- Chính sách của Chính phủ, pháp luật của Nhà nước: Mọi chính sách của Chính phủ, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến lao động đều có thể ảnh hưởng đến động lực lao động của người lao động. Những chính sách về lao động dôi dư, chính sách tiền lương, chính sách khuyển khích sử dụng một loại lao động đặc thù nào đó, quy định về trả lương làm thêm giờ, ... sẽ tác động đến các chính sách của tổ chức và tác động đến động lực của người lao động. Pháp luật càng nghiêm minh thì người lao động sẽ càng yên tâm làm việc vì quyền lợi của họ đã được pháp luật bảo vệ.
- Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội: Các yếu tố về kinh tế như chu kỳ kinh tế, lạm phát, mức sống ở địa phương, mức độ thất nghiệp... hay các yếu tố về ổn định chính trị - xã hội đều có thề ảnh hưởng tới công tác tạo động lực cho người lao động trong các tổ chức. Chẳng hạn, khi nền kinh tế đang lâm vào thời kỳ suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, phần lớn người lao động sè phải cố gắng làm việc với động cơ giữ được việc làm, còn tổ chức buộc phải có những chính sách bảo đảm sự ổn định công việc và thu nhập cho người lao động nếu như muốn khắc phục tâm trạng bi quan của người lao động trong bối cảnh kinh tế suy thoái.
- Đặc điểm, cơ cấu của thị trường lao động: Đặc điểm, cơ cấu của thị trường lao động có ảnh hưởng gián tiếp đến việc tạo động lực làm việc trong tồ chức. Nếu thị trường lao động ở tình trạng dư thừa một loại lao động nào đó, những người lao động thuộc loại lao động này làm việc trong tổ chức sẽ cảm thấy thiếu “an toàn” bởi họ cảm nhận được nguy cơ mất việc làm. Cá nhân họ sẽ có động lực lao động cao
hơn với mục đích giữ được việc làm. Ngược lại, khi một loại lao động nào đó khan hiếm, những lao động thuộc nhóm đó sẽ có nhiều cơ hội tìm việc làm với mức thu nhập cao hơn và điều kiện tốt hơn, vì vậy, tố chức buộc phải điều chỉnh chính sách tạo động lực làm việc cho phù hợp để thu hút và giữ chân nhân viên.
- Văn hóa dân tộc, vùng miền: Các cá nhân người lao động sẽ phần nào chịu ảnh hưởng chung bởi văn hóa dân tộc, vãn hóa vùng miền. Khi tập hợp các cá nhân này thành một tổ chức, các cá nhân sẽ mang theo những giá trị này. Sự khác biệt này sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu, tinh thần và thái độ làm việc của người lao động. Do đó, khi xây dựng chính sách quản lý nguồn nhân lực cần phải quan tâm đến khía cạnh giá trị văn hóa và truyền thống dân tộc. Đặc biệt đối với các tổ chức có sự đa dạng về văn hóa.