Đổi mới nhận thức, phát triển nhân lực và công nghệ trong hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của khai thác tài nguyên khoáng sản đến môi trường tự nhiên trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 71 - 72)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.5. Một số giả pháp nhằm quản lý tốt công tác khoáng sản trên địa bàn huyện

3.5.2. Đổi mới nhận thức, phát triển nhân lực và công nghệ trong hoạt động

3.5.2.1. Thay đổi tầm nhìn của các DN KTKS hướng đến phát triển bền vững

Cần thay đổi cách nhìn của mình đối với các vấn đề về phát triển bền vững, về MT và trách nhiệm đối với xã hội. Cần nhận thấy rằng, việc BVMT và đạt được sự đồng thuận của cộng đồng đó là cơ hội cho phát triển bền vững của DN. Để giải quyết các vấn đề trên, một số gợi ý cho DN như sau:

- Giáo dục nhân viên lao động, cán bộ về thực hành để cải thiện.

- Nghiên cứu quy trình, thực hành và các công nghệ mới sẽ cải thiện MT, sức khỏe và an toàn.

- Thực hiện kế hoạch MT, sức khỏe, vệ sinh, an toàn đáp ứng khẩn cấp, thường xuyên.

- Để giải quyết mối quan tâm KT - XH quan trọng, DN cũng nên xây dựng tuyên bố về trách nhiệm cộng đồng theo 4 nguyên tắc cốt lõi là:

+ Tơn trọng các nền văn hóa, phong tục và các giá trị của cá nhân và nhóm người có cuộc sống có thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt động KTKS.

+ Nhận biết các cộng đồng địa phương như các nhóm liên quan và hạch tốn cho các nhu cầu của họ.

+ Tham gia vào việc phát triển KT - XH của cộng đồng địa phương.

+ Tôn trọng quy định của Chính phủ và chính quyền địa phương, tích hợp các hoạt động với mục tiêu phát triển của họ .

3.5.2.2. Đào tạo phát triển nhân lực lao động

- Cần phải có các chương trình đào tạo tồn diện với những kế hoạch cụ thể về đào tạo mới, đào tạo bổ túc.

- Nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên đang công tác trong ngành thuộc các khu vực Nhà nước và DN.

- Khuyến khích đào tạo nâng cao lao động để phục vụ lâu dài thì cũng cần có chính sách thiết thực để thu hút nhân lực có chất lượng cao để kịp thời đáp ứng ngay nhiệm vụ phát triển bền vững trong khai khoáng.

- Thường xuyên cử các cán bộ, lao động tham gia các khóa tập huấn để nâng cao trình độ, năng lực trong việc áp dụng bộ tiêu chí phát triển bền vững trong khai khoáng.

3.5.2.3. Nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng công nghệ, năng lượng trong hoạt động KTKS

- Áp dụng công nghệ phân loại, tái chế rác thải ở các khu đô thị và công nghiệp mới thành năng lượng, vật liệu xây dựng và phân vi sinh.

- Hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính để hiện đại hóa hoạt động tái chế ở các làng nghề. Đến năm 2020, loại bỏ các công nghệ cũ lạc hậu, độc hại đối với sức khỏe người lao động và gây ơ nhiễm MT.

- Phát triển mơ hình phân loại rác thải tại nguồn theo phương pháp giảm thiểu - tái chế - tái sử dụng (3R), cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng.

- Đổi mới cơng nghệ, áp dụng quy trình quản lý, vận hành tiên tiến đảm bảo sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong KTKS, truyền tải và tiêu dùng, đặc biệt với các DN có cơng suất khai thác lớn và tiêu thụ nhiều năng lượng.

- Xây dựng, công bố mức tiêu chuẩn về suất tiêu hao nhiên liệu, lộ trình loại bỏ các công nghệ cũ, lạc hậu tiêu tốn nhiên liệu ra khỏi hệ thống khai thác và sử dụng năng lượng.

- Xây dựng cơ sở pháp lý chuẩn bị cho việc áp dụng công nghệ khai thác, thu hồi, lưu trữ trong hoạt động KS.

- Bảo đảm an ninh năng lượng trong KTKS theo hướng phát triển đồng bộ các nguồn năng lượng, khai thác và sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng trong nước, giảm bớt phụ thuộc vào các sản phẩm dầu mỏ, dầu thô,...

- Giảm sử dụng năng lượng từ nguồn nhiên liệu hóa thạch, khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng mới, tái tạo, ít phát thải khí nhà kính.

- Trong giao thơng vận chuyển nguyên vật liệu sau khai thác sang sử dụng nhiên liệu khí tự nhiên nén, khí hóa lỏng. Thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý chất lượng nhiên liệu, tiêu chuẩn khí thải, bảo dưỡng phương tiện vận chuyển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của khai thác tài nguyên khoáng sản đến môi trường tự nhiên trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)