Thời gian kết thúc khaithác theo giấy phép:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của khai thác tài nguyên khoáng sản đến môi trường tự nhiên trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 56)

lấy mẫu

Đá xây dựng

Suối nhánh của suối phía Tây mỏ đá Núi Sơn Triều khai

thác NMĐ 1 13/08/2010

Nước mặt chảy tràn phía Đơng Nam khai trường mỏ đá

Công ty CP Phú Tài NMĐ 2 15/02/2015

Moong khai thác số 2 phía trong khu mỏ núi Hát NMĐ 3 27/04/2018

Cát xây dựng

Nước lưu vực sông Kon, đoạn cách khoảng 5m so với

mỏ khai thác cát của DNTN XD Quang Hưng NMC 1 20/05/2017 Nước lưu vực sông Hà Thanh, đoạn cách khoảng 10m

so với mỏ khai thác cát của DNTN Thành Sơn NMC 2 24/06/2018 Nước lưu vực sông Hà Thanh, đoạn cách khoảng 5m so

với mỏ khai thác cát của Công ty TNHH Nam Phương NMC 3 14/06/2017

(Nguồn: Tổng hợp các báo cáo quan trắc MT các năm của các đơn vị KTKS)

Bảng 3.3. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt

Chỉ tiêu Đơn vị đo

Kí hiệu mẫu QCVN 08 Cột B1 NMĐ 1 NM Đ2 NM Đ3 NM C1 NM C2 NM C3 PH - 6,98 7,03 7,09 6,13 6,98 7,23 5,5 - 9 COD mg/l 39 42 45 5 8 6,5 < 50 BOD5 mg/l 18 15 19 2 10 12,9 < 25 DO mg/l 2,2 6,1 5,4 2,8 1,98 1,99 ≥ 4  SS mg/l 88,7 92,6 98,5 78 79,9 81 50 N-NO- 2 mg/l 0,01 0,01 0,03 0,03 0,01 0,02 0,05 N-NO-3 mg/l 1,68 1,98 2,0 1,86 2,8 1,78 15 N-NH+4 mg/l 0,20 0,16 0,08 0,05 0,04 0,08 1 Fe mg/l 1,7 1,0 1,9 0,8 1,01 0,75 2 Colifrom MPN/ 100ml 2.30 4.000 3.000 1.600 2.600 2.000 10.000

(QCVN 08/2008 BTNMT, cột B1: dùng cho các mục đích tưới tiêu thủy lợi và các mục đích sử dụng khác với yêu cầu nước chất lượng thấp)

Từ các kết quả phân tích cho thấy: tại 06 điểm lẫy mẫu phân tích chất lượng nước mặt trên, tuy các chỉ tiêu khác đều đạt tiêu chuẩn cho phép của chất lượng nước mặt (QCVN 08 Cột B1) nhưng chỉ có tổng chất rắn lơ lửng vượt tiêu chuẩn cho phép.

Đối với đá xây dựng, tại 3 vị trí của 3 mỏ, nhận thấy, tổng chất rắn lơ lửng vượt tiêu chuẩn cho phép. Điều này có thể là do nước trong những moong khai thác không được lưu thông, cặn bẩn đất đá bị nước mặt cuốn trôi làm đục nguồn nước tích tụ lại. đối với các mỏ cát, chỉ tiêu DO giảm đáng kể. Điều này, gây tác động đến nơi sống và sinh trưởng các loài thủy sinh nơi đây.

b. Về nguồn nước ngầm

Các mỏ đá xây dựng trên địa bàn huyện, khi khai thác để lại dạng địa hình âm là những moong tương đối lớn, chưa thực hiện công tác vừa khai thác vừa cải tạo phục hồi MT như các báo cáo đánh giá tác động MT đã được phê duyệt. Khi tiến hành khai thác quá sâu có thể làm suy giảm hoặc mất đi tầng chắn nước (thường là lớp sét), làm xuất hiện các cửa sổ thủy lực giúp cho chất bẩn dễ dàng xâm nhập vào tầng nước ngầm. Đồng thời, nước trong những moong này không được lưu thông, nên nước sẽ ngày càng bị ô nhiễm nặng, theo thời gian sẽ xảy ra q trình thấm qua các khe nứt làm ơ nhiễm tầng nước ngầm.

3.1.4. Tác động của hoạt động KTKS đến MT khơng khí

Ngồi tiếng ồn thì chất ơ nhiễm lớn nhất phải kể đến trong hoạt động khai thác đá là bụi, sau đó mới đến các loại khí thải của các phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị thi cơng. Các khí thải độc hại này bao gồm: bụi, Pb, SO2, NO2, CO, muội,…

Các loại khí này thường khi thâm nhập tầng bình lưu là các tác nhân gây nên khói quang hố, phá huỷ tầng ơzơn, góp phần tạo nên hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng đến ơ nhiễm MT khơng khí cục bộ. Ở tầng đối lưu các loại khí này có khả năng kết hợp với hơi nước tạo ra các hạt mù axit, hoặc hoà tan vào nước mưa làm giảm độ pH của nước xuống tới 5,5. Khi rơi xuống mặt đất sẽ làm gia tăng khả năng hoà tan các kim loại nặng trong đất, làm chai đất, phá huỷ rễ cây, hạn chế khả năng đâm chồi, giảm năng suất cây trồng. Đối với con người các khí này có khả năng gây kích ứng niêm mạc phổi ở nồng độ thấp. Ở nồng độ cao và lâu dài, chúng có thể gây loét phế quản, giảm khả năng hấp thụ ôxi của các phế nang, tác động không tốt đến hệ tim mạch, gây suy nhược cơ thể. Đặc biệt khi có mặt đồng thời SO3 thì các tác động lên cơ thể sống

mạnh hơn so với tác động của từng chất riêng biệt, gây co thắt phế quản gây ngạt và tử vong.

Bụi là một trong những tác nhân gây ơ nhiễm nguy hiểm. Các loại bụi khống vô cơ kim loại, silíc amiang, bụi plastic gây ra các bệnh bụi phổi ở động vật (aluminose, Silicoe, siderose…). Đối với thực vật, bụi lắng đọng trên lá làm giảm khả năng quang hợp của cây, làm giảm năng suất cây trồng. Các hạt bụi có kích thước nhỏ (1-5mm) dễ dàng lọt vào và tồn tại trong các phế nang phổi gây bệnh về hô hấp cho người và động vật. Tác động lên MT khơng khí ở giai đoạn này có mức độ khơng lớn và mang tính tạm thời.

Để có thể đánh giá mức độ tác động, tác giả đã tiến hành thu thập các báo cáo kết quả quan trắc MT tại một số đơn vị khai thác đá xây dựng tại địa bàn nghiên cứu, và có kết quả phân tích như sau:

Bảng 3.4. Kết quả quan trắc mơi trường khơng khí

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 05:

2013/BTNMT QCVN 26:2010/BTNMT K01 K02 K03 K04 1 Tiếng ồn dBA 77,5 63,5 78,8 63,5 - 70 2 Nhiệt độ 0C 32,4 32,6 32,4 32,6 - - 3 Tốc độ gió m/s 0,3 0,4 0,3 0,4 - - 4 Ánh sáng Lux 441 432 441 432 - - 5 Tổng bụi lơ lửng mg/m3 400 380 410 320 300 - 6 NO2 mg/m3 30 29 30 29 200 - 7 SO2 mg/m3 70 69 70 69 350 - 8 CO mg/m3 3.189 3.110 3.189 3.110 30.000 - 9 Bụi PM10 mg/m3 KPH KPH KPH KPH - - 10 Bụi PM2,5 mg/m3 KPH KPH KPH KPH - -

(Nguồn: Tổng hợp các báo cáo quan trắc MT đợt 2 năm 2018 của các đơn vị khai thác đá xây dựng)

Ghi chú:

- “ –“: Không quy định

- QCVN 05:2013/BTNMT: Chất lượng khơng khí - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia chất lượng khơng khí xung quanh

- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn - K01: Khu vực khai thác đá xây dựng của Công ty CP 504

- K03: Khu vực khai thác đá xây dựng của Công ty CP &KD VLXD Fico - K04: Khu vực khai thác đá xây dựng của Cơng ty TNHH Hồn Cầu Granite

Kết quả đo đạc chất lượng MT khơng khí tại các đơn vị khai thác đá so với MT khơng khí xung quanh (QCVN 05:2013/BTNMT và QCVN 26:2010/BTNMT) đều vượt mức tiếng ồn và bụi rắn lơn lững

3.1.5. Tác động của hoạt động KTKS đến suy giảm đa dạng sinh học

a. Đá xây dựng

Biểu hiện suy giảm thảm thực vật rõ nét nhất xảy ra tại các mỏ đá xây dựng thuộc khu vực cụm mỏ núi Sơn Triều, cụm mỏ núi Hát và cụm mỏ núi Hòn Chà. Trước đây, theo điều tra, các khu vực này là một quần hợp rừng tự nhiên bao gồm các loài cây đặc trưng của khu vực miền Trung Trung Bộ như: họ keo, bạch đàn, dúi dẻ, và các loại họ đậu, họ cánh bướm….Hoạt động khai thác đá có bề mặt khai trường rộng lớn, việc chuẩn bị mặt bằng khai thác đã làm mất lớp phủ thực vật, biến động diện tích rừng sản xuất và đã làm thay đổi MT sống của một số loài động vật.

b. Cát xây dựng

Hoạt động bơm hút cát lịng sơng tại lưu vực Sông Kon và sông Hà Thanh không chỉ gây tác động trực tiếp đến thay đổi địa hình lịng sơng mà cịn tác động đến thủy sinh và MT sống ven sông, cụ thể: tăng độ đục, giảm lượng oxy hòa tan, hạ thấp mực nước, giảm thời gian giữ ẩm ướt ở vùng đất ngập nước ven sông, và MT sống ven sông xuống cấp. Việc “thơ hóa” lịng sơng và thay đổi chế độ chảy cũng tác động tới việc săn mồi, phát triển, đẻ trứng và nuôi dưỡng các con non của động vật thủy sinh.

Sự khuấy động trầm tích gây ra việc gia tăng độ đục, giảm khả năng thâm nhập của ánh sáng, làm hạn chế sự phát triển của hệ thực vật dưới nước, tác động đến chuỗi thức ăn của các loài thủy sản. Bên cạnh sự mất mát của nguồn lương thực thì có kèm theo sự mất mát của MT sống, mất nơi sinh sản. Sự gia tăng độ đục cịn có thể phá vỡ hô hấp và sửa đổi hành vi trong động vật thủy sinh và các loài cá, làm tăng các loại cá bệnh, gia tăng căng thẳng sinh lý trong cá, và ngột thở trứng cá.

Ngoài những tác động của hoạt động khai thác tại địa điểm khai thác, các hiệu ứng vật lý và sinh học có thể gia tăng ở thượng nguồn và hạ nguồn của lưu vực sơng Kon. Tất cả những tác động xấu có thể dẫn đến sự thay đổi về thành phần loài, giảm sự đa dạng và phong phú về loài, và mất một số lồi nhạy cảm và tính tồn vẹn hệ sinh thái.

3.1.6. Tác động của hoạt động KTKS đến sự cố MT

Trong lao động, sự cố không moong muốn gây thiệt hại về người và phương tiện gọi là tai nạn lao động. Dù không mong muốn song các tai nạn thường xảy ra. Các

nguyên nhân dẫn đến tai nạn rất đa dạng, có thể chia làm 2 nhóm: nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan từ việc quản lý cho đến ý thức của chính cơng nhân khai thác mỏ và người dân địa phương

a. Đá xây dựng

Do đặc trưng về quy mô, công suất khai thác đá phục vụ xây dựng là các gương

và tầng khai thác rất cao (thường công suất > 200.000m3/năm), để lại nhiều hầm hố

sâu. Hơn nữa, do đá nứt nẻ mạnh và có nơi gương dốc đứng, có nhiều đá treo nên dễ xảy ra hiện tượng trượt lở, mất an tồn. Trong q trình khai thác (cụm Núi Sơn Triều, núi Hát) để moong trống, không cải tạo và không vành đai bảo vệ, gây nguy hiểm cho người dân xung quanh, đặc biệt là công nhân lao động trong khu vực.

Góc dốc bờ moong trong các mỏ lộ thiên thường thường được thiết kế theo tính chất cơ lý của đất đá để tránh hiện tượng sạt lở. Để đảm bảo sự ổn định của vách moong trong qúa trình khai thác, thông thường chiều cao tầng công tác Ht =10m; thì

góc nghiêng của sườn tầng trong đất phủ đất =10o, trong đá gốc Đá=20o – 30o. Góc

dốc bờ mỏ kết thúc: trong đất phủ đất=15o, trong đá gốc Đá=20o. Tuy nhiên, khi khảo

sát tại 3 cụm mỏ, tác giả quan sát nhiều vách moong có độ dốc tương đối thoải, một số ít có độ dốc cao, rải rác trên mặt địa hình sát vách moong hoặc sườn moong vẫn có những tảng lăn. Các thành vách moong đơi nơi quan sát được hệ hống khe nứt tách do hoạt động khai thác, trên mặt địa hình cạnh hệ thống khe nứt có nhiều tảng đá phong hóa bóc cầu.

Hình 3.8. Đá tảng trên bờ moong của Cơng ty TNHH Hồn Cầu Granite

b. Cát xây dựng

Bên cạnh những khu mỏ cát lòng sơng vẫn cịn một số hộ dân sinh sống, làm ruộng và trồng trọt, chăn ni. Do đó, những vấn đề sạt lở nhà cửa và các cơng trình đê bao sẽ là tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cho người dân và gia súc.

Do dịng sơng bị xói sâu ở một điểm, lượng cát từ thượng nguồn về sẽ đọng lại ở đây mà không chuyển được về cho hạ du. Lúc này dòng chảy sẽ lấy cát từ chỗ khác của lịng sơng để bổ sung và gây xói lở. Khi lũ lớn, hiện tượng sạt lở càng nghiêm trọng, có thể đê dọa hệ thống đê điều. Khai thác cát, sỏi tại lịng sơng gây ra mất ổn định của các cơng trình trên bờ sông hoặc trên sông như cầu, cống. Theo kết quả báo cáo [21], đoạn đê Đơng khu vực xã Phước Thuận và phước Hịa có nguy cơ bị sạt lở nghiên trọng do chế độ dòng chảy thất thường. Hiện hơn 1/8 chiều dài bờ Đê của vùng này bị sạt lở, tương đương hơn 300 mm. Nguyên nhân là tổng lượng phù sa sông Kon giảm một nửa và hoạt động khai thác cát tràn lan trên các sông. Hệ quả của việc khai thác cát khiến đáy sơng Kon hạ thấp xuống mức trung bình 1,3 m, nước chảy xiết và ăn ngầm bên dưới tạo ra "hàm ếch" rộng, gây sạt lở bờ sông và bờ biển. Về lâu dài nó cịn đe dọa nhiều cơng trình cầu lớn bắc qua các con sơng.

Hiện nay tình hình khai thác cát phục vụ mục tiêu xây dựng trên địa bàn hyện là vấn đề rất cần được quản lý và kiểm soát chặt chẽ. Với việc quy hoạch các khu công nghiệp, đô thị mới, và nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện nay, nhu cầu xây dựng tại huyện Tuy Phước tăng lên rất cao, nhu cầu về vật liệu xây dựng và san lấp mặt bằng cũng do đó mà tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu này, vật liệu xây dựng địa phương là mục tiêu đầu tiên vì qua đó có thể giảm chi phí đầu tư. Do nhu cầu lớn như vậy việc yêu cầu cung ứng là tất nhiên, do vậy hiện tượng khai thác cát trái phép đã xảy ra. Hoạt động này là một yếu tố sẽ dẫn đến các rủi ro MT. Đây là hoạt động khơng có cơ chế kiểm sốt, không kèm theo các công tác bảo vệ, không đáp ứng nhu cầu tái tạo sau khi khai thác.

Kèm theo các hoạt động khai thác trái phép là vấn đề nảy sinh mâu thuẫn xã hội, đó là hiện tượng mâu thuẫn giữa người hoạt động khai thác trái phép với người quản lý, mâu thuẫn giữa người khai thác trái phép với dân cư ven sơng. Bên cạnh đó việc khai thác khơng có cơ chế giám sát này tiềm ẩn rủi ro đối với hệ thống đê bao dọc hai bên sông. Nếu rủi ro xảy ra chắc chắn thiệt hại sẽ lớn hơn nhiều đối với lợi ích từ hoạt động khai thác này.

Những năm gần đây trên báo chí có nêu nhiều về tình hình khai thác cát lậu trên sơng Kon đoạn qua xã phước Hòa, phước Thuận; đoạn qua xã Phức Thành, phước An

của lưu vực sơng Hà ThanhViệc khai thác cát khơng có những biện pháp an tồn về MT có nghĩa là tác động của hoạt động này tàn phá MT sông là rất lớn. Kèm theo các vấn đề MT còn nảy sinh ra các vấn đề xã hội tác động đến đời sống dân cư ở ven sông. Các tác động chủ yếu là gây ô nhiễm tiếng ồn, tác động đến sinh hoạt người dân, tác động đến an sinh của cộng đồng dân cư ven sông, và nghiêm trọng hơn là rủi ro sạt lở đất ven sông, gây mất đất đến hàng chục ha đất.

Hoạt động khai thác cát là do nhu cầu xã hội thúc đẩy, các yếu tố của nhu cầu xã hội do gia tăng dân số, phát triển kinh tế là động lực thúc đẩy cho việc xây dựng nhà ở, khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng như vậy nhu cầu khai thác cát sẽ gia tăng. Đây là một nguyên lý nhân quả, và dựa trên nhu cầu và các khả năng ứng dụng cát ta có thể xây dựng biểu đồ xương cá về các động lực thúc đẩy hoạt động khai thác cát. Qua đó ta có được cái nhìn tổng quan về các mối liên hệ đến nhu cầu này. Nếu nhu cầu cát gia tăng và nếu người dân chưa hiểu biết và được giáo dục về tác hại của khai tác cát quá mức cho phép thì hoạt động khai thác bất hợp pháp sẽ xảy ra. Khai thác quá mức cho phép hay các mối nguy từ việc sử dụng công nghệ khai thác không phù hợp cũng là các mối nguy dẫn đến rủi ro của khai thác cát. Mong muốn của giải quyết vấn đề là giải quyết tận gốc rễ vấn đề đó. Khi đã xác định rõ được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề sẽ dễ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của khai thác tài nguyên khoáng sản đến môi trường tự nhiên trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)