Cơ sở thực tiễn về hoạt động khaithác khoáng sản và tác động đến mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của khai thác tài nguyên khoáng sản đến môi trường tự nhiên trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 25 - 27)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn về hoạt động khaithác khoáng sản và tác động đến mô

trường tự nhiên

1.2.1. Trên thế giới

Nghiên cứu về tiềm năng và hiện trạng KTKS đã được đánh giá và công bố ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Trong bối cảnh ngày nay, khi mà các quốc gia trên thế giới phải đối mặt cùng lúc với nhiều cuộc khủng hoảng, đặc biệt là khủng hoảng tài chính và kinh tế gần đây. Những áp lực đó đã tập hợp cộng đồng các quốc gia, tổ chức, thể chế để tìm những hướng phát triển mới hài hịa hơn với thiên nhiên vì tương lai bền vững của trái đất. Đặc biệt riêng với KS, việc thực hiện các hoạt động KS đã gây ra tác động rất lớn đến môi trường và các vấn đề an sinh xã hội khác, nên riêng đó ngành KS đang là mối quan tâm lớn đối với các quốc gia. Từ những năm đầu của thập kỷ 60, 70 một số nước công nghiệp đã bắt đầu quan tâm đến việc BVMT và đánh giá tác động đến môi trường trong hoạt động KTKS.

1.2.1.1. Trung Quốc

Trung Quốc là một nước rất giàu về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là những loại kim loại và khống sản vì thế KTKS đã trở thành một trong những ngành quan trọng nếu xét về trữ lượng, sản lượng, việc làm cũng như là xuất khẩu.Các nguồn tài ngun kim loại cũng như là khống sản có vị trí và vai trị đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế của Trung Quốc nói chung và thị trường quốc tế nói riêng.Với một đất nước có nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới, quốc gia sản xuất lớn nhất và một lượng lớn trong ngành tài nguyên toàn cầu, Trung Quốc dẫn đầu thế giới trong việc tiêu thụ và khai thác khoáng sản. Khoảng 40% tài nguyên khoáng sản được khai thác đã nằm ở quốc gia này, bao gồm các loại khoáng sản như: Sắt, Magma, Đồng, nhơm, chì, kẽm, titan, Volfram, vàng, bạc, molybdenum, Antimo, Cobalt..Vì vậy ngành cơng nghiệp khai thác đặc biệt là khống sản có một vị thế rất quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc.

Luật BVMT ở Trung Quốc đã được ban hành từ 1979, trong đó điều 6 và 7 đưa ra các cơ sở cho các yêu cầu ĐGTĐMT cho các dự án phát triển. Vấn đề môi trường đã được công bố tại Trung Quốc phải kể đến lớn nhất là 400 ngàn mẫu đất bị sụt lỡ một

cách nghiêm trọng. Đất bị sụt lở do các hoạt động khoáng sản gây ra là lên tới 5-6 triệu mẫu trong đó đất canh tác lên tới 1,3 triệu tấn trong khi đó đất ở Trung Quốc đang

thiếu một cách nghiêm trọng. Trung Quốc có hàng mỏ than của trung ương lẫn địa

phương đang hoạt động mạnh mẽ, trong đó mỏ than ở miền Đông lẫn miền Tây đã chiếm tới khoảng 70%. Phát triển Công nghiệp chủ yếu vào việc khai thác than do đó diện tích đất ở những thành phố này đã bị sụt lỡ một cách nghiêm trọng do việc khai thác than.Ví dụ như vùng Hồi Bắc ở Hoa Trung tính đến năm 2000 đã có hơn 100 ngàn mẫu đất canh tác bị sụt lỡ. Nhiều đường ống bề mặt các cơng trình kiến trúc thành phố đã bị các cơng trình khai thác than, mỏ phá hoại trầm trọng và liên tục.Nhiều thành phố đã phải di chuyển hoặc xây dựng lại.

1.2.1.2. Canada

Canada là một trong những nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú và có nền cơng nghiệp khai khoáng lớn trên thế giới. Tài nguyên thiên nhiên được tìm thấy trong 12/13 vùng lãnh thổ của Canada, tuyển dụng số lượng 320.000 lao động và mang lại 35,6 tỉ đô la cho tổng sản phẩm quốc dân hàng năm. Nhận thức được những tác hại về MT và với mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững cho ngành công nghiệp này. Năm 2009, Bộ Tài nguyên Canada (NRCan) đã xây dựng sáng kiến nền công nghiệp khai khống xanh (GMI). Chương trình nghiên cứu này nhằm tìm ra các biện pháp để BVMT và thiết kế các công nghệ mới trong việc khai thác, chế biến và phục hồi mỏ.

1.2.1.3. Malaysia

Từ 1979 chính phủ đã ban hành Luật BVMT và từ năm 1981, vấn đề đánh giá tác động MT đã được thực hiện đối với các dự án năng lượng, thủy lợi, công nghiệp, giao thơng, khai khống. Từ năm 1995, đã phát triển chương trình đánh giá hoạt động cơng khai việc thực hiện các yêu cầu về MT của các DN nhằm phát triển bền vững.

1.2.2. Tại Việt Nam

Việt Nam có khống sản ở thể rắn, lỏng và khí với 63 loại KS năng lượng, KS kim loại, KS khơng kim loại, khống chất cơng nghiệp và các loại nước khoáng. Theo Hội đồng Xét duyệt trữ lượng Nhà nước (năm 1997) Việt Nam có gần 5000 điểm, mỏ KS và các biểu hiện khống hóa nhiều triển vọng. Một số mỏ điển hình có trữ lượng lớn đã được cấp phép khai thác: Các mỏ nội sinh có nguồn gốc macma như titan- manhetit Cây Châm (Thái Nguyên), Cu-Ni Bản Phúc (Sơn La), pecmatit Thạch Khoán (Phú Thọ).. Các mỏ ngoại sinh có nguồn gốc trầm tích như than Na Dương (Lạng Sơn),

than Quảng Ninh, sét Trúc Thơn (Hải Dương), dầu khí thềm lục địa phía Nam, các sa khoáng chứa thiếc, vàng, titan và zircon ven biển… ở nhiều địa phương. Các mỏ nguồn gốc biến chất như apatit Lào Cai, graphit Hưng Nhương (Quảng Ngãi), đồng Sin Quyền (Lào Cai), quaczit Đồn Vàng (Phú Thọ), sắt Tòng Bá (Hà Giang)…

Các báo cáo về đánh giá tác động về MT trong KTKS đã được nghiên cứu và đạt kết quả nhất định. Nghiên cứu của Lê Thị Hồng Gấm và cộng sự (2005), Tiến tới nền kinh tế xanh ở Việt Nam: xanh hóa sản xuất, nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. Đã phân tích thực trạng về cơ cấu sản xuất của một số ngành kinh tế của Việt Nam trong đó có ngành cơng nghiệp khai khoáng và gợi ý các chính sách về tái cấu trúc nhằm hướng tới sản xuất xanh. Các tác giả đã đưa ra một số giải pháp để giải quyết những vấn đề môi trường của ngành cơng nghiệp khai khống, song các thể chế thúc đẩy tăng trưởng xanh chưa rõ ràng và thiếu các kiến nghị Nhà nước cần làm gì để thúc đẩy tăng trưởng xanh.

Nguyễn Cảnh Nam, Đinh Văn Sơn (2008) đã khái quát về đặc điểm của ngành cơng nghiệp khai khống Việt Nam, nêu các vấn đề môi trường trogn hoạt động khai khống và xây dựng mơ hình phát triển bền vững với việc đưa ra các tiêu chí cần thiết trong sản xuất kinh doanh hay nói cách khác để bền vững cần bắt đầu từ các DN.

Phạm Tích Xuân và cộng sự (2015), Những vấn đề môi trường KTKS ở Tây Ngun. Kết quả cơng trình nghiên cứu đã minh chứng được các hoạt động KTKS tự do, trái phép (đặc biệt là khai thác vàng sa khoáng, thiếc sa khoáng, cát sỏi) đã làm xáo trộn, phá vỡ cảnh quan, thay đổi dòng chảy của nhiều sơng suối gây xói lở bờ sơng, phá rừng, hủy hoại đất canh tác.

Phạm Chung Thủy, 2018, MT trong KTKS và pháp luật quản lý. Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động khai thác, chế biến KS và điều chỉnh pháp luật về hoạt động khai thác, chế biến KS ở Việt Nam. Phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về hoạt động khai thác, chế biến KS, từ đó đánh giá những ưu điểm và nhược điểm của pháp luật hiện hành về hoạt động khai thác, chế biến KS. Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, luận văn đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện hành về hoạt động khai thác, chế biến KS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của khai thác tài nguyên khoáng sản đến môi trường tự nhiên trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)