS, bao gồm: Công ty 504, Công ty CP VLXD Mỹ Quang, Công ty CP&KD VLXD Fico, Cơng ty TNHH Thuận Đức, Cơng ty TNHH Bình Sơn.

- Mỏ đá núi Đá, xã Phước Lộc: 02 DN KTKS, bao gồm: Công ty CP xây lắp điện Tuy Phước, Cơng ty TNHH Vân Trường Bình Định.

- Mỏ đá núi Hòn Chà, xã Phước Thành: 02 DN KTKS, bao gồm: Công ty CP Phú Tài, Cơng ty TNHH Hồn Cầu Granite

0 1 2 3 4 5 Mỏ đá núi Sơn Triều Mỏ đá núi Đá Mỏ đá núi Hịn Chà Đá xây dựng úi

Hình 2.3. Số lượng DN đang tiến hành hoạt động khai thác đá xây dựng trên địa bàn nghiên cứu

Qua biểu đồ trên, nhận thấy có sự khác nhau về số lượng DN được phép hoạt động KS. Tại mỏ đá núi Sơn Triều được đánh giá có trữ lượng lớn về đá xây dựng [2]. Do đó, trong những năm qua có 5 DN được cấp phép khai thác, chiếm tỉ lệ 55,56% so với tồn 3 khu vực có trữ lượng trên địa bàn. Tại mỏ đá núi Hát và núi Hịn chà thì có 2 DN được phép khai thác, mỗi cụm mỏ chiếm tỉ lệ 22,22%.

Phương thức khai thác đá làm VLXDTT tại 09 DN

- Phương pháp khai thác đá làm VLXD

Với đặc thù đối tượng khai thác là các đá tảng lăn (nằm rải rác trong trung tâm khu mỏ) việc khai thác ở đây thuộc dạng mỏ nông (chỉ khai thác đá trong tầng phủ) thời gian khai thác mỏ không dài, do vậy các Doanh nghiệp chủ yếu áp dụng công nghệ khai thác lộ thiên với mức độ đào sâu trong đất thấp (đào trong đất phủ tại các chân tảng lăn để khoan tách đá). Áp dụng mở mỏ bằng các thiết bị cơ giới, khai thác đá bằng máy khoan nén khí, nêm tách đá bằng nổ mìn kết hợp nêm tách thủ cơng.

- Phương pháp khai thác đá xay nghiền làm VLXD

Với đặc thù đối tượng khai thác xay nghiền làm VLXD (nằm dưới lấp tầng phủ trải dài trong khu vực mỏ) việc khai thác ở đây thuộc dạng mỏ nông (chỉ khai thác đá trong tầng phủ) thời gian khai thác mỏ không dài (mùa nắng), do vậy các Doanh nghiệp chủ yếu áp dụng công nghệ khai thác lộ thiên (đào trong đất phủ để khoan tách đá). Áp dụng mở mỏ bằng các thiết bị cơ giới, khai thác đá bằng máy khoan nén khí, nêm tách đá bằng nổ mìn kết hợp nêm tách thủ công.

Việc khai thác và chế biến đá xay nghiền ảnh hưởng đến MT và đời sống nhân dân, nhất là bụi, tiếng ồn trong nổ mìn, trong nghiền sàn đá và xuống cấp hạ tầng giao thơng. Nóng nhất vẫn là khu vực núi Sơn Triều, xã Phước Lộc.

Hiện nay, công suất đá xay nghiền đã cấp phép (kể cả các mỏ đá ốp lát có thu hồi bìa bạnh để xay nghiền) đạt hơn 2 triệu khối, hơn nhu cầu hiện nay của tỉnh (nhu cầu năm 2018 khoảng 1,2 triệu khối). Do đó, kiến nghị khơng xem xét, cấp mới đá xay nghiền.

2.3.2. Hiện trạng khai thác cát xây dựng

Cũng như đá xây dựng, nguồn cát xây dựng trên địa bàn huyện rất phong phú, chủ yếu là sản phẩm phong hoá từ các khối đá granit được vận chuyển chọn lọc và tích tụ ven các sơng lớn của tỉnh như Sơng Kơn, sơng Hà Thanh...Ngồi ra, cịn có các mỏ cát bị phủ trên các đồng bằng, các bãi bồi ven biển hầu như chưa được phát hiện và nghiên cứu, nhưng dự báo cũng rất tiềm năng.

Cát xây dựng trên địa bàn huyện gồm các đối tượng:

- Cát bãi bồi (aluvi): Chủ yếu ven các sơng và cát aluvi lịng một số sơng suối nhỏ chi lưu các sông trên; loại cát này chiếm chủ yếu trong sử dụng xây dựng tại Bình Định.

- Cát có nguồn gốc biển gió: huyện rất dồi dào loại cát này, đặc biệt dọc ven biển phía đơng của huyện (xã Phước Thuận, xã Phước Sơn và xã Phước Thắng; tuy nhiên hầu hết cát bị nhiễm mặn nên không sử dụng được cho xây dựng. Một bộ phận cát có nguồn gốc biển gió phân bố trong phần sâu đất liền (khu vực xã Phước Thuận), hoặc phân bố trên các cồn cát cố định nằm cao trên phần địa hình ven biển, loại cát này đã được rửa mặn nhờ mưa gió hoặc sơng hồ nước ngọt lân cận, do vậy có thể sử dụng cho xây dựng

Trong giai đoạn nghiên cứu, UBND tỉnh cấp đã giấy phép khai thác cát lòng sơng Cát bãi bồi (aluvi) là có trữ lượng đáng kể trên 2 sơng chính là sơng Hà Thanh và sơng Kon. Tính đến năm 2018, có 06 DN đang tiến hành hoạt động khai thác cát lịng sơng.

- Sông Hà Thanh: 04 DN KTKS, bao gồm: DNTN Thành Sơn, Công ty TNHH TM&XD Kim Hải, Công ty TNHH Nam Phương, Công ty TNHH Mỹ Điền.

- sông Kon: 02 DN KTKS, bao gồm: DNTN XD Quang Hưng, Công ty TNHH My Xuân

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 Sơng Hà Thanh Sơng Kon Cát xây dựng

Hình 2.4. Số lượng DN đang tiến hành hoạt động khai thác cát xây dựng trên địa bàn nghiên cứu

Qua hình trên, nhận thấy có sự khác nhau về số lượng DN được phép hoạt động KS. Tại lưu vực sông Hà Thanh được đánh giá có trữ lượng lớn về cát xây dựng [3]. Do đó, trong những năm qua có 4 DN được cấp phép khai thác, chiếm tỉ lệ 66,66 %. Tại lưu vực sơng Kon thì có 2 DN được phép khai thác, chiếm tỉ lệ 33,34 %.

Về phương thức khai thác cát xây dựng

Hầu hết với đặc thù đối tượng khai thác là cát sông (nằm tập trung trong các bãi bồi màu mưa lũ hằng năm) việc khai thác ở đây thuộc dạng nông, thời gian khai thác không dài, do vậy các đơn vị áp dụng công nghệ khai thác lộ thiên. Thường khai thác bằng máy hút cát, bơm vít hoặc thuê nhân công đào xúc.

Đa số các DN đang khai thác trong diện tích mỏ được cấp phép, sử dụng đất đúng mục đích, đã cắm bảng thơng tin về khu vực khai thác cát, thực hiện đúng quy trình, quy định của giấy phép, phù hợp với đề án khai thác được cơ quan chức năng thẩm định phê duyệt, khai thác cát chỉ phục vụ cơng trình trên địa bàn tỉnh. Hầu hết DN đều quan tâm đến biện pháp nắn dịng và khai thơng dịng chảy, hạn chế tình trạng xói lở bờ; các biện pháp BVMT đã được các DN quan tâm và thực hiện theo đúng hồ sơ MT được duyệt.

Hình 2.5 . Bản đồ vị trí các DN được phép KTKS trên địa bàn hiện trong thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của khai thác tài nguyên khoáng sản đến môi trường tự nhiên trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)