Theo Victor H.Vroom thi động lực là kết quả của sự kỳ vọng, tức là sự nỗ lực của người lao động trong công việc sẽ đem lại cho họ một thành tích nhất định và thành tích này sẽ đem lại kết quả giống như họ mong muốn (Vroom, V., 1966). Victor H.Vroom đưa ra công thức sau:
M=E X V X I Trong đó:
M: Là động cơ thúc đẩy NLĐ
E: Là kỳ vọng cá nhân
V: Là giá trị của phần thưởng I: Là các công cụ tạo động lực
Theo học thuyết này thì cá nhân tham gia vào quá trình lao động sẽ đạt được một thành tích nhất điịnh, thể hiện ở kết quả ghi nhận được, đánh giá đúng. Điều này gợi cho các nhà quản lý phải nhận thức rằng: đế tạo động lực cho người lao động cần phải có biện pháp tạo ra sự kỳ vọng về những kết quả của phần thưởng.
Mỗi học thuyết được đề cập đều có những ý nghĩa vận dụng nhất định trong Tạo động lực làm việc. Từ việc phân tích học thuyết nhu cầu của Maslow, học thuyết công bàng của J. Stacy Adams, và học thuyết đặt mục tiêu của Edwin Locke, học thuyết sự tăng cường tích cực của Skinner hay thuyết kỳ vọng của Victor cho
thấy để tạo động lực cho người lao động tổ chức cần phải :
+ Xác định các nhu cầu của người lao động, đưa ra các biện pháp nhàm thỏa mãn các nhu cầu hợp lý của người lao động trên cơ sở đảm bảo tính công bàng.
+ Nhà quản lý cần hỗ trợ nhân viên thiết lập mục tiêu làm việc rõ ràng, gắn kết được các mục tiêu cá nhân với mục tiêu của tố chức.