Tác động của hoạt động KTKS đến suy giảm đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của khai thác tài nguyên khoáng sản đến môi trường tự nhiên trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 59)

6. Ý nghĩa của đề tài

3.1.5. Tác động của hoạt động KTKS đến suy giảm đa dạng sinh học

a. Đá xây dựng

Biểu hiện suy giảm thảm thực vật rõ nét nhất xảy ra tại các mỏ đá xây dựng thuộc khu vực cụm mỏ núi Sơn Triều, cụm mỏ núi Hát và cụm mỏ núi Hòn Chà. Trước đây, theo điều tra, các khu vực này là một quần hợp rừng tự nhiên bao gồm các loài cây đặc trưng của khu vực miền Trung Trung Bộ như: họ keo, bạch đàn, dúi dẻ, và các loại họ đậu, họ cánh bướm….Hoạt động khai thác đá có bề mặt khai trường rộng lớn, việc chuẩn bị mặt bằng khai thác đã làm mất lớp phủ thực vật, biến động diện tích rừng sản xuất và đã làm thay đổi MT sống của một số loài động vật.

b. Cát xây dựng

Hoạt động bơm hút cát lòng sông tại lưu vực Sông Kon và sông Hà Thanh không chỉ gây tác động trực tiếp đến thay đổi địa hình lòng sông mà còn tác động đến thủy sinh và MT sống ven sông, cụ thể: tăng độ đục, giảm lượng oxy hòa tan, hạ thấp mực nước, giảm thời gian giữ ẩm ướt ở vùng đất ngập nước ven sông, và MT sống ven sông xuống cấp. Việc “thô hóa” lòng sông và thay đổi chế độ chảy cũng tác động tới việc săn mồi, phát triển, đẻ trứng và nuôi dưỡng các con non của động vật thủy sinh.

Sự khuấy động trầm tích gây ra việc gia tăng độ đục, giảm khả năng thâm nhập của ánh sáng, làm hạn chế sự phát triển của hệ thực vật dưới nước, tác động đến chuỗi thức ăn của các loài thủy sản. Bên cạnh sự mất mát của nguồn lương thực thì có kèm theo sự mất mát của MT sống, mất nơi sinh sản. Sự gia tăng độ đục còn có thể phá vỡ hô hấp và sửa đổi hành vi trong động vật thủy sinh và các loài cá, làm tăng các loại cá bệnh, gia tăng căng thẳng sinh lý trong cá, và ngột thở trứng cá.

Ngoài những tác động của hoạt động khai thác tại địa điểm khai thác, các hiệu ứng vật lý và sinh học có thể gia tăng ở thượng nguồn và hạ nguồn của lưu vực sông Kon. Tất cả những tác động xấu có thể dẫn đến sự thay đổi về thành phần loài, giảm sự đa dạng và phong phú về loài, và mất một số loài nhạy cảm và tính toàn vẹn hệ sinh thái.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của khai thác tài nguyên khoáng sản đến môi trường tự nhiên trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)