- Dữ liệu thú' cấp:
+ Các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố, các giáo trình, bài giảng, sách chuyên khảo, các bài viết đãng trên báo, tạp chí chuyên ngành, kỷ yếu hội thảo khoa học, internet, tài liệu nội bộ...
+ Các báo cáo tống hợp, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính của Trung tâm Hội nghị Quốc Gia: Để lấy các số liệu thể hiện tình hình kinh doanh như doanh thu, chi phí, lỗ lãi của doanh nghiệp qua từng năm.
+ Thông tin từ Internet: Các thông tin về tình hình kinh tế, chính trị, luật pháp, thông tin ngành...
4- Các số liệu thu thập được công bố trong các năm từ năm 2016-2020 + Các vãn bản quy phạm pháp luật liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu
- Dữ' liệu sơ cấp:
+ Phỏng vấn sâu
+ Phương pháp sử dụng phiếu điều tra
* Mục tiêu và cơ sở xây dựng bảng hỏi nghiên cứu
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông tin từ việc phỏng vấn thông qua bảng hỏi. Tác giả nghiên cứu ý kiến ngẫu nhiên của cán bộ công nhân viên các bộ phận thuộc Trung tâm Hội nghị Quốc Gia.
Mục tiêu lập bảng hỏi: để lấy ý kiến xác thực của người lao động trong Trung tâm Hội nghị Quốc Gia về tạo động lực cho người lao động để tìm hiểu những hạn chế mà Trung tâm Hội nghị Quốc Gia còn tồn tại làm giảm hiệu quả công việc và nhu cầu, nguyện vọng để có thể thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn.
- . - r
Cơ sở xây dựng câu hỏi: Các tiêu chí đánh giá trong khung lý thuyêt nêu ra ờ Chương 1 cùa luận văn.
* Cấu trúc bảng hỏi
y
Nội dung của bảng hởi được chia làm 3 phân:
Phần I: Thông tin chung về đối tượng khảo sát. Phần này bao gồm những đặc điểm về độ tuổi, giới tính, vị trí làm việc, trình độ chuyến môn...
Phần II: Đo lường mức độ hài lòng với công việc của người lao động. Phần này lấy ý kiến của người lao động về từng khía cạnh tạo động lực làm việc cụ thể như lương, thưởng, phúc lợi, đào tạo, đánh giá thực hiện công việc...
Phần III: Điều tra về nhu cầu, nguyện vọng của người lao động. Phần này lấy ý kiến về nhu cầu, dự định của người lao động,...
* Thang đo
Trong nghiên cứu này loại thang đo được lựa chọn sử dụng là thang đo Likert. Vì lợi ích khá rõ ràng của thang điếm Liker là người được hỏi chỉ quan tâm đến một tính từ cho mỗi hạng mục được hỏi. Hơn nữa, người nghiên cứu có thể đưa ra nhiều vấn đề cho người được hỏi đánh giá mà chỉ cần dùng đến một mẫu bản hỏi câu hỏi duy nhất và đồng loạt.
Cụ thể, trong bản câu hỏi phục vụ cho đề tài này, chúng tôi sử dụng thang điểm Likert với 5 mức: 1= Không đồng ý, 2= ít đồng ý, 3= không có ý kiến rõ ràng, trung lập, trung bình, 4= Khá đồng ý, 5= hoàn toàn đồng ý.
* Phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu
Phương thức chọn mẫu sẽ quyết định tính chính xác của dữ liệu thu thập được có đủ tin cậy để đưa ra kết quả với độ chính xác như mong đợi hay không. Các phần tử trong mẫu điều tra được lựa chọn ngấu nhiên nhưng có phân bổ số lượng tương đối cho các bộ phận trong Công ty.
Kích thước mẫu: 180 mẫu
2.3. Phuong pháp xử lý sô liệu
Có hai dạng thông tin đề tài thu thập là thông tin định lượng và thông tin định tính nên có hai kiểu xử lý thông tin là: xử lý logic đối với thông tin định tính
nghĩa là đưa ra những phán đoán vê bản chât sự kiện thông qua nghiên cứu định tính và xử lý thống kê, toán học đối với thông tin định lượng để xác định xu hướng, diễn biến của hệ thống số liệu thu thập được.
Xử lý thông tin định tính thường dùng để nghiên cứu về hành vi, sự kiện, chức năng tổ chức, môi trường xã hội, phản ứng và các quan hệ kinh tế..các thông tin định tính đã được thu thập qua các phương pháp như: quan sát, phong vấn, thảo
luận, nghiên cứu tài liệu,... sau đó tùy theo nội dung nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích các thông tin trên.
Mục đích của thông tin định tính là đế xây dựng giả thuyết và chứng minh cho giả thuyết đó từ những sự kiện rời rạc đã thu thập đuợc.
Xử lý logic đối với các thông tin định tính là việc đưa ra những phán đoán về bản chât các sự kiện đông thời thê hiện những logic của các sự kiện, các phân hệ trong hệ thống các sự kiện được xem xét.
Tìm hiêu và vận dụng các khung lỷ thuyêt phù hợp đôi với từng câu phân của Trung tâm được đê cập trong đê tài, đê bảo đảm tính nhât quán, khoa học vê quan niệm và cách tiếp cận, phù hợp với xu thế hiện đại.
Tông hợp các tài liệu có săn, gôm các văn bản chính sách, pháp luật và các tài liệu nghiên cứu, khảo sát, số liệu thống kê từ nhiều nguồn...
Phương pháp tiếp cận để phân tích và đánh giá thực trạng cũng như đề xuất các uu tiên và giải pháp trong luận văn này thể hiện ở một số yêu cầu chung.
Xử lý thông tin định lượng là việc thu thập được số liệu từ các tài liệu thống kê hoặc kết quả quan sát, thực nghiệm. Khi nghiên cứu không thể ghi chép các số liệu nguyên thủy vào tài liệu khoa học, mà phải sắp xếp chúng để làm bộc lộ ra các mối liên hệ và xu thế của sự vật. Các số liệu có thể được trình bày dưới nhiều dạng, từ thấp đến cao: Những con số rời rạc, bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị, phân tích chỉ số trung bình.
Các phương pháp và công cụ cụ thể
- Phương pháp phân tích và tông hợp
Đê tài sử dụng phương pháp phân tích và tông hợp là phương pháp chủ yêu để nghiên cứu. Phân tích trước hết là phân chia toàn thể đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, nhừng mặt những yếu tố cấu thành đơn giản hơn đế nghiên cứu, phát hiện ra những thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích tìm ra cái chung khái quát. Từ những kết quả nghiên cún từng mặt, phải tống hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.
Phân tích tống hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chè quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hỉnh thành đối tượng nghiên cứu. Trong tống hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể từ rất nhiều các khía cạnh khác nhau.
- Phương pháp gắn logic với lịch sử
Phương pháp lịch sử đòi hỏi phải nghiên cứu các hiện tượng và quá trình phát triển về hệ thống quản lý viên chức của Trung tâm Hội nghị Quốc Gia qua các giai đoạn trong khoảng thời gian và không gian xác định. Phương pháp logic là quan hệ có tính tất nhiên, nhất định xảy ra khi có tiền đề. Việc nghiên cứu lịch sử sẽ giúp tìm ra logic nội tại của đối tượng và sự nhận thức về cơ cấu nội tại của xã hội làm cho nhận thức về lịch sử trở nên khoa học.• • •
Từ những nội dung, yêu cầu và kết quả của việc sử dụng phương pháp gắn liền logic với lịch sử, đề tài sử dụng phương pháp này nhằm đạt được các mục đích nghiên cứu sau:
Xác định được giai đoạn nghiên cứu hợp lý (giai đoạn từ năm 2016 - 2020) đây là giai đoạn phù hợp với độ dài cùa công trình và tình hình nghiên cứu, là giai đoạn có tính biến động cao đối với quản lý viên chức nói chung và viên chức của Trung tâm Hội nghị Quốc Gia nói riêng.
Xác định được những nhân tô tạo động lực lao động cho nhân viên của Trung tâm.
- Phương pháp trừu tượng hóa khoa học
Trừu tượng hóa khoa học là phương pháp gạt bỏ những cái đơn giản, ngẫu nhiên, tạm thời hoặc tạm gác lại một số nhân tố tác động nào đó nhằm tách ra những cái điển hình, ốn định, vững chắc đề từ đó tìm ra bản chất các hiện tượng và quá trình kinh tế mà ở đó không sử dụng được các yếu tố như các môn khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Mặt khác, bản thân các hiện tượng và quá trình quản lý cũng phức tạp, có nhiều nhân tố tác động đến chúng, nên việc sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học làm cho việc nghiên cứu trở nên đơn giản hơn, nhanh chóng đi đến kết quả hơn.
CHƯƠNG 3. THỤC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỤC LAO ĐỘNG CHO NHÂN• • • • • • VIÊN TẠI TRUNG TÂM HỘI NGHỊ QUỐC GIA
3.1. Tổng quan về Trung tâm Hội nghị Quốc gia
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Trung tâm Hội nghị Quốc gia là một đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Văn phòng Chính phủ được thành lập theo Quyết định số 1819/QĐ-VPCP ngày
25/11/2005 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Văn phòng Chính phủ có các đơn vị sự nghiệp sau:
- Trung tâm Hội nghị 37 Hùng Vương - Trung tâm Hội nghị Quốc tế.
- Trung tâm Hội nghị Quốc gia. - Nhà khách La Thành.
- Hội trường Thống nhất.
Trung tâm Hội nghị Quốc gia có tài khoản, có con dấu riêng trực thuộc Văn phòng Chính phủ, là nơi tố chức các đại hội và hội nghị lớn của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, các hội nghị, hội thảo quốc tế, các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội có ý nghĩa quốc gia và quốc tế. Với nhiều lợi thế về hội trường, phòng họp, sảnh, khuôn viên, giao thông, an ninh, đội ngũ cán bộ... Trung tâm luôn là đích đến của các nhà tố chức những sự kiện tầm cỡ quốc gia và quốc tế.
Nhiệm vụ chủ yếu của Trung tâm Hội nghị Quốc gia là:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trình Bộ trưởng, Chù nhiệm Văn phòng Chinh phủ phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch, dự án, đề án quan trọng của Trung tâm và phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan biên soạn các quy trình về tổ chức hội nghị của Đảng, Nhà nước, các hội nghị trong nước và quốc tế được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.
- Chủ trì, phối họp với các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan bảo đảm bí mật, an ninh, an toàn cho các hoạt động của lãnh đạo Đảng và Nhà nước được tố chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.
- Chủ trì phối hợp với các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan xây dựng quy chế hoạt động và chế độ quản lý tài chính của Trung tâm trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm ký ban hành.
- Tổ chức phục vụ hoạt động đi lại, ăn nghỉ, hội họp tại Trung tâm đối với khách trong nước và quốc tế; cung cấp các dịch vụ có liên quan đến các hoạt động trên theo quy định của pháp luật.
- Được tận dụng cơ sở vật chất, lao động để hoạt động kinh doanh dịch vụ, phục vụ ăn nghỉ cho khách trong nước và quốc tế; cung cấp các dịch vụ có liên quan đến các hoạt động trên theo quy định của pháp luật và thực hiện các hoạt động dịch vụ có thu theo quy chế tài chính phù họp với các quy định của pháp luật, nhằm sử dụng có hiệu quả và tái đầu tư cơ sở vật chất hiện có theo nguyên tắc không ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính trị được giao của Trung tâm.
- Phối họp, trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ về tổ chức hội nghị, hội thảo đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Quản lý, thực hiện các dự án đầu tư và xây dựng được giao theo quy định của pháp luật.
- Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật tỏng việc bảo đảm nâng cấp, chống xuống cấp các hệ thống xây lắp và trang thiết bị kỹ thuật để nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Hội nghị Quốc gia.
- Thực hiện hợp tác quốc tế để nâng cao chất lượng dịch vụ và chất lượng nguồn nhân lực trong các lĩnh vực hoạt động được giao theo quy định của pháp luật.
- Quản lý tô chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương, bồi dường chuyên môn, nghiệp vụ và các chế độ, chính sách đài ngộ, khen thưởng, kỷ luật theo quy định đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc Trung tâm.
- Quản lý, sứ dụng tài sản được giao; kinh phí được cấp và các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyên hạn khác khi được Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm giao.
Trung tâm Hội nghị Quốc gia được sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động để tổ chức các hoạt động dịch vụ có thu để trang trải các khoản chi thường xuyên của bộ máy; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước và Văn phòng Chính phủ. Đồng thời, có kế hoạch cụ thể trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm từng bước đầu tư, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở vật chất của Trung tâm Hội nghị Quốc gia và các cơ sở thành viên, nhằm không ngừng đáp ứng, nâng cao chất lượng phục vụ và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân, viên chức.
Trung tâm Hội nghị Quốc gia nằm trên ngã tư đường Láng - Hòa Lạc và đường Phạm Hùng, được đánh giá là một trong ba trung tâm Hội nghị lớn nhất khu vực Đông Nam Á hiện nay. Là trung tâm đầu tiên và duy nhất của Việt Nam được xây dựng dựa trên công nghệ tiên tiến và hiện đại bậc nhất hiện nay. Trung tâm Hội nghị Quốc gia được coi là một công trình trọng điểm của đất nước, có kiến trúc đẹp, hài hòa, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, vừa hiện đại phù hợp với tiêu chuấn quốc tế, vừa mang đậm tính dân tộc, là biếu tượng về kiến trúc của Việt Nam trong thế kỷ mới.
3.1.2. Đặc điểm về tồ chức, hoạt động:
3.1.2.1. Đặc điểm về tô chức của Trung tâm hội nghị Quốc gia: - Giai đoạn từ tháng 11/2005 đến tháng 5/2008:
Trung tâm Hội nghị Quốc gia là đơn vị trực thuộc Cục Quản trị - Tài vụ cùa Văn phòng Chính phủ theo Quyết định số 1819/QĐ-VPCP ngày 25 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về việc thành lập Trung tâm Hội nghị quốc gia trực thuộc Cục Quản trị - Tài vụ. Giai đoạn này Trung tâm đã từng bước hoàn thành việc xây dựng bộ máy, cơ chế tố chức hoạt động, chế độ quản lý tài chính tạo tiền đề hoạt động cho Trung tâm. Từ nhừng cán bộ đầu tiên do Văn phòng Chính phủ điều động, Trung tâm đã tuyển dụng nhân lực cho các phòng để phục vụ công tác quản lý, vận hành, khai thác Trung tâm.
- Giai đoạn từ tháng 5/2008 đến tháng 4/2013:
Theo quyêt định sô 492/ỌĐ-TTg ngày 5/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ vê các đơn vị sự nghiệp thuộc Văn phòng Chính phủ thì Trung tâm Hội nghị Quốc gia là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Văn phòng Chính phủ.