Thực trạng nghiên cứu nhu cầu của người lao động

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động cho nhân viên của trung tâm hội nghị quốc gia (Trang 54 - 59)

Nhu cầu của con người là rất đa dạng và không giống nhau ở từng hoàn cảnh cụ thể, vì vậy nhà quản lý phải có kỹ năng, kinh nghiệm trong công tác tạo động lực

để có thể tìm hiểu nhu cầu của người lao động từ đó có định hướng và sự thỏa mãn nhu cầu đó của họ đế chính sách tạo động lực mang lại hiệu quả cao nhất.

Thực tế từ trước đến nay Trung tâm chưa có hoạt động chính thức nào tiến hành xác định nhu cầu của người lao động, Trung tâm mới chỉ thăm dò nhu cầu của người lao động thông qua các hoạt động của tổ chức công đoàn như như hàng năm tồ chức hội nghị cán bộ, viên chức để lắng nghe ý kiến phản ánh của người lao động nhưng hoạt động này cũng chỉ mang tính hình thức nên Trung tâm vẫn chưa thực sự hiểu rõ được mong muốn, nhu cầu nào là quan trọng và cần thiết nhất đối với người lao động do vậy các biện pháp tạo động lực cho người lao động tại Trung tâm được áp dụng chung cho các đối tượng mà ít quan tâm đến sự khác biệt về nhu cầu theo từng nhóm đối tượng khác nhau như về độ tuồi, thu nhập, giới tính, chức danh công việc, phòng, ban, Tố ... để đưa ra chính sách phù hợp. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến công tác tạo động lực trong Trung tâm.

Việc tổ chức hội nghị cán bộ, viên chức, được Trung tâm Hội nghị Quốc gia xác định là diễn đàn dân chủ, tập hợp các ý kiến phản ánh nhu cầu, mong muốn và nguyện vọng của người lao động. Hàng năm Ban Lãnh đạo cùng với ban Chấp hành Công đoàn Trung tâm tổ chức hội nghị cán bộ, viên chức. Năm 2018 có 18 ý kiến từ các phòng ban, trung tâm, đơn vị trực thuộc; năm 2019 là 12 ý kiến. Riêng trong năm 2020, có 04 ý kiến về công tác họp tác quốc tế; 9 ý kiến về công tác tổ chức và cán bộ; 05 ý kiến về thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động; 03 ý kiến về hoạt động quản lý; 05 ý kiến về về cơ sơ vật chất phục vụ hoạt động của Trung tâm. Có nhiều ý kiến liên quan trực tiếp đến tạo động lực cho người lao động như:

+ Tập trung mở rộng hoạt động dịch vụ, tăng cường liên kết với các cơ quan, đơn vị để tổ chức hoạt động để tạo việc làm cho cán bộ, nhân viên.

+ Có chính sách đánh giá thành tích công tác đối với những bộ phận đặc thù, bộ phận trực tiếp làm ra doanh thu hoặc tìm kiếm họp đồng mang lại doanh thu cho Trung tâm

+ Rà soát chuyển biên chế cho những người lao động công tác đơn vị trực thuộc. 4- Cần điều chỉnh mức lương đối với những người lao động có học vị thạc sĩ.

> -2 I-.. - z

+ Cân có những quy định cụ thê vê hình thức khen thưởng, kỷ luật đôi với cán bộ, nhân viên.

4- Có quy định cụ thể cho người lao động đi du lịch theo đề xuất cùa công đoàn.

+ Sửa đổi, điều chỉnh Quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp với điều kiện thực tế, tránh ảnh hưởng đến tâm lý của người lao động.

+ Cần có chế độ ưu đãi cho cán bộ, nhân viên đi học, tham quan trong và nước ngoài, về việc cử cán bộ đi học hàng năm tổ chức phải có kế hoạch về đào tạo, có thông báo rộng rãi, công khai, có chê độ ưu tiên các đôi tượng chuân bị thi nâng ngạch...

+ Cần xây dựng tổ chức thành một khối thống nhất, từ người lao động đến lãnh đạo tố chức. Từng đơn vị nêu cao tinh thần đoàn kết nội bộ cũng như đối với các đơn vị khác.

+ Tô chức cân xây dựng những quy định cụ thê vê văn hóa công sở.

Đe nghiên cứu hệ thống nhu cầu của CBCNV tại Trung tâm, tác giả đà tiến

r

hành khảo sát và đã thu được kêt quả như bảng 3.1.

Bang 3.1: Nhu câu của người lao động đôi với công việc STT Yếu tố Mức độ quan trọng Lãnh đạo Công ty Lãnh đao• phòng ban Lao động gián tiếp Lao động trực tiếp xếp hạng 1 Công việc thú vị, hấp dẫn 2 5 5 7 2 2 cv phù họp khả năng sởtrưòng 3 2 2 6 3 3 Công việc ổn định 1 1 1 3 1

4 Được tự chủ trong công việc 5 6 7 5 5

5 Đánh giá đày đủ các cv đã làm 6 10 8 4 6

6 Điều kiên làm viêc tốt• • 10 9 10 2 10

7 Cơ hội học tập nâng cao trình độ 9 8 4 9 9

8 Quan hệ đồng nghiệp tốt 8 7 9 8 8

9 Thu nhập cao 7 3 3 1 7

10 Cơ hội thăng tiến 4 4 6 10 4

A ĩ _ ? r y w ___

(Nguôn: Kêt quả tông hợp phiêu khảo sát vê động lực lao động tại Trung tâm)

Theo bảng 3.1, nhu câu được người lao động đánh giá quan trọng nhât là công việc ổn định; tiếp theo là thu nhập cao và công việc phù hợp với khả năng sở trường. Qua bảng trên ta thấy được "thu nhập cao" vẫn là yếu tố tạo động lực động lực chính ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Ở Việt Nam hiện nay động lực đi làm để có lương cao nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt vẫn còn rất được coi trọng. Tuy nhiên, nhu cầu này lại không phải là nhu cầu có mức độ ưu tiên số 1 bởi vì người lao động cho rằng làm việc ở Trung tâm phải đạt được sự “ổn định” hơn làm ở những nơi khác có thu nhập tương đương. Điều này rất đúng với tâm lý của rất nhiều người lao động Việt Nam không muốn thay đối công việc, sợ thất nghiệp, sợ không có lương hưu ... nên ưu tiên hàng đầu là tính chất ốn định của công việc, “thu nhập cao” đứng ở vị trí thứ 2 và nhu cầu “công việc phù họp với khả năng sở trường” được đánh giá ở mức độ quan trọng thứ 3. Như vậy, người lao động cũng rất chú trọng tới hiệu quả công việc mà mình thực hiện. Họ đều mong muốn được

làm những công việc phát huy hết tiềm năng của mình, từ đó mới có động lực để

cống hiến được hết sức cho công việc. Các nhu cầu bậc cao hơn cũng được người lao động quan tâm đó là công việc thú vị, thách thức, được tự chú trong công việc và cơ hội học tập nâng cao trình độ lần lượt có vị trí thứ 4, 5 và 6. Riêng quan hệ

với đồng nghiệp là điều ít được quan tâm nhất trong số các yếu tố ảnh hưởng tới công việc của người lao động.

Nhu cầu về mức thu nhập được nhóm lao động trực tiếp đánh giá là quan trọng nhất, tiếp theo là nhu cầu về điều kiện làm việc tốt và công việc ổn định. Đây đều là những nhu cầu bậc thấp trong hệ thống nhu cầu của Maslow là nhu cầu sinh lý và nhu cầu an toàn. Như vậy, đối với người lao động trực tiếp những nhu cầu bậc thấp của người lao động vẫn chưa được thỏa mãn do mức thu nhập của họ còn chưa cao. Hơn nữa, người lao động trực tiếp (nhân viên bàn, bếp, an ninh) thường xuyên phải làm việc trong môi trường nóng bức và độc hại... Đe tạo động lực cho nhóm người lao động này, Trung tâm nên hướng vào các công cụ tiền lương và cải thiện điều kiện làm việc giúp thỏa mãn các nhu cầu mà người lao động hiện cho là quan trọng nhất với họ. Đối với các lao động gián tiếp và lãnh đạo các phòng ban, nhu cầu quan trọng nhất đều là công việc ổn định. Đối với lao động gián tiếp nhu cầu có cơ hội học tập nâng cao trinh độ đứng ở vị trí thứ 4, trong khi vị trí này đối với chức danh lãnh đạo phòng ban lại là nhu cầu có cơ hội thăng tiến. Đối với chức danh lãnh đạo Trung tâm thì thứ bậc quan trọng của các nhu cầu có sự khác biệt với các nhóm còn lại. Đối với nhóm này các nhu cầu bậc cao trở nên quan trọng hơn. Cụ thể, nhu cầu được đánh giá quan trọng nhất là công việc ổn định, tiếp đến là nhu cầu về công việc thú vị thách thức và công việc phù họp khả năng, sở trường. Nhóm lao động này cùng quan tâm nhiều đến khả năng thăng tiến và tính tự chủ trong công việc với mức độ quan trọng tương ứng ở vị trí thứ 4 và thứ 5. Nhu cầu về thu nhập cao lùi xuống vị trí thứ 7.

Như vậy để tạo động lực cho người lao động có hiệu quả, Trung tâm Hội nghị Quốc gia cần quan tâm đến các biện pháp trước hết nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại được đánh giá là quan trọng nhất đối với người lao động nói chung đó là: đảm bảo công việc được duy trì ổn định, nâng cao thu nhập cho người lao động

và bô trí sừ dụng lao động phù họp với khả năng, sờ trường cùa từng người. Ngoài ra, Trung tâm cũng cần có các chính sách phù hợp với từng nhóm đối tượng khác nhau trong tổ chức.

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động cho nhân viên của trung tâm hội nghị quốc gia (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)