Trong nghiên cứu của chúng tôi, không có tr−ờng hợp nào tử vong trong và sau phẫu thuật. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng giống kết quả nghiên cứu của các tác giả trong n−ớc [3] [41] [69] và một số tác giả n−ớc ngoài [70] [99]. Theo nghiên cứu của Abrahm [47], trong 12 nghiên cứu ngẫu nhiên với 2512 tr−ờng hợp đã cho rằng tỷ lệ tử vong của mổ nội soi thấp hơn so với mổ mở.
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, không có tai biến trong mổ. Có 17/72 bệnh nhân có biến chứng chiếm 23,6%, trong đó có 2 bệnh nhân chảy
máu sau mổ, 1 bệnh nhân đ−ợc truyền 2 đơn vị máu sau đó ổn định ra viện, bệnh nhân thứ 2 phát hiện chảy máu sau mổ tr−ớc 6h đ−ợc mổ nội soi lại cầm máu. 2 bệnh nhân bị rò miệng nối chiếm 2,8%, tỷ lệ này cũng t−ơng tự với nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Bắc và cộng sự là 1,8%, theo Triệu Triều D−ơng và Nguyễn Minh Hải tỷ lệ này là 0%. Một số nghiên cứu của các tác giả n−ớc ngoài cũng cho kết quả t−ơng tự: nh− với Yamamoto tỷ lệ này là 2,8% [95], Lechaux là 2% [103]. Qua đó, cho thấy cần chú ý trong quá trình bóc tách và giải phóng TT, cầm máu tốt để tránh biến chứng sau mổ. Cũng nh− việc kiểm tra miệng nối để tránh rò miệng nối. Miệng nối phải đảm bảo kín, không căng và nuôi d−ỡng tốt. Trong tr−ờng hợp cần thiết phải đ−a hồi tràng ra ngoài làm mở thông hồi tràng toàn bộ ở hố chậu phải để bảo vệ miệng nối và đóng lại sau 8 tuần nếu miệng nối đại tràng-hậu môn liền tốt.
Kết qua nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ là 11%, cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Bắc (1,8%) [3], nh−ng thấp hơn so với nghiên cứu của Triệu Triều D−ơng (15,4%) [7]. Theo Lechaux, tỷ lệ này là 8% [103], Polliand là 5,5% [104]. Đặc biệt là thấp hơn đáng kể so với mổ mở: theo Nguyễn Hữu −ớc tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ là khá cao là 30,6%, có thể do tác giả nghiên cứu vào những năm 1990 nên điều kiện vô trùng không đ−ợc tốt [46]. Theo nghiên cứu của Hong và cộng sự, tỷ lệ nhiễm trùng giữa hai nhóm mổ nội soi và mổ mở lần l−ợt là 4% và 8,8% [63].
2 bệnh nhân chảy máu miệng nối sau mổ chiếm 2,8%, đ−ợc điều trị bằng bơm rửa miệng nối bằng Betadin, 1 bệnh nhân đ−ợc truyền 2 đơn vị máu kết quả đều ổn định ra viện.
2 bệnh nhân (2,8%) áp xe trong ổ bụng do tắc ống dẫn l−u, sau khi đ−ợc hút liên tục và làm thông ống dẫn l−u bệnh nhân ổn định ra viện.
1 bệnh nhân tắc ruột sau mổ. Nguyên nhân tắc ruột là do quai ruột chui vào lỗ phúc mạc tiểu khung, sau khi giải phóng quai ruột qua lỗ thoát vị trình
bày ở trên, lỗ thoát vị đ−ợc khâu kín lại, không phải cắt ruột và bệnh nhân phục hồi tốt sau mổ.