Hiện trạng khaithác cát xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của khai thác tài nguyên khoáng sản đến môi trường tự nhiên trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 44 - 46)

6. Ý nghĩa của đề tài

2.3.2. Hiện trạng khaithác cát xây dựng

Cũng như đá xây dựng, nguồn cát xây dựng trên địa bàn huyện rất phong phú, chủ yếu là sản phẩm phong hoá từ các khối đá granit được vận chuyển chọn lọc và tích tụ ven các sông lớn của tỉnh như Sông Kôn, sông Hà Thanh...Ngoài ra, còn có các mỏ cát bị phủ trên các đồng bằng, các bãi bồi ven biển hầu như chưa được phát hiện và nghiên cứu, nhưng dự báo cũng rất tiềm năng.

Cát xây dựng trên địa bàn huyện gồm các đối tượng:

- Cát bãi bồi (aluvi): Chủ yếu ven các sông và cát aluvi lòng một số sông suối nhỏ chi lưu các sông trên; loại cát này chiếm chủ yếu trong sử dụng xây dựng tại Bình Định.

- Cát có nguồn gốc biển gió: huyện rất dồi dào loại cát này, đặc biệt dọc ven biển phía đông của huyện (xã Phước Thuận, xã Phước Sơn và xã Phước Thắng; tuy nhiên hầu hết cát bị nhiễm mặn nên không sử dụng được cho xây dựng. Một bộ phận cát có nguồn gốc biển gió phân bố trong phần sâu đất liền (khu vực xã Phước Thuận), hoặc phân bố trên các cồn cát cố định nằm cao trên phần địa hình ven biển, loại cát này đã được rửa mặn nhờ mưa gió hoặc sông hồ nước ngọt lân cận, do vậy có thể sử dụng cho xây dựng

Trong giai đoạn nghiên cứu, UBND tỉnh cấp đã giấy phép khai thác cát lòng sông Cát bãi bồi (aluvi) là có trữ lượng đáng kể trên 2 sông chính là sông Hà Thanh và sông Kon. Tính đến năm 2018, có 06 DN đang tiến hành hoạt động khai thác cát lòng sông.

- Sông Hà Thanh: 04 DN KTKS, bao gồm: DNTN Thành Sơn, Công ty TNHH TM&XD Kim Hải, Công ty TNHH Nam Phương, Công ty TNHH Mỹ Điền.

- sông Kon: 02 DN KTKS, bao gồm: DNTN XD Quang Hưng, Công ty TNHH My Xuân

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 Sông Hà Thanh Sông Kon Cát xây dựng

Hình 2.4. Số lượng DN đang tiến hành hoạt động khai thác cát xây dựng trên địa bàn nghiên cứu

Qua hình trên, nhận thấy có sự khác nhau về số lượng DN được phép hoạt động KS. Tại lưu vực sông Hà Thanh được đánh giá có trữ lượng lớn về cát xây dựng [3]. Do đó, trong những năm qua có 4 DN được cấp phép khai thác, chiếm tỉ lệ 66,66 %. Tại lưu vực sông Kon thì có 2 DN được phép khai thác, chiếm tỉ lệ 33,34 %.

Về phương thức khai thác cát xây dựng

Hầu hết với đặc thù đối tượng khai thác là cát sông (nằm tập trung trong các bãi bồi màu mưa lũ hằng năm) việc khai thác ở đây thuộc dạng nông, thời gian khai thác không dài, do vậy các đơn vị áp dụng công nghệ khai thác lộ thiên. Thường khai thác bằng máy hút cát, bơm vít hoặc thuê nhân công đào xúc.

Đa số các DN đang khai thác trong diện tích mỏ được cấp phép, sử dụng đất đúng mục đích, đã cắm bảng thông tin về khu vực khai thác cát, thực hiện đúng quy trình, quy định của giấy phép, phù hợp với đề án khai thác được cơ quan chức năng thẩm định phê duyệt, khai thác cát chỉ phục vụ công trình trên địa bàn tỉnh. Hầu hết DN đều quan tâm đến biện pháp nắn dòng và khai thông dòng chảy, hạn chế tình trạng xói lở bờ; các biện pháp BVMT đã được các DN quan tâm và thực hiện theo đúng hồ sơ MT được duyệt.

Hình 2.5 . Bản đồ vị trí các DN được phép KTKS trên địa bàn hiện trong thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của khai thác tài nguyên khoáng sản đến môi trường tự nhiên trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)