Công tác bảo vệ KS chưa khaithác 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của khai thác tài nguyên khoáng sản đến môi trường tự nhiên trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 48)

6. Ý nghĩa của đề tài

2.4.3. Công tác bảo vệ KS chưa khaithác 3

Thời gian qua, UBND huyện đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các ngành, địa phương, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về KS, bảo vệ KS chưa khai thác. Các xã đã thành lập tổ kiểm tra liên ngành và tăng cường kiểm tra bảo vệ KS chưa khai thác, đẩy đuổi hoạt động KS trái phép

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND huyện, các ngành, các địa phương đã phương hợp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động KTKS. Kết quả đã thu giữ nhiều phương tiện phục vụ KTKS trái phép (chủ yếu là phương tiện khai thác cát lòng sông, hệ thống bơm hút cát). Mặt khác, thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường bảo vệ KS, tuyên truyền, giáo dục chính sách pháp luật về KS đối với nhân dân nơi có TN KS

2.4.4. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về KS

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản được UBND huyện quan tâm, giao Phòng TN và MT phối hợp với các phòng ban địa phương trực tiếp tổ chức tập huấn các quy định về khoáng sản, chủ động thực hiện với nhiều hình thức khác nhau. Tuyên truyền các quy định BVMT trong hoạt động KTKS; tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về chính sách pháp luật về KS.

Ban hành các văn bản chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 30/6/2015 của UBND huyện về việc tăng cường công tác quản lý TN KS trên địa bàn huyện

Thành lập Tổ kiểm tra liên ngành của huyện và chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tổ chức thành lập Tổ liên ngành của xã, thị trấn

2.4.5. Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát sản lượng KS khai thác

Hằng năm, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng TN và MT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tiến hành các cuộc kiểm tra chấp hành pháp luật TN MT trong hoạt động KTKS đối với các DN được cấp phép KTKS. Đồng thời, chỉ đạo Tổ kiểm liên ngành của huyện kiểm tra và tham mưu đề xuất UBND huyện xử lý các tổ chức, cá nhân KTKS trái phép trên địa bàn huyện. Qua đó, Tổ kiểm tra liên ngành của huyện đã phát hiện, tạm giữ phương tiện vi phạm, KS do khai thác trái phép và tham mưu cho UBND huyện xử lý nhiều trường hợp vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, Phòng

Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và MT – Công an huyện đã tiến hành kiểm tra các trường hợp hoạt động KTKS trái phép và xử lý vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.

Theo [22], Từ năm 2008 đến năm 2018 đã chỉ đạo Tổ kiểm tra liên ngành của huyện phối hợp với Đội Cảnh sát Kinh tế vè MT huyện tăng cường công tác kiểm tra truy bắt là 80 trường hợp, trong đó UBND huyện xử lý 45 trường hợp, phạt tiền là 230.000.000 đồng, đồng thời tịch thu 11 hệ thống bơm hút cát; chuyển cho địa phương xử lý theo thẩm quyền 34 trường hợp nên tình trạng KTKS trái phép trên địa bàn huyện có giảm đáng kể.

2.4.6. Ảnh hưởng của công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động KTKS

Ngoài một số loại KS như titan, đá granite đã được khai thác và phát huy thế mạnh thì còn một số loại KS đã được phát hiện trên địa bàn tỉnh nhưng chưa được khai thác, phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Công tác tìm kiếm, thăm dò nâng cấp TN khóang sản trên địa bàn tỉnh Bình Định chưa được đầu tư đúng mức và chưa được thực hiện có hệ thống. Do vậy số liệu đánh giá tổng trữ lượng KS trên địa bàn tỉnh ở mức độ chính xác chưa cao, gây khó khăn cho công tác quy hoạch và quản lý.

- Hệ thống các cơ quan quản lý và chuyên môn giúp UBND các cấp trong quản lý KS đã được tăng cường nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu còn thiếu lực lượng chuyên môn và trang thiết bị chuyên dụng.

- Sự phối hợp giữa các ban ngành trong điều tra, quy hoạch có nơi, có lúc chưa đồng bộ, quy hoạch của các ngành còn chồng chéo, từ đó gây khó khăn cho công tác cải cách thủ tục hành chính trong việc cấp phép hoạt động KS cũng như công tác bảo vệ TN chưa khai thác.

- Sự phối hợp của các ban ngành và các cấp chính quyền cơ sở trong công tác cấp phép, quản lý, giám sát thực thi theo giấy phép hoạt động, mua bán vận chuyển KS, phục hồi MT, đóng cửa mỏ khi kết thúc khai thác nhiều trường hợp chưa đồng bộ và kịp thời.

- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về KS có chú ý nhưng chưa sâu rộng đến mọi tầng lớp trong xã hội, nhất là ở những vùng có hoạt động KS. Sự phối hợp điều hành thanh tra, kiểm tra giữa các cấp các ngành chưa thường xuyên và chặt chẽ. Công tác bảo vệ TN KS chưa khai thác của UBND cấp cơ sở còn chưa được quan tâm đúng mức.

- Quy hoạch KS chồng lấn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.

- Hệ thống các văn bản pháp lý và các chính sách còn thiếu, chưa đồng bộ, thiếu một số chế tài cụ thể và nhất là thiếu các văn bản về thiết chế kỹ thuật đủ mạnh bắt buộc hoạt động KS gắn với yêu cầu sử dụng hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm TN và bảo vệ MT.

- Một số quy định của Luật và các văn bản dưới Luật chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể và kịp thời ví dụ: Theo Điều 5 Luật KS năm 2010 quy định tổ chức, cá nhân KTKS có trách nhiệm: Hỗ trợ chi phí đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng hạ tầng kỹ thuật sử dụng trong KTKS và xây dựng công trình phúc lợi cho địa phương nơi có KS được khai thác theo quy định của pháp luật tuy nhiên hiện nay chưa có quy định cụ thể về việc này nên khó thực hiện.

- Việc nộp thuế của các Doanh nghiệp KTKS đều dựa theo sản lượng mà Doanh nghiệp tự kê khai, cơ chế giám sát, kiểm soát chưa chặt chẽ nên dễ dẫn đến tình trạng thất thu ngân sách cho nhà nước.

- Mỗi loại hình KS đều có điều kiện thành tạo địa chất khác nhau nên điều kiện để khai thác mỗi loại hình KS là khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay quy trình quản lý đối với các loại hình KS này lại giống nhau cùng một quy trình quản lý như vậy là chưa phù hợp.

- Hiện nay, việc triển khai hoạt động KTKS của DN không thuộc đối tượng thu hồi đất gặp khó khăn trong thỏa thuận với người dân để chuyển nhượng quyền sử dụng đất có trường hợp Doanh nghiệp không thể thỏa thuận được với người dân nên dự án không thể triển khai hoặc chỉ có thể triển khai một phần.

CHƯƠNG 3. TÁC ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUY PHƯỚC,

TỈNH BÌNH ĐỊNH

3.1. Tác động của KTKS đến môi trường tự nhiên trên địa bàn huyện Tuy Phước

3.1.1. Tác động của hoạt động KTKS đến địa hình

3.1.1.1. Khai thác đá xây dựng

Hoạt động khai thác đá tại khu vực cụm mỏ đá núi Sơn Triều, cụm mỏ đá núi Hát và cụm mỏ đá núi Hòn Chà đã làm biến đổi hoàn toàn địa hình và cảnh quan nguyên thủy.

Tại cụm mỏ núi Sơn Triều, 05 khu mỏ đang khai thác do 05 DN KTKS, bao gồm: Công ty 504, Công ty CP VLXD Mỹ Quang, Công ty CP&KD VLXD Fico, Công ty TNHH Thuận Đức, Công ty TNHH Bình Sơn. Tại đây, các lớp đất mặt đã bị chai cứng bởi phương tiện vận chuyển đất đá. Xung quanh khu mỏ tạo 2 tầng khai thác rõ, chiều cao mỗi tầng trung bình từ 30-50m, độ dốc mỗi tầng trung bình khoảng 10-15m. một số mỏ còn đọng lại nhiều moong tích nước sâu, mực mực nước sâu khoảng 1-3m Xung quanh moong không có hàng rào hoặc vành đai cây xanh bảo vệ nên rất dễ xảy ra các tai nạn đối với người và gia súc. Khu vực chế biến trước kia vẫn chưa được san gạt bằng phẳng. Đường vào khu mỏ giờ đây đã bị biến dạng do không chịu nổi tải trọng của các xe chuyên chở đá. Về phía Tây khu mỏ có một đơn vị đang hoạt động và một khu vực khác đang chuẩn bị khai thác.

Tại cụm mỏ đá núi Đá Hát, xã Phước Lộc: 02 DN KTKS, bao gồm: Công ty CP xây lắp điện Tuy Phước, Công ty TNHH Vân Trường Bình Định. Tại đây, các lớp đất mặt đã cũng bị bốc dỡ, san bằng. Xung quanh khu mỏ tạo 2 tầng khai thác, chiều cao mỗi tầng trung bình từ 30-40m, độ dốc mỗi tầng trung bình khoảng 10-12m.

Tại cụm mỏ đá núi Hòn Chà, xã Phước Thành: 02 DN KTKS, bao gồm: Công ty CP Phú Tài, Công ty TNHH Hoàn Cầu Granite. Tại đây, địa hình khu vực cũng bị thay đổi đáng kể. Quá trình đào xới, vận chuyển đất đá và quặng làm địa hình khu khai trường bị hạ thấp, ngược lại, quá trình đổ chất thải rắn làm địa hình bãi thải tâng cao, tác động rõ nét nhất là tàn phá mặt đất. nhiều khu vực xung qunh mỏ, đất đá tảng lớn còn để ngổn ngang trên mặt đất. Nhiều vách moong dốc đứng, rải rác trên mặt địa hình sát vách moong hoặc sườn moong có những tảng lăn. Hoạt động khai thác đá làm cho đá lỏm chỏm, gây mất mỹ quan khu vực.

Bảng 3.1. Thống kê thực trạng thay đổi địa hình khu vực khai thác đá xây dựng tại 09 DN trên địa bàn huyện Tuy Phước

Cụm mỏ Đơn vị khai thác Diện tích đang KTKS (ha) Phương thức KTKS Công suất đang KT (m3/m3) Số tầng KT Đặc điểm bờ moong Chiều cao vách Góc dốc Cụm mỏ núi Sơn Triều Công ty CP 504 1 Lộ thiên và nổ mìn 40 2 30 15 Công ty CP VLXD Mỹ Quang 3 150 3 50 10 Công ty CP &KD VLXD Fico 4 20 2 30 Công ty TNHH Thuận Đức 6 50 2 45 Công ty TNHH Bình Sơn 5 800 2 50 12 Cụm mỏ núi Hát Công ty CP xây lắp điện Tuy Phước

2 300 2 40 15 Công ty TNHH Vân Trường Bình Định 4 200 2 35 12 Cụm mỏ núi Hòn Chà Công ty CP Phú Tài 20 150 2 40 10 Công ty TNHH Hoàn Cầu Granite

20 120 2 35 12

Hình 4.3: Đá g?c l? ra trên b? m?t t?i khai trư?ng c?m Núi N?ng

Hình 3.1. Đá gốc lộ ra trên bề mặt tại khai trường cụm núi Hòn Chà, Công ty

TNHH Hoàn Cầu Granite.

Hình 3.2. Đá gốc lộ ra trên bề mặt. Tầng đá, độ dốc taluy bị thay đổi tại mỏ núi

Hòn Chà

3.1.1.2. Khai thác cát xây dựng

Qua thời gian khảo sát, nhận thấy nhiều vị trí đáy sông Kon, đoạn qua xã Phước Hiệp đã bị sụt khoảng 1-1,5m. Địa hình đường bờ sông đoạn đi qua 2 DN (DNTN XD Quang Hưng và Công ty TNHH My Xuân) bị phá hủy đáng kể. Bề rộng bờ sông bị biến dạng rõ, đoạn bờ sông tại vị trí mà DNTN XD Quang Hưng đang khai thác 0,2m, đoạn bờ sông tại vị trí mà Công ty TNHH My Xuân là 0,3m đang khai thác. Đi dọc về phía Tây của mỏ cát đang khai thác mà DNTN XD Quang Hưng đang khai thác là có ít nước, để lộ ra bãi bồi rộng lớn

Đoạn Sông Hà Thanh đi qua 4 mỏ cát đang khai thác, sự biến dạng hình thái dòng sông cũng đáng kể. Tại thời điểm khảo sát, lượng nước chảy qua các khu vực này rất ít, lộ bãi bồi cát sông và đang được khai thác. Độ rộng bờ các khúc sông bị phá hủy lớn: mỏ cát DNTN Thành Sơn tăng 0,5 m; mỏ cát của Công ty TNHH TM&XD Kim Hải là 0,3m; Công ty TNHH Nam Phương là 0,2m; Công ty TNHH Mỹ Điền là 0,5m.

Như vậy, nhìn chung hoạt động khai thác cát trên sông sẽ trực tiếp làm thay đổi dạng hình học kênh, thay đổi tỉ lệ bề rộng, độ sâu, gây ra sạt lở bờ sông, chế độ dòng chảy, thay đổi sự uốn lượn tự nhiên do quá trình cân bằng của chế độ dòng chảy tạo ra, thay đổi sự cân bằng của dự trữ trầm tích.

Nguyên nhân gốc rễ của hoạt động khai thác cát là đào các hố sâu trong lòng sông. Khi khai thác cát, sỏi trên sông sẽ tạo ra các hào đào hay hố trong lòng sông. Như vậy các hình thái dòng chảy bị phá vỡ và một mức thâm hụt trầm tích cục bộ được

Hình 3.3. Bề rộng dòng sông Hà Thanh bị biến dạng, vách bờ mở rộng không đều, ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy

tạo ra. Ngoài những thay đổi trực tiếp của MT sông, khai thác cát sỏi có thể làm nổi lên các ghềnh nước nông, làm thô cấu trúc lòng sông và sự bất ổn định hai bên bờ kênh.

Bằng cách nạo vét và khai thác cát, sỏi từ các dòng sông, khai thác cát sỏi phá vỡ sự cân bằng tồn tại từ trước giữa cung cấp trầm tích và năng lực vận chuyển, tiêu biểu là việc tạo các vết cắt ở thượng nguồn và hạ nguồn của nơi khai thác. Như vậy đào hố nạo vét do hoạt động khai thác sẽ làm thay đổi trạng thái cân bằng tự nhiên của lòng sông, tạo ra các hố sâu có độ dốc cục bộ. Khi tạo ra các đoạn đứt gãy cục bộ ở lòng sông sẽ tạo ra những vị trí có tốc độ dòng chảy cao và gây ra những xói mòn về phía thượng nguồn. Những xói mòn từ những đứt gãy này có thể lan truyền hàng km về phía thượng nguồn tạo ra sự thay đổi cấu trúc lòng sông trên diện rộng từ đó cho thấy tác động do hoạt động khai thác là có tác động lớn đến MT sinh thái lòng sông.

Việc lắng đọng trầm tích tại các khu vực đã được khai thác (tại các hố sâu hay các rãnh sâu) tạo ra hiện tượng dòng chảy thiếu trầm tích cấp đến cho khu vực hạ lưu của nơi khai thác, điều này dẫn đến kết quả là dòng sông phía dưới hạ lưu nơi khai thác sẽ rửa trôi và nhiều trầm tích từ những nơi này sẽ bị mang đi hơn là lượng trầm tích được bù đắp, cuối cùng dẫn đến suy thoái lòng sông hạ lưu.

3.1.2. Tác động của hoạt động KTKS đến chế độ dòng chảy

Cát lòng sông không đơn thuần là vật liệu xây dựng mà có vai trò quan trọng trong kiến tạo đồng bằng, ổn định lòng và bờ sông. Cát lòng sông còn tạo sinh cảnh cho các loài thủy sinh. Việc hút cát quá mức, bừa bãi khiến đáy sông kon càng ngày bị hạ thấp, làm dòng chảy biến dạng kéo theo hàng loạt sự cố xói lở bãi sông, đê, kè đoạn thuộc địa bàn xã Phước Thuận, phước Sơn. việc khai thác cát vượt mức sẽ làm tụt đáy sông, khiến bờ sông không ổn định dẫn đến xói lở

Về bản chất, nếu lượng cát bị hút quá nhiều tại một vị trí, nhất là nạo vét thông luồng, mực nước tại đó và thượng nguồn sẽ bị giảm. Độ dốc đáy sông và mặt nước tăng lên nên vận tốc dòng chảy cũng tăng theo, gây xói lở đáy và làm lộ ra các chỗ nông khác ở khu vực thượng nguồn.

Lòng sông bị hạ thấp còn dẫn đến mực nước ngầm hai bên bờ sông bị hạ, gia tăng tác động xấu của hạn hán; một số cây trồng ở hai bên có thể bị chết và tạo ra những thay đổi đến hệ sinh thái. Hạ thấp mực nước ngầm còn tác động đến hoạt động khai thác nước ngọt phục vụ sinh hoạt của dân cư. Ngoài ra, dòng sông bị tụt khiến chân công trình bị lộ và nhanh chóng hư hỏng.

3.1.3. Tác động của hoạt động KTKS đến suy giảm và ô nhiễm nguồn nước

a. Về nguồn nước mặt

Đá xây dựng: Tại các khai trường khai thác, địa hình hố mỏ sâu, nước mưa chảy tràn cuốn theo rác thải, cặn dầu mỡ, đất cát… từ các khai trường xuống các vực nước xung quanh làm tác động đến nguồn nước mặt.

Hình 3.4. Biến động dòng chảy do Khai thác cát tại lưu vực sông Kon

Hình 3.5. Phương tiện khai thác cát tại 1 nhánh lưu vực sông Kon đoạn đi qua xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của khai thác tài nguyên khoáng sản đến môi trường tự nhiên trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)