Bảng 5.1 Kết quả đánh giá nhân tố Phương tiện hữu hình Các biến

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NGHIÊN cứu sự hài LÒNG của SINH VIÊN về CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ THƯ VIỆN tại RƯỜNG đại học DUY tân (Trang 97 - 102)

IV NLPV Năng Lực Phục Vụ

Bảng 5.1 Kết quả đánh giá nhân tố Phương tiện hữu hình Các biến

Các biến Đánh giá trung bình Độ lệch chuẩn

co so vat chat day du(PTHH1) 3.4920 .67807

May tinh dap ung nhu cau(PTHH2) 3.4120 .72965

Toc do duong truyen truy cap(PTHH3) 3.4800 .70112

Nguon tai lieu tai thu vien(PTHH4) 3.6040 .69362

So luong va chung loai(PTHH5) 3.5040 .70139

Chắnh vì vậy, tuy nhân tố phương tiện hữu hình có ảnh hưởng tốt và lớn nhất mà chúng ta khơng làm gì cả, bởi nghĩ nó đã tốt rồi là một sai lầm. Vì vậy để phát huy nhân tố này hơn nữa chúng ta có thể sử dụng các gợi ý sau:

- Cơ sở vật chất như trang thiết bị ở thư viện hiện nay gồm máy tắnh và các phụ kiện như bàn, ghế, đèn, quạt .. thường xuyên kiểm tra,vệ sinh và sửa chữa kịp thời.

- Đổi mới, nâng cấp hệ thống tốc độ đường truyền mạng Internet, máy vi tắnh của hệ thống các phòng đọc, phòng mượn và các phòng máy tắnh. Đặc biệt là lắp đặt mạng Internet cho phòng máy tắnh sinh viên.

- Nguồn tài liệu thường xuyên được cập nhật và đúng chủng loại sách theo từng chuyên ngành như sách, báo, tài liệu phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên.

5.2.2. Gợi ý xuất phát từ Nhân tố Năng lực phục vụ:

Thái độ và năng lực phục vụ của nhân viên thư viện càng cao thì mức độ hài lịng của sinh viên càng tăng. Nhân tố này có hệ số hồi quy β = 0,089; nghĩa là nó có quan hệ đồng biến với mức độ hài lòng của sinh viên. Các biến quan sát là: Ộcán bộ thư viện luôn tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viênỢ, Ộcán bộ thư viện luôn thực hiện chắnh xác trong các nghiệp vụ/ cán bộ thư viện xử lý nhanh các tình huốngỢ, Ộcó đủ kiến thức để giải đáp thỏa đáng thắc mắc của sinh viênỢ. Tuy nhiên, thực tế ở thư viện hiện nay nguồn cán bộ có một số do các phòng ban khác chuyển đến nên thường thiếu chuyên môn nghiệp vụ mặt khác mật độ tiếp xúc với sinh viên của cán bộ thư viện là cao hơn so với các phòng ban khác nên sự mệt mỏi của cán bộ thư viện là khó tránh khỏi vì vậy có thể xảy ra tình trạng trên, bên cạnh đó một phần cũng do ý thức sử dụng thư viện của một số sinh viên còn kém khiến cán bộ của thư viện phải nhắc nhỡ nhiều. Từ đó luận văn có các các ý kiến đề xuất sau đây:

- Nhà trường cần có chương trình đạo tạo nghiệp vụ thư viện hằng năm giúp cán bộ thư viện cập nhật các kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn và tạo điều kiện để nhân viên thư viện có thể tham gia thường xuyên hơn các hội nghị, hội thảo có định hướng, được tạo điều kiện tham quan học hỏi kinh nghiệm của các cơ quan thư viện thơng tin tiên tiến trong và ngồi nước, để nắm bắt xu hướng phát triển của hoạt động thư viện thơng tin theo hướng hiện đại. Khi đó, thủ thư có khả năng đánh giá tình hình, đưa ra các quyết định đúng đắn và kịp thời trong q trình phục vụ. Trong đó nhấn mạnh việc trao đổi viên chức thư viện giữa các trường đại học trong và ngoài nước.

- Cần đề ra các hình thức, quy định thái độ ứng xử của cán bộ đối với sinh viên tại các phịng trong thư viện.

- Cần có các biện pháp xử nặng hơn đối với các sinh viên có ý thức kém. - Đối với sinh viên đầu khố, ngồi việc thư viện trường giới thiệu thơng tin về thư viện thì đồng thời quản lý thư viện cần tổ chức hướng dẫn sinh viên đầu khóa

tìm kiếm thơng tin vì sinh viên đầu khóa mới tham gia mơi trường học tập tại đại học. Hơn nữa thư viện có có thể tổ chức các buổi sinh hoạt tìm kiếm thơng tin theo yêu cầu của sinh viên cũng như cung cấp các dịch vụ mới trong khai thác thông tin.

- Thư viện cũng cần tạo điều kiện thuận tiện hơn nữa trong thời gian tới như: phục vụ tủ nhận sách thứ bảy và chúa nhật, dịch vụ mượn tài liệu qua mạng. Dịch vụ mượn qua mạng sẽ giúp bạn đọc tiết kiệm được thời gian và thuận tiện trong việc mượn tài liệu. Dịch vụ này mở ra rất phù hợp với một thư viện hiện đại và mang lại những lợi ắch nhất định cho người dùng thư viện, giúp thư viện ngày càng thu hút bạn đọc đến với thư viện nhiều hơn.

Bảng 5.2. Kết quả đánh giá nhân tố Năng lực phục vụ

Các biến Đánh giá trung bình Độ lệch chuẩn

CB thu vien luon than thien va tao dieu kien thuan loi

cho SV(NLPV2) 3.0200 .79380

CB Thu vien luon thuc hien chinh xac(NLPV3) 3.1200 .81748

CB co du kien thuc giai dap(NLPV4) 3.3480 .80342

5.2.3. Gợi ý xuất phát từ Nhân tố Đáp ứng:

Kết quả hồi quy cho thấy nhân tố sự đáp ứng có mức độ ảnh hưởng lớn thứ ba trong các nhân tố hồi quy. Điều đó chứng tỏ sinh viên cảm thấy hài lịng với sự phong phú và đa dạng của nguồn tài liệu; cảm thấy hài lòng với việc được cập nhật thường xuyên, được sử dụng tài liệu mới thường xuyên; nguồn tài liệu đáp ứng được chuyên ngành và phù hợp với nội dung học tập và nghiên cứu; tài liệu được bảo quản tốt và sinh viên luôn được đáp ứng đầy đủ tài liệu theo yêu cầu. Tuy nhiên, để tăng sự hài lòng của sinh viên hơn nữa trong việc sử dụng dịch vụ thư viện, nhà trường nói chung và thư viện trường Đại học Duy Tân cần thực hiện các biện pháp sau:

- Xây dựng quy trình làm việc chặt chẽ giữa các phịng ban, chức năng thể hiện rõ nhiệm vụ của từng bộ phận.

- Nâng cao sự gắng kết giữa giáo viên trong nhà trường với thư viện. Việc nâng cao sự gắn kết giữa giáo viên với thư viện mục đắch sẽ giúp cho việc lên kế hoạch mua sách, báo và các thiết bị liên quan đến việc học và nghiên cứu của sinh viên từng chuyên ngành cụ thể một cách chắnh xác nhất về nội dung và kiến thức mới. Việc nhận được sự hỗ trợ từ các giáo viên chuyên ngành sẽ giúp cho thư viện đặt mua những tài liệu được xuất bản mới nhất, những quyển sách có giá trị chun mơn cao và phù hợp với nội dung mà giáo viên truyền đạt.

- Có chắnh sách đầu tư thiết bị hỗ trợ lưu trữ tài liệu một cách phù hợp với nhu cầu của thư viện cũng như hỗ trợ việc bảo quản sách một cách tốt nhất. Bên cạnh đó cần có kế hoạch cập nhật thường xuyên các tài liệu chuyên ngành để sinh viên ln có cơ hội tiếp cận với các kiến thức mới.

- Cần có sự liên hệ mật thiết giữa các khoa, phòng ban với thư viện. Việc liên hệ mật thiết này giúp cho thư viện bên cạnh nắm được đúng chủng loại sách theo từng chuyên ngành mà còn giúp cho thư viện bổ sung thêm sách theo đúng số lượng sinh viên tăng lên. Điều này sẽ góp phần rất lớn trong việc tiết kiệm ngân sách đầu tư cho tài liệu học tập của nhà trường. Đó là một trong những cách giúp cho việc cung cấp tài liệu học tập của sinh viên đúng về chất lượng và đủ về số lượng.

- Thư viện cần tăng cường cập nhật sách, báo, tài liệu phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên. Tăng thời gian hoạt động của thư viện nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên.

- Thủ thư thường xuyên kiểm tra, quan sát và đưa các địa chỉ trang web của thư viện lên trên cửa sổ máy tắnh, cách hướng dẫn tra cứu tài liệu để giúp cho bạn đọc tìn kiếm và tra cứu một cách dễ dàng.

Bảng 5.3. Kết quả đánh giá nhân tố Đáp ứng

trung

bình chuẩn

Thoi gian hoat dong cua thu vien rat thuan tien(DU1) 3.8280 .69306 So luong sach, giao trinh day du(DU2) 3.5160 .79263 Sinh Vien luon nhan duoc ho tro cua Nhan vien(DU3) 3.5600 .78028

5.2.4. Gợi ý xuất phát từ Nhân tố độ tin cậy

Sau khi hồi quy thì biến độ tin cậy có hệ số β=0,048. Yếu tố an tồn có ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên nếu thư viện bảo đảm được yếu tố này thì sinh viên sẽ hài lịng hơn và ngược lại. Nhìn chung mức độ hài lịng của sinh viên đối với yếu tố này không cao lắm. Do vậy thư viện cần phải chú trọng hơn đến yếu tố an toàn của sinh viên khi đến với thư viện. Câu hỏi cho nhân tố này bao gồm mức độ đồng ý của bạn đối với các ý sau như ỘQuy trình làm thẻ và mượn Ờ trả - gia hạn sách đơn giản, nhanh chóngỢ; ỘMức phạt khi vi phạm nội quy thư viện hợp lýỢ, cũng như ỘTắnh hữu dụng của tài nguyên thư viện sốỢ như thế nào? Thì hầu như kết quả cho ở mức trung bình. Từ hiện trạng này ở thư viện cần thực hiện những biện pháp sau để tăng sự hài lòng cho sinh viên khi đến sử dụng dịch vụ tại thư viện như: - Thông tin tư vấn và cung cấp cho sinh viên phải được xem xét cẩn thận, nắm rõ trước khi công bố cho sinh viên cũng như giải thắch, giải đáp cho sinh viên. Tránh tình trạng thơng tin thiếu chắnh xác, chồng chéo làm cho sinh viên không hiểu hết hoặc hiểu nhầm dẫn đến việc sử dụng dịch vụ thư viện không đúng hoặc không đầy đủ.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động một cách có khoa học và chi tiết. Đây chắnh là một trong những chi tiết tạo nên sự tin cậy của sinh viên đối với các dịch vụ thư viện. Bởi việc cung cấp các thông tin của thư viện một cách chắnh xác, nhanh nhất và đầy đủ nhất đến với sinh viên sẽ tạo cho sinh viên có cảm giác được hưởng các dịch vụ chuyên nghiệp và độ chắnh xác cao. Muốn làm được điều đó thì việc xây dựng kế hoạch hoạt động thật chi tiết và cụ thể cho thư viện là điều không thể thiếu. Việc xây dựng kế hoạch hoạt động chi tiết và cụ thể cũng giúp cho việc cập nhật tài

liệu chuyên khảo cho sinh viên một cách đầy đủ và đúng với nhu cầu của sinh viên, đồng thời tiết kiệm được rất nhiều chi phắ.

- Thư viện số (Tắnh hữu dụng của tài nguyên thư viện số) là thành phần quan

trọng ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên nhưng chỉ được sinh viên đánh giá ở mức trung bình. Do đó, thư viện Trường cần cải thiện Thư viện số của trường để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao, nâng cao chất lượng phục vụ thông qua các hoạt động của thư viện. Hay nói cách khác thư viện số phải được giới thiệu rộng rãi và được hướng dẫn cụ thể và chi tiết đến sinh viên để giúp cho họ dễ dàng tìm thấy và truy cập nhanh chóng.

- Thư viện tạo phần mềm ứng dụng tự động thông qua hệ thống phần mềm thư viện khi bạn đọc đăng ký tham gia mượn trả sách thông báo hoặc nhắc nhở qua mail về việc sách quá hạn và gia hạn sách tự động.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NGHIÊN cứu sự hài LÒNG của SINH VIÊN về CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ THƯ VIỆN tại RƯỜNG đại học DUY tân (Trang 97 - 102)