Tổng quan về Trung tâm Hội nghị Quốc gia

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động cho nhân viên của trung tâm hội nghị quốc gia (Trang 49)

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Trung tâm Hội nghị Quốc gia là một đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Văn phòng Chính phủ được thành lập theo Quyết định số 1819/QĐ-VPCP ngày

25/11/2005 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Văn phòng Chính phủ có các đơn vị sự nghiệp sau:

- Trung tâm Hội nghị 37 Hùng Vương - Trung tâm Hội nghị Quốc tế.

- Trung tâm Hội nghị Quốc gia. - Nhà khách La Thành.

- Hội trường Thống nhất.

Trung tâm Hội nghị Quốc gia có tài khoản, có con dấu riêng trực thuộc Văn phòng Chính phủ, là nơi tố chức các đại hội và hội nghị lớn của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, các hội nghị, hội thảo quốc tế, các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội có ý nghĩa quốc gia và quốc tế. Với nhiều lợi thế về hội trường, phòng họp, sảnh, khuôn viên, giao thông, an ninh, đội ngũ cán bộ... Trung tâm luôn là đích đến của các nhà tố chức những sự kiện tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

Nhiệm vụ chủ yếu của Trung tâm Hội nghị Quốc gia là:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trình Bộ trưởng, Chù nhiệm Văn phòng Chinh phủ phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch, dự án, đề án quan trọng của Trung tâm và phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

- Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan biên soạn các quy trình về tổ chức hội nghị của Đảng, Nhà nước, các hội nghị trong nước và quốc tế được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.

- Chủ trì, phối họp với các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan bảo đảm bí mật, an ninh, an toàn cho các hoạt động của lãnh đạo Đảng và Nhà nước được tố chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.

- Chủ trì phối hợp với các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan xây dựng quy chế hoạt động và chế độ quản lý tài chính của Trung tâm trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm ký ban hành.

- Tổ chức phục vụ hoạt động đi lại, ăn nghỉ, hội họp tại Trung tâm đối với khách trong nước và quốc tế; cung cấp các dịch vụ có liên quan đến các hoạt động trên theo quy định của pháp luật.

- Được tận dụng cơ sở vật chất, lao động để hoạt động kinh doanh dịch vụ, phục vụ ăn nghỉ cho khách trong nước và quốc tế; cung cấp các dịch vụ có liên quan đến các hoạt động trên theo quy định của pháp luật và thực hiện các hoạt động dịch vụ có thu theo quy chế tài chính phù họp với các quy định của pháp luật, nhằm sử dụng có hiệu quả và tái đầu tư cơ sở vật chất hiện có theo nguyên tắc không ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính trị được giao của Trung tâm.

- Phối họp, trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ về tổ chức hội nghị, hội thảo đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Quản lý, thực hiện các dự án đầu tư và xây dựng được giao theo quy định của pháp luật.

- Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật tỏng việc bảo đảm nâng cấp, chống xuống cấp các hệ thống xây lắp và trang thiết bị kỹ thuật để nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Hội nghị Quốc gia.

- Thực hiện hợp tác quốc tế để nâng cao chất lượng dịch vụ và chất lượng nguồn nhân lực trong các lĩnh vực hoạt động được giao theo quy định của pháp luật.

- Quản lý tô chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương, bồi dường chuyên môn, nghiệp vụ và các chế độ, chính sách đài ngộ, khen thưởng, kỷ luật theo quy định đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc Trung tâm.

- Quản lý, sứ dụng tài sản được giao; kinh phí được cấp và các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyên hạn khác khi được Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm giao.

Trung tâm Hội nghị Quốc gia được sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động để tổ chức các hoạt động dịch vụ có thu để trang trải các khoản chi thường xuyên của bộ máy; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước và Văn phòng Chính phủ. Đồng thời, có kế hoạch cụ thể trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm từng bước đầu tư, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở vật chất của Trung tâm Hội nghị Quốc gia và các cơ sở thành viên, nhằm không ngừng đáp ứng, nâng cao chất lượng phục vụ và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân, viên chức.

Trung tâm Hội nghị Quốc gia nằm trên ngã tư đường Láng - Hòa Lạc và đường Phạm Hùng, được đánh giá là một trong ba trung tâm Hội nghị lớn nhất khu vực Đông Nam Á hiện nay. Là trung tâm đầu tiên và duy nhất của Việt Nam được xây dựng dựa trên công nghệ tiên tiến và hiện đại bậc nhất hiện nay. Trung tâm Hội nghị Quốc gia được coi là một công trình trọng điểm của đất nước, có kiến trúc đẹp, hài hòa, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, vừa hiện đại phù hợp với tiêu chuấn quốc tế, vừa mang đậm tính dân tộc, là biếu tượng về kiến trúc của Việt Nam trong thế kỷ mới.

3.1.2. Đặc điểm về tồ chức, hoạt động:

3.1.2.1. Đặc điểm về tô chức của Trung tâm hội nghị Quốc gia: - Giai đoạn từ tháng 11/2005 đến tháng 5/2008:

Trung tâm Hội nghị Quốc gia là đơn vị trực thuộc Cục Quản trị - Tài vụ cùa Văn phòng Chính phủ theo Quyết định số 1819/QĐ-VPCP ngày 25 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về việc thành lập Trung tâm Hội nghị quốc gia trực thuộc Cục Quản trị - Tài vụ. Giai đoạn này Trung tâm đã từng bước hoàn thành việc xây dựng bộ máy, cơ chế tố chức hoạt động, chế độ quản lý tài chính tạo tiền đề hoạt động cho Trung tâm. Từ nhừng cán bộ đầu tiên do Văn phòng Chính phủ điều động, Trung tâm đã tuyển dụng nhân lực cho các phòng để phục vụ công tác quản lý, vận hành, khai thác Trung tâm.

- Giai đoạn từ tháng 5/2008 đến tháng 4/2013:

Theo quyêt định sô 492/ỌĐ-TTg ngày 5/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ vê các đơn vị sự nghiệp thuộc Văn phòng Chính phủ thì Trung tâm Hội nghị Quốc gia là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Văn phòng Chính phủ.

Trong thời gian này Trung tâm bước đầu xây dựng các quy chế, nội quy, từng bước sắp xếp, ổn định tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Trong giai đoạn này đội ngũ cán bộ, nhân viên được quan tâm đào tạo bài bản, chuyên môn nghiệp vụ ngày càng chuyên nghiệp. Trung tâm là địa điểm phục vụ các hoạt động đối ngoại lớn của các cơ quan Đảng, Nhà nước và Chính phủ

- Giai đoạn từ tháng 4/ 20 ỉ3 đến tháng 5/2016:

Theo Quyết định số 646/QĐ-TTg ngày 25 tháng 04 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng Chính phủ, Trung tâm Hội nghị Quốc gia được thành lập lại trên cơ sở sáp nhập 04 đơn vị sự nghiệp phía bắc thuộc Văn phòng Chính phủ là: Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Nhà khách La Thành và Nhà khách 37 Hùng Vương.

Trung tâm Hội nghị Quốc gia có 10 Ban chức năng và 04 đơn vị trực thuộc.

2 2 * ___ ___ _ r

Sơ đô cơ câu tô chức Trung tâm Hội nghị Quôc gia

y 9 __ r

Nguôn: Ban Hành chính tông hợp Trung tâm Hội nghị Quôc gia

* 04 Các đơn vị trực thuộc

- Nhà khách 37 Hùng Vương - Trung tâm Hội nghị Quốc tế. - Trung tâm Hội nghị Quốc gia. - Nhà khách La Thành.

- Giai đoạn từ tháng 5/2016 đến nay:

Thực hiện Quyết định số 890/QĐ-TTg ngày 25/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về các đon vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng Chính phủ, theo đó Trung tâm Hội nghị Quốc gia được thành lập mới trên cơ sở tách Trung tâm Hội nghị Quốc gia thành: Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Nhà khách La Thành và Trung tâm hội nghị 37 Hùng Vương.

3. ỉ.2.2. Đặc điểm về hoạt động của Trung tâm Hội nghị Quốc gia:

Kể tù’ khi thành lập đến nay, Trung tâm Hội nghị Quốc gia đà có vinh dự phục vụ nhiều sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng của Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành ở Trung ương.

Đặc biệt trong năm 2010, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng đà có ý kiến về việc tồ chức mít tinh kỳ niệm các ngày lễ lớn của Đảng và Nhà nước tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Trung tâm Hội nghị Quốc gia cũng vinh dự là địa điểm được Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, XII và XIII. Trong những năm vừa qua, Trung tâm Hội nghị Quốc gia cũng đã phục vụ an toàn các sự kiện lớn mang tầm Quốc tế và khu vực như: Hội nghị Cấp cao ACMETS 3 và CLMV 4 năm 2008, Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao các nước Á - Âu FMM9 năm 2009, Hội nghị APEC 2006 và 2017, Hội nghị thượng đỉnh GMS6 và Hội nghị cấp cao CLV10 năm 2018, Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 11 năm 2019, Hội nghị ASEAN năm 2020.

Nhờ kết quả đạt được trong những năm vừa qua, các Trung tâm Hội nghị trong khu vực như: Trung tâm Hội nghị Viên Chăn - Lào, Trung tâm Hội nghị Phnôm Pênh - Campuchia, Trung tâm Hội nghị Myanma đã gửi các đoàn tham

quan, học tập kinh nghiệm tô chức hội nghị quôc tê. Trung tâm Hội nghị Suntec - Singapore, Trung tâm triến lãm, hội chợ Munich - Cộng hòa Liên bang Đức đã liên hệ đặt vấn đề họp tác hoạt động. Qua các hoạt động hợp tác này, Trung tâm Hội nghị Quốc gia đã góp phần quảng bá hình ảnh, từng bước nâng cao vị thế và uy tín của Trung tâm và đất nước với bạn bè quốc tế.

Ở trong nước, các Trung tâm Hội nghị các địa phương như: Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Lào Cai, Đà Nằng ... đã đề nghị Trung tâm Hội nghị Quốc gia phối hợp phổ biến kinh nghiệm, hợp tác đào tạo kiến thức tổ chức, nghiệp vụ phục vụ, kỹ năng sử dụng các hệ thống kỹ thuật hội nghị hội thảo như phiên dịch, trình chiếu, hội thảo trực tuyến ... từ đó đã hình thành mối liên kết giữa Trung tâm Hội nghị Quốc gia với hệ thống trung tâm hội nghị trong cả nước, trong đó Trung tâm Hội nghị Quốc gia là hạt nhân nòng cốt đề phục vụ các sự kiện chính trị của Đảng và Nhà nước, các hội nghị quan trọng, các hoạt động đối nội, đối ngoại cũa Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh việc phục vụ nhiệm vụ chính trị, Trung tâm Hội nghị Quốc gia đã sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất được đầu tư trang bị, đưa vào khai thác để tạo nguồn thu sự nghiệp. Doanh thu cúa Trung tâm năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt tốc độ phát triển giai đoạn 2016-2020 là 150%.

3.1.2.3. Đặc điểm nguồn nhân lực

Đội ngũ cán bộ nhân viên được bổ sung, kiện toàn, nghiệp vụ chuyên môn thường xuyên được bồi dường để ngày càng đáp ứng yêu cầu chất lượng công việc. Đời sống vật chất, tinh thần cưa cán bộ, nhân viên được quan tâm, chú trọng, từng bước ổn định và nâng cao. Các giai đoạn phát triển của Trung tâm có thể chia thành 04 giai đoạn như sau:

3.2. Thực trạng công tác tạo động lực lao động cho nhân viên tại Trung• <—7 <—7 tâm Hội nghị Quốc gia

3.2.1. Thực trạng nghiên cứu nhu cầu của người lao động

Nhu cầu của con người là rất đa dạng và không giống nhau ở từng hoàn cảnh cụ thể, vì vậy nhà quản lý phải có kỹ năng, kinh nghiệm trong công tác tạo động lực

để có thể tìm hiểu nhu cầu của người lao động từ đó có định hướng và sự thỏa mãn nhu cầu đó của họ đế chính sách tạo động lực mang lại hiệu quả cao nhất.

Thực tế từ trước đến nay Trung tâm chưa có hoạt động chính thức nào tiến hành xác định nhu cầu của người lao động, Trung tâm mới chỉ thăm dò nhu cầu của người lao động thông qua các hoạt động của tổ chức công đoàn như như hàng năm tồ chức hội nghị cán bộ, viên chức để lắng nghe ý kiến phản ánh của người lao động nhưng hoạt động này cũng chỉ mang tính hình thức nên Trung tâm vẫn chưa thực sự hiểu rõ được mong muốn, nhu cầu nào là quan trọng và cần thiết nhất đối với người lao động do vậy các biện pháp tạo động lực cho người lao động tại Trung tâm được áp dụng chung cho các đối tượng mà ít quan tâm đến sự khác biệt về nhu cầu theo từng nhóm đối tượng khác nhau như về độ tuồi, thu nhập, giới tính, chức danh công việc, phòng, ban, Tố ... để đưa ra chính sách phù hợp. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến công tác tạo động lực trong Trung tâm.

Việc tổ chức hội nghị cán bộ, viên chức, được Trung tâm Hội nghị Quốc gia xác định là diễn đàn dân chủ, tập hợp các ý kiến phản ánh nhu cầu, mong muốn và nguyện vọng của người lao động. Hàng năm Ban Lãnh đạo cùng với ban Chấp hành Công đoàn Trung tâm tổ chức hội nghị cán bộ, viên chức. Năm 2018 có 18 ý kiến từ các phòng ban, trung tâm, đơn vị trực thuộc; năm 2019 là 12 ý kiến. Riêng trong năm 2020, có 04 ý kiến về công tác họp tác quốc tế; 9 ý kiến về công tác tổ chức và cán bộ; 05 ý kiến về thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động; 03 ý kiến về hoạt động quản lý; 05 ý kiến về về cơ sơ vật chất phục vụ hoạt động của Trung tâm. Có nhiều ý kiến liên quan trực tiếp đến tạo động lực cho người lao động như:

+ Tập trung mở rộng hoạt động dịch vụ, tăng cường liên kết với các cơ quan, đơn vị để tổ chức hoạt động để tạo việc làm cho cán bộ, nhân viên.

+ Có chính sách đánh giá thành tích công tác đối với những bộ phận đặc thù, bộ phận trực tiếp làm ra doanh thu hoặc tìm kiếm họp đồng mang lại doanh thu cho Trung tâm

+ Rà soát chuyển biên chế cho những người lao động công tác đơn vị trực thuộc. 4- Cần điều chỉnh mức lương đối với những người lao động có học vị thạc sĩ.

> -2 I-.. - z

+ Cân có những quy định cụ thê vê hình thức khen thưởng, kỷ luật đôi với cán bộ, nhân viên.

4- Có quy định cụ thể cho người lao động đi du lịch theo đề xuất cùa công đoàn.

+ Sửa đổi, điều chỉnh Quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp với điều kiện thực tế, tránh ảnh hưởng đến tâm lý của người lao động.

+ Cần có chế độ ưu đãi cho cán bộ, nhân viên đi học, tham quan trong và nước ngoài, về việc cử cán bộ đi học hàng năm tổ chức phải có kế hoạch về đào tạo, có thông báo rộng rãi, công khai, có chê độ ưu tiên các đôi tượng chuân bị thi nâng ngạch...

+ Cần xây dựng tổ chức thành một khối thống nhất, từ người lao động đến

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động cho nhân viên của trung tâm hội nghị quốc gia (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)