Nhân tố thể hiện mức độ tác động của hoạt động KTKS đến môi trường tự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của khai thác tài nguyên khoáng sản đến môi trường tự nhiên trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 66)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.4. Nhân tố thể hiện mức độ tác động của hoạt động KTKS đến môi trường tự

nhiên trên địa bàn huyện Tuy Phước

Những năm qua, ngành KTKS của huyện đã tạo nhiều việc làm cho nhân dân lao động tại địa phương, tạo ra một số sản phẩm xuất khẩu có giá trị, đóng góp một phần cho nguồn thu ngân sách, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của huyện nhà. Tuy nhiên bên cạnh những đóng góp tích cực trên, tình hình KTKS trên địa bàn huyện vẫn tồn tại một số vấn đề MT, trong đó đáng nổi cộm là các vấn đề MT tự nhiên. Đây là một trong vấn đề ưu tiên cần phải giải quyết. Trong thời gian nghiên cứu, tác giả nhận thấy có 3 nhóm nhân tố thể hiện mức độ tác động, bao gồm:

- Hoạt động KTKS của các DN được cấp phép khai thác

- Cơng tác quản lý Nhà nước

- Chính sách, pháp luật về KS

Theo quy định, KTKS là hoạt động nhằm thu hồi KS, bao gồm xây dựng cơ bản

mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan. Do đó, DN muốn được hoạt động KTKS phải hoàn thành nhiều thủ tục, yêu cầu và thực hiện đúng theo những quy định của các cấp thẩm quyền tại nơi có mỏ KS. Tuy nhiên, những nhân tố hoạt động KTKS phải kể đến, mà có thể nói đây là những ngun nhân chính làm phát sinh vấn đề MT tự nhiên trong hoạt động của DN.

- Về quy mô: Hầu hết, các DN được cấp phép khai thác tại địa hương có quy mơ

nhỏ, vốn đầu tư DN còn hạn chế. Do đó, những nghiên cứu và đầu tư có chiều sâu cịn thiếu. Thêm vào đó, do nhu cầu tăng lợi nhuận, KTKS với quy mô sản lượng ngày càng lớn ở một số doanh nghiệp, không KTKS theo công suất đã được duyệt, không tuân thủ thiết kế khai thác, thực hiện không đầy đủ theo nội dung báo cáo Đánh giá tác động MT hoặc bản cam kết bảo vệ MT đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận.

- Về phương thức khai thác: Khai thác bằng phương pháp thủ công, bán cơ giới,

công nghệ lạc hậu.

- Về các cơng trình BVMT theo quy định: Trước khi được phép thực hiện hoạt

động KTKS, các DN phải hồn thành các cơng trình BVMT, tuy nhiên khi triển khai thực tế, các cơng trình này hầu như không thực hiện tốt. Do chưa chú trọng công tác bảo vệ MT nên nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước ngầm, nguy cơ nhiễm mặn, một số khu vực khai thác đá đã ảnh hưởng bụi, tiếng ồn và gây sa bồi, thủy phá, hệ thống hạ tầng giao thông xuống cấp. Một số số khu vực mỏ, các doanh nghiệp khai thác không triệt để, gây lãng phí nguồn TN

- Về ý thức và trách nhiệm xã hội của DN:

+ Đóng thuế TN và Phí BVMT trong KTKS chỉ là 2 công cụ kinh tế hiện nay đang áp dụng cho DN và DN sẵn lịng chi trả cho các khoản tài chính này. Nguồn thu ngân sách từ KTKS chưa tương xứng với quy mô khai thác, chế biến xuất khẩu KS,...

+ Thực hiện trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng hầu như không được các DN quan tâm. Các công ty KS thường hoạt động tại những khu vực dễ gây tổn thương đến dân cư, gây ảnh hưởng xấu đến MT tự nhiên xung quanh và có thể làm cho nền kinh tế trở nên không ổn định. Để đảm bảo có được “một giấy phép xã hội” thì các cơng ty

khai khoáng phải nhận thức được những tác động tiềm ẩn từ hoạt động của họ, xây dựng và thực hiện các chiến lược giảm thiểu tác động tiêu cực. Tức là các cơng ty khai khống phải chia sẻ lợi ích thu được để giảm thiểu rủi ro cho cộng đồng. Điều này hầu như chưa đi vào quy định cho các DN phải thực hiện

+ Việc khai thác cát lịng sơng trái phép chủ yếu do một số hộ dân ven sông, khai thác vào ban đêm nên việc kiểm tra truy bắt gặp nhiều khó khăn.

3.5. Một số giả pháp nhằm quản lý tốt công tác KS trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

3.5.1. Nhóm giải pháp luật và chính sách của Nhà nước về quản lý hoạt động khai khoáng gắn với phát triển bền vững

3.5.1.1. Xây dựng đồng bộ chính sách KTKS về phát triển bền vững phù hợp cam kết quốc tế

- Rà sốt sửa đổi, điều chỉnh các chính sách liên quan tới quản lý, KTKS đảm bảo tính rõ ràng. Tăng cường kiểm sốt chất lượng công tác xây dựng để kịp thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính để ngày càng hồn thiện văn bản pháp luật về KS, đặc biệt trong xu hướng phát triển bền vững hiện nay.

- Giảm thiểu những bất cập, sai sót, chồng chéo, tiêu cực, khơng khả thi, phiến diện, mang tính cục bộ, có khuynh hướng bảo hộ cho lợi ích nhóm. Cần đưa phát triển bền vững đến gần các DN KTKS trên địa bàn tỉnh nói riêng và Việt Nam nói chung. Ngồi ra, cần tiến hành đưa phát triển bền vững vào áp dụng, thực thi.

- Nâng cao hiệu quả nguồn thu trong KTKS cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định về phương pháp tính, mức thu, quản lý nguồn thu phù hợp với điều kiện thực tế theo hướng tăng thuế suất đối với thuế TN và giảm thuế suất đối với thuế xuất khẩu KS.

- Xây dựng hệ thống thông tin về trung tâm dữ liệu về hoạt động KS, trách nhiệm của các cơ quan QLNN, cơ chế giải quyết tranh chấp, xung đột lợi ích trong khai thác, sử dụng KS, tạo ra cơ sở pháp lý cho xã hội có thể giám sát thực hiện các chính sách nghĩa vụ của DN và cơ quan QLNN.

- Bổ sung các chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan tới việc sử dụng các năng lượng, nguyên vật liệu thân thiện với MT trong hoạt động KTKS nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

3.5.1.2. Đổi mới chính sách áp dụng khoa học cơng nghệ hiện đại trong KTKS

- Có chính sách về tài chính và nhân lực trong đầu tư cho nghiên cứu khoa học và cơng nghệ về thăm dị, điều tra và khai thác sâu KS.

- Ban hành các chính sách hỗ trợ tín dụng cho đổi mới cơng nghệ khai thác, chế biến, xử lý KS, nguyên liệu thô.

- Hỗ trợ nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ cho các DN KTKS. - Kiên quyết loại bỏ và không chấp thuận đầu tư khai thác mới cho các DN có cơng nghệ lạc hậu, hệ số thu hồi KS thấp, gây ô nhiễm MT, quy mơ bé, khơng có đủ năng lực tài chính để áp dụng những cơng nghệ, thiết bị hiện đại.

- Ưu tiên cấp giấy phép thăm dò, giấy phép KTKS cho các tổ chức, cá nhân có phương án sử dụng cơng nghệ tiên tiến, thiết bị đồng bộ trong khai thác và chế biến KS theo quy định của Luật KS.

- Xây dựng các chế tài để bắt buộc các tổ chức, cá nhân phải thực hiện lộ trình đổi mới cơng nghệ trong khai thác, KS để tăng giá trị kinh tế của KS, giảm thiểu tác động xấu đến MT.

- Xem xét ban hành các chính sách ưu đãi cụ thể đối với DN có áp dụng các công nghệ tiên tiến trong hoạt động sản xuất như chính sách về giá, thuế, phí cũng như các khoản đóng góp cho địa phương. Vì áp dụng cơng nghệ tiên tiến bắt buộc phải tăng mức đầu tư, ảnh hưởng tới lợi nhuận DN.

- Cần có chính sách cụ thể để khuyến khích DN sử dụng các máy móc, trang thiết bị cơng nghệ trong nước sản xuất. Vì nếu sử dụng các cơng nghệ nước ngồi có thể giá thành rẻ hơn nhưng sẽ bị ràng buộc bởi các điều khoản khác như sử dụng lao động, tiêu thụ sản phẩm hoặc bị phụ thuộc vào bí quyết cơng nghệ.

3.5.1.3. Ban hành quy định về chính sách bảo hộ quyền lợi của địa phương và người dân nơi có hoạt động KTKS

- Ban hành quy định về chính sách bắt buộc các tổ chức, cá nhân KTKS phải có kế hoạch, phương án đầu tư xây dựng, bảo vệ, duy tu, bảo dưỡng hạ tầng giao thơng.

- Đóng góp vào cơng tác an sinh xã hội tại địa phương, ưu tiên sử dụng lao động người địa phương.

- Hỗ trợ kinh phí để đào tạo nghề cho những hộ gia đình mất đất canh tác. - Hỗ trợ kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực tái định cư.

- Cần sớm cân đối nguồn ngân sách phân bổ hàng năm để ưu tiên hỗ trợ đầu tư hoặc hỗ trợ các chương trình an sinh xã hội cho địa phương có hoạt động KTKS, giúp

cho người dân ở đó tăng cường khả năng chống chịu và ứng phó với các tác động từ hoạt động KS gây ra.

- Cần có chính sách ưu tiên DN cam kết thực hiện tái đầu tư tại địa phương góp phần giải quyết cơng ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân cũng như tăng thêm nguồn thu cho tỉnh.

3.5.1.4. Đẩy mạnh công tác lập, điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng KS

- Phối hợp với các bộ, ngành Trung ương trong việc lập (hoặc điều chỉnh) quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng KS chung của cả nước (trong phạm vi tỉnh).

- Thường xuyên rà soát, cập nhật, lập mới hoặc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng KS thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, đảm bảo phù hợp với quy hoạch về KS của cả nước.

- Quy hoạch thăm dò và KTKS phải gắn với bảo vệ, dự trữ TN, đảm bảo việc KTKS phải thực sự có hiệu quả, ít ảnh hưởng xấu tới MT.

- Quy hoạch KS cần thống nhất với các quy hoạch phát triển của các ngành khác như du lịch, thương mại, thủy điện, bảo vệ phát triển rừng, đa dạng sinh học... đặc biệt đối với vùng.

- Công tác quy hoạch nếu được thực hiện có chất lượng thì sẽ đảm bảo được các tiêu chí của phát triển bền vững: Hoàn thiện về nhận thức, bền vững về xã hội, bền vững về tự nhiên đồng thời bền vững về tài chính.

3.5.1.5. Tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra

- Hàng năm xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra và triển khai thực hiện có hiệu quả và giải quyết kịp thời các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân và DN.

- Xác định công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực KS là nhiệm vụ thường xuyên quan trọng, làm tốt cơng tác này sẽ góp phần đưa hoạt động KS vào nề nếp, đúng quy định, ổn định xã hội.

- Việc thanh tra, kiểm tra phải được thực hiện trên tất cả các khâu trong hoạt động KS từ việc chấp hành và tuân thủ các quy định trong khai thác, chế biến đến khâu tiêu thụ đặc biệt là công tác BVMT.

- Cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định, các cam kết nêu trong báo cáo ĐTM nhất là việc thực hiện đầu tư xây dựng các cơng trình xử lý MT.

3.5.2. Đổi mới nhận thức, phát triển nhân lực và công nghệ trong hoạt động KTKS

3.5.2.1. Thay đổi tầm nhìn của các DN KTKS hướng đến phát triển bền vững

Cần thay đổi cách nhìn của mình đối với các vấn đề về phát triển bền vững, về MT và trách nhiệm đối với xã hội. Cần nhận thấy rằng, việc BVMT và đạt được sự đồng thuận của cộng đồng đó là cơ hội cho phát triển bền vững của DN. Để giải quyết các vấn đề trên, một số gợi ý cho DN như sau:

- Giáo dục nhân viên lao động, cán bộ về thực hành để cải thiện.

- Nghiên cứu quy trình, thực hành và các công nghệ mới sẽ cải thiện MT, sức khỏe và an toàn.

- Thực hiện kế hoạch MT, sức khỏe, vệ sinh, an toàn đáp ứng khẩn cấp, thường xuyên.

- Để giải quyết mối quan tâm KT - XH quan trọng, DN cũng nên xây dựng tuyên bố về trách nhiệm cộng đồng theo 4 nguyên tắc cốt lõi là:

+ Tơn trọng các nền văn hóa, phong tục và các giá trị của cá nhân và nhóm người có cuộc sống có thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt động KTKS.

+ Nhận biết các cộng đồng địa phương như các nhóm liên quan và hạch tốn cho các nhu cầu của họ.

+ Tham gia vào việc phát triển KT - XH của cộng đồng địa phương.

+ Tôn trọng quy định của Chính phủ và chính quyền địa phương, tích hợp các hoạt động với mục tiêu phát triển của họ .

3.5.2.2. Đào tạo phát triển nhân lực lao động

- Cần phải có các chương trình đào tạo tồn diện với những kế hoạch cụ thể về đào tạo mới, đào tạo bổ túc.

- Nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên đang công tác trong ngành thuộc các khu vực Nhà nước và DN.

- Khuyến khích đào tạo nâng cao lao động để phục vụ lâu dài thì cũng cần có chính sách thiết thực để thu hút nhân lực có chất lượng cao để kịp thời đáp ứng ngay nhiệm vụ phát triển bền vững trong khai khoáng.

- Thường xuyên cử các cán bộ, lao động tham gia các khóa tập huấn để nâng cao trình độ, năng lực trong việc áp dụng bộ tiêu chí phát triển bền vững trong khai khoáng.

3.5.2.3. Nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng công nghệ, năng lượng trong hoạt động KTKS

- Áp dụng công nghệ phân loại, tái chế rác thải ở các khu đô thị và công nghiệp mới thành năng lượng, vật liệu xây dựng và phân vi sinh.

- Hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính để hiện đại hóa hoạt động tái chế ở các làng nghề. Đến năm 2020, loại bỏ các công nghệ cũ lạc hậu, độc hại đối với sức khỏe người lao động và gây ô nhiễm MT.

- Phát triển mơ hình phân loại rác thải tại nguồn theo phương pháp giảm thiểu - tái chế - tái sử dụng (3R), cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng.

- Đổi mới công nghệ, áp dụng quy trình quản lý, vận hành tiên tiến đảm bảo sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong KTKS, truyền tải và tiêu dùng, đặc biệt với các DN có cơng suất khai thác lớn và tiêu thụ nhiều năng lượng.

- Xây dựng, công bố mức tiêu chuẩn về suất tiêu hao nhiên liệu, lộ trình loại bỏ các công nghệ cũ, lạc hậu tiêu tốn nhiên liệu ra khỏi hệ thống khai thác và sử dụng năng lượng.

- Xây dựng cơ sở pháp lý chuẩn bị cho việc áp dụng công nghệ khai thác, thu hồi, lưu trữ trong hoạt động KS.

- Bảo đảm an ninh năng lượng trong KTKS theo hướng phát triển đồng bộ các nguồn năng lượng, khai thác và sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng trong nước, giảm bớt phụ thuộc vào các sản phẩm dầu mỏ, dầu thô,...

- Giảm sử dụng năng lượng từ nguồn nhiên liệu hóa thạch, khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng mới, tái tạo, ít phát thải khí nhà kính.

- Trong giao thơng vận chuyển nguyên vật liệu sau khai thác sang sử dụng nhiên liệu khí tự nhiên nén, khí hóa lỏng. Thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý chất lượng nhiên liệu, tiêu chuẩn khí thải, bảo dưỡng phương tiện vận chuyển.

3.5.3. Thúc đẩy việc thực thi phát triển kinh tế trong KTKS

- Tăng cường thực thi các chính sách về đấu giá, nhằm các mục tiêu như buộc DN phải quản lý chặt chẽ chi phí, sản lượng và chất lượng TNKS để nâng cao hiệu quả.

- Phát triển nguồn “vốn tự nhiên”, khuyến khích sự tham gia của mọi thành phần kinh tế đầu tư vào cơ sở hạ tầng dịch vụ hệ sinh thái, để phục hồi vào các hệ sinh thái đã bị suy giảm do hoạt động KTKS của DN gây ra.

- Xây dựng và thực hiện các quy hoạch dài hạn về khai thác, sử dụng, dự trữ TNKS. - Xây dựng hệ thống tài khoản bền vững thông qua lượng giá nguồn vốn tự nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của khai thác tài nguyên khoáng sản đến môi trường tự nhiên trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)