Trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của khai thác tài nguyên khoáng sản đến môi trường tự nhiên trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 25 - 26)

6. Ý nghĩa của đề tài

1.2.1. Trên thế giới

Nghiên cứu về tiềm năng và hiện trạng KTKS đã được đánh giá và công bố ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Trong bối cảnh ngày nay, khi mà các quốc gia trên thế giới phải đối mặt cùng lúc với nhiều cuộc khủng hoảng, đặc biệt là khủng hoảng tài chính và kinh tế gần đây. Những áp lực đó đã tập hợp cộng đồng các quốc gia, tổ chức, thể chế để tìm những hướng phát triển mới hài hòa hơn với thiên nhiên vì tương lai bền vững của trái đất. Đặc biệt riêng với KS, việc thực hiện các hoạt động KS đã gây ra tác động rất lớn đến môi trường và các vấn đề an sinh xã hội khác, nên riêng đó ngành KS đang là mối quan tâm lớn đối với các quốc gia. Từ những năm đầu của thập kỷ 60, 70 một số nước công nghiệp đã bắt đầu quan tâm đến việc BVMT và đánh giá tác động đến môi trường trong hoạt động KTKS.

1.2.1.1. Trung Quốc

Trung Quốc là một nước rất giàu về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là những loại kim loại và khoáng sản vì thế KTKS đã trở thành một trong những ngành quan trọng nếu xét về trữ lượng, sản lượng, việc làm cũng như là xuất khẩu.Các nguồn tài nguyên kim loại cũng như là khoáng sản có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế của Trung Quốc nói chung và thị trường quốc tế nói riêng.Với một đất nước có nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới, quốc gia sản xuất lớn nhất và một lượng lớn trong ngành tài nguyên toàn cầu, Trung Quốc dẫn đầu thế giới trong việc tiêu thụ và khai thác khoáng sản. Khoảng 40% tài nguyên khoáng sản được khai thác đã nằm ở quốc gia này, bao gồm các loại khoáng sản như: Sắt, Magma, Đồng, nhôm, chì, kẽm, titan, Volfram, vàng, bạc, molybdenum, Antimo, Cobalt..Vì vậy ngành công nghiệp khai thác đặc biệt là khoáng sản có một vị thế rất quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc.

Luật BVMT ở Trung Quốc đã được ban hành từ 1979, trong đó điều 6 và 7 đưa ra các cơ sở cho các yêu cầu ĐGTĐMT cho các dự án phát triển. Vấn đề môi trường đã được công bố tại Trung Quốc phải kể đến lớn nhất là 400 ngàn mẫu đất bị sụt lỡ một

cách nghiêm trọng. Đất bị sụt lở do các hoạt động khoáng sản gây ra là lên tới 5-6 triệu mẫu trong đó đất canh tác lên tới 1,3 triệu tấn trong khi đó đất ở Trung Quốc đang

thiếu một cách nghiêm trọng. Trung Quốc có hàng mỏ than của trung ương lẫn địa

phương đang hoạt động mạnh mẽ, trong đó mỏ than ở miền Đông lẫn miền Tây đã chiếm tới khoảng 70%. Phát triển Công nghiệp chủ yếu vào việc khai thác than do đó diện tích đất ở những thành phố này đã bị sụt lỡ một cách nghiêm trọng do việc khai thác than.Ví dụ như vùng Hoài Bắc ở Hoa Trung tính đến năm 2000 đã có hơn 100 ngàn mẫu đất canh tác bị sụt lỡ. Nhiều đường ống bề mặt các công trình kiến trúc thành phố đã bị các công trình khai thác than, mỏ phá hoại trầm trọng và liên tục.Nhiều thành phố đã phải di chuyển hoặc xây dựng lại.

1.2.1.2. Canada

Canada là một trong những nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú và có nền công nghiệp khai khoáng lớn trên thế giới. Tài nguyên thiên nhiên được tìm thấy trong 12/13 vùng lãnh thổ của Canada, tuyển dụng số lượng 320.000 lao động và mang lại 35,6 tỉ đô la cho tổng sản phẩm quốc dân hàng năm. Nhận thức được những tác hại về MT và với mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững cho ngành công nghiệp này. Năm 2009, Bộ Tài nguyên Canada (NRCan) đã xây dựng sáng kiến nền công nghiệp khai khoáng xanh (GMI). Chương trình nghiên cứu này nhằm tìm ra các biện pháp để BVMT và thiết kế các công nghệ mới trong việc khai thác, chế biến và phục hồi mỏ.

1.2.1.3. Malaysia

Từ 1979 chính phủ đã ban hành Luật BVMT và từ năm 1981, vấn đề đánh giá tác động MT đã được thực hiện đối với các dự án năng lượng, thủy lợi, công nghiệp, giao thông, khai khoáng. Từ năm 1995, đã phát triển chương trình đánh giá hoạt động công khai việc thực hiện các yêu cầu về MT của các DN nhằm phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của khai thác tài nguyên khoáng sản đến môi trường tự nhiên trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)