IV NLPV Năng Lực Phục Vụ
Bảng 5.4 Kết quả đánh giá nhân tố Tin cậy
Các biến Đánh giá trung bình Độ lệch chuẩn
Qui trinh muon the nhanh chong (TC2) 3.3000 .60287
Muc phat khi vi pham noi qui(TC3) 3.3240 .81343
Tinh Huu dung cua tai nguyen thu vien so (TC5) 3.3520 .69717
5.3. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO5.3.1. Hạn chế 5.3.1. Hạn chế
Với những kết quả đạt được, luận văn đã phác thảo bức tranh tổng quát về sự hài lòng về chất lượng dịch vụ thư viện của sinh viên đối với trường đại học Duy Tân và đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thư viện. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy luận văn còn một số hạn chế sau:
- Thang đo lường các khái niệm nghiên cứu được tác giả xây dựng dựa sự trên các lý thuyết đã có và tham khảo các nghiên cứu đi trước. Tuy nhiên, với trình độ và khả năng có hạn của tác giả, chắc chắn thang đo lường này cần thiết phải được xem xét thêm và thực hiện trên nhiều nghiên cứu khác để có thể khẳng định chắnh xác độ tin cậy của thang đo.
- Do điều kiện thực tế nên tác giả lựa chọn phương pháp lấy mẫu phi xác suất dẫn tới tắnh đại diện của mẫu kém. Nhiều sinh viên cho rằng trả lời bảng câu hỏi khảo sát khơng mang lại lợi ắch gì cho họ nên nhiều người miễn cưỡng trả lời những câu hỏi đặt ra trong bảng khảo sát.
Mơ hình và thang đo chất lượng SERVPERF được phát triển để nghiên cứu chất lượng của dịch vụ chung, không xét đến yếu tố đặc thù của từng loại dịch vụ riêng biệt. Việc áp dụng mơ hình và thang đo này trong nghiên cứu chất lượng dịch vụ thư viện sẽ bỏ sót các đặc thù riêng của loại dịch vụ này, dẫn đến kết quả nghiên cứu không phản ánh đầy đủ các yếu tố chất lượng có liên quan.
Phiếu điều tra được thiết kế trong nghiên cứu tập trung nhiều vào đánh giá thực trạng mà chưa chú trọng đến phát hiện nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trong diễn giải, phân tắch số liệu nghiên cứu và đề xuất giải pháp giải quyết.
Nghiên cứu chỉ tiến hành trong nội bộ trường (đối với các sinh viên đang theo học, chưa thể tiến hành khảo sát đối với những sinh viên đã tốt nghiệp) và số lượng khảo sát chỉ chiếm 7% tổng số sinh viên nên độ chắnh xác chưa cao.
Nguyên nhân của những hạn chế này, ngồi yếu tố khách quan đã trình bày ở trên, cịn có ngun nhân chủ quan chưa tiếp cận tài liệu đầy đủ trong quá trình thiết kế nghiên cứu, kinh nghiệm thiết kế phiếu điều tra chưa nhiều dẫn đến những thiếu sót trong xây dựng phiếu điều tra phục vụ thu thập dữ liệu nghiên cứu.
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo
Từ kết quả đạt được và hạn chế đã nêu, tác giả dự kiến về hướng nghiên cứu tiếp theo trong nghiên cứu đánh giá chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của sinh viên
đối với chất lượng dịch vụ thư viện như sau:
- Nghiên cứu xây dựng mơ hình lý thuyết và thang đo riêng để đánh giá chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ thư viện thay vì sử dụng mơ hình và thang đo chung cho tất cả các loại hình dịch vụ như đa số các nghiên cứu hiện nay.
- Trong giới hạn về thời gian, kinh phắ, nhân lực, công cụ hỗ trợ,... nghiên cứu được thực hiện thông qua phương pháp lấy mẫu thuận tiện để khảo sát thu thập dữ liệu phân tắch nên không thu thập được tất cả ý kiến của các nhóm đối tượng sinh viên khác nhau. Phạm vi lấy mẫu chủ yếu là các học viên đang trong quá trình học tập tại trường nên việc lấy mẫu được thực hiện có tắnh đại diện chưa cao. Việc chọn mẫu được tiến hành theo phương pháp phi xác suất (Phương pháp lấy mẫu thuận tiện) với kắch thước mẫu chưa nhiều (250 khảo sát), nên những đánh giá chủ quan của các nhóm đối tượng khảo sát có thể làm lệch kết quả nghiên cứu. Do đó, nghiên cứu tiếp theo có thể thực hiện với kắch thước mẫu lớn hơn, chọn mẫu theo xác suất và có phân lớp đối tượng để tăng tắnh khái quát cho nghiên cứu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5
Trong chương 5 tác giả đã tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề tài trên cơ sở đề xuất 4 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học viên về chất lượng dịch vụ đào tạo của trường đại học Duy Tân.
Tác giả đã mạnh dạn đề xuất, gợi mở những hàm ý chắnh sách cho Lãnh đạo Thư viện nhằm mục đắch tăng cường sự thỏa mãn, sự hài lòng cao nhất cho sinh viên. Chương 4 cũng nêu những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.
KẾT LUẬN
Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động của các nhân tố đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện của Trường Đại học Duy Tân. Vấn đề xác định được một số nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên mang lại một số ý nghĩa thực tiễn cho lãnh đạo trường, tạo cơ sở giúp cho thư viện trường hiểu rõ hơn về các nhân tố tác động đến sự hài lịng của sinh viên. Từ đó đề ra những kiến nghị và giải pháp thiết thực đối với các bên liên quan.
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài, do sự hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên luận văn của tôi chắc chắn khơng tránh khỏi những sai sót và hạn chế.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn đã tận tình chỉ dạy cho tơi các vấn đề mang tắnh chuyên môn, học thuật và dành thời gian sửa những sai sót trong đề tài nghiên cứu của tơi, giúp tơi có cách nhìn hồn thiện hơn về các vấn đề trong phạm vi nghiên cứu của mình.